Khiemnguyen

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Công luận và công chúng báo chí

(NGUYỄN BÙI KHIÊM) Nhiều người đọc nhiều sách bị say sách, say nặng thì người ta gọi là ngộ độc chữ, đọc sách mà vất vả mất ăn mất ngủ đến toát mồ hôi thì gọi là phu chữ. Tôi có một ông bạn là tiến sỹ luật tự nhận mình là phu chữ, là cách khoe khéo rằng không phải hạng ngồi mát ăn bát vàng đâu mà thực ra đang lao động chữ nghĩa, mệt đến mức tưởng mình như cửu vạn, như phu phen tạp dịch hầu hạ chữ nghĩa mông lung. Âu cũng là cách nói của dân có chữ, rằng các cụ xưa chở đạo là gì thì chịu, nhưng giờ làm phu phen cho câu chữ há chẳng phải là sự tự hào một cách khó che đậy. Tự hào về mình là chuyện tự nhiên như như người điên trong công viên mà. Thế mới biết lắm chữ nhưng mang vác và phơi ra cho người khác thấy và cảm là điều rất khó. Bởi lẽ, nếu ông coi ông đang quảy hai bồ sách đã là khủng rồi, ông lại ngông hơn khi hình dung mình là cửu vạn sách và chữ ngữ nghĩa... Ssách hay tri thức là của chung nhân loại, tuy không phải là thứ tự do nhưng cũng không phải là thứ bị hạn chế nhiều nếu bạn biết cách (có câu cho mượn sách đã ngu rồi, thằng mượn lại đem trả còn ngu hơn..." đấy cũng là một cách. Nói như vậy để xác định cho rõ tròn mối quan hệ giữa thằng viết sách và đọc sách thì ta phải nghiên cứu những giói thuyết nao? Giới định nào... Thực tế cho thấy, nghiên cứu cái gì càng bé càng to, tức là nhỏ bé nhưng thiết thực chứ không bạn lại bảo càng to càng bé là con cua, lại tưởng ông đang đặt ra vấn đề nghiên cứu cua... Nếu bạn viết báo, đăng bài, lúc đó sản phẩm báo chí ấy khồng phải là của bạn nữa mà là của đài, của báo, hay của web...  gọi chung là cơ quan Công luận, sản phẩm ấy từ ý kiến cá nhân bạn đã thành công luận, tiếng nói của bạn đã được gắn vào mồm kẻ khác. Vậy người tiếp nhận thông tin là ai, là những cá nhân mê tivi hơn nhiều thứ khác, kể cả những thứ mà em tưởng em thích nhất cũng không hẳn như thế đâu. Nhưng cũng giống như vế bên kia, bên này em cũng bị đẩy ra khỏi cái tôi cá nhân huyền hoặc để được gắn với cái tên Công chúng. Một cặp bài trùng Công luận - Công chúng. Ông viết bài ăn tiền đấy là việc của ông, việc ông kiếm tiền để sống là chuyện của bất cứ ai, bất cứ thời nào. Lao động trước hết là để kiếm cơm, kẻ sang thì nói là có thực mới vực được đạo, người hèn hơn thì nghĩ dĩ thực vi thiên, trời đất đâu không biết thôi cứ lấy ăn làm trời đã. Nhưng chết nỗi cái sự kiếm tiền của ông, phục vụ lợi ích và mưu cầu của ông không biết đứa nào đểu thế lại nghĩ rằng đó là việc công. Vậy giới thuyết Công là gì? Công không biết tiếng Tàu là gì, nhưng tiếng Tây là public, là công chúng, là nhân dân, cán bộ là người làm việc công tức là làm việc cho nhân dân. Cán bộ là công bộc... nghĩa là người phục vụ nhân dân. Nhà nước dân chủ là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nên phận sự của ông cán bộ đã ăn lương do nhân dân trả rồi thì phải báo đáp lại, phụng sự lại là chuyện đương nhiên chứ không phải một danh phận gì ghê gớm. Nói đi lại nói lại, vậy Công luận là gì? Nếu theo phân tích ý nghía như trên thì công luận phải là ý kiến, dư luận của số đông quần chúng nhân dân chứ không phải là quan điểm của cơ quan báo chí. Đành rằng, báo chí cho dù là của nhà nước hay của tư nhân (nói vậy vì trên thực tế có nhiều tư nhân núp bóng để làm báo) thì xét đến cùng nhiệm vụ của nó vẫn là phản chiếu thực tế xã hội, hướng đến xã hội, thực chất là hướng đến công chúng nên tiếng nói của báo chí phản ánh tâm tư của xã hội, của công chúng và gọi là công luận cũng được. Vấn đề là, nhiều tác phẩm báo chí thuàn tuý chỉ là thiên kiến cá nhân của nhà báo hoặc tác phảm đó là hàng đặt bởi ai đó, bị giật dây bởi một thế lực nào đó hòng mưu cầulợi ích. Trường hợp này có thể gọi là công luận được không? Chắc chắn là không, nhưng thực tế nó vẫn xảy ra và thành phổ biến. Chữ Tư hoá thành chữ Công là thế. Có khi chỉ do một sự không vừa ý của một cá nhân nào đó trong làng báo, mà một sự kiện bị đẩy lên thành khủng hoảng khi mà cá nhân đó rủ rê đồng nghiệp "đánh hội đồng". Việc này sai đúng là chuyện khác, nhưng về mặt đạo đức nghề nghiệp rõ ràng là có vấn đề. Báo chí, vô hình đã thành công cụ để một số người lũng đoạn thoả mãn sự ích kỷ của mình nhân danh công luận. Nhiều sự kiện văn hoá đã sụp đổ vì thói nghề này (còn tiếp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét