Khiemnguyen

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Học nghiệp và thực nghiệp chia làm hai phái - một tâm lý lầm lỗi của học giới nước ta



Bài sưu tầm đầu năm 2015, Up lên đây, ngõ hầu muốn gửi đến các bạn hiểu được quan điểm của báo chí Việt Nam gần 100 năm trước về sự học hành. Đây là vấn đề không mới, nhưng vấn đề các cụ đã nêu lên từ trước dường như vẫn nguyên giá trị. Sự nghiệp giáo dục nên hướng đến chuyện học nghiệp hay thực nghiệp? Trên hồ sơ lý lịch, khi các bạn khai về phần học vấn, đã bao giờ bạn tự đặt dấu hỏi vậy học vấn là cái gì chay chưa?

Thế nào là học? Và:
Học để làm gì?
Hai câu hỏi ấy xem chừng không gì bình thường và rõ rệt bằng, vậy mà xưa nay chưa hề thấy có ai trả lời được một cách đích xác và gẫy gọn.
Người ta cứ yên trí rằng, đi học nghĩa là cắp sách đến nhà trường rồi nghêu ngao những chữ chi, hồ, dã, giả hay là a, b, c, d v.v..., cho nên, với câu hỏi trên, không còn ai nghĩ rằng cần phải giải thích .
Với câu hỏi thứ hai, người ta chĩ trả lời một cách lờ mờ: Tôi đi học để tr nên tài, hay là: Tôi đi học để làm người.
Cố nhiên, nên tài và làm người, vẫn là mục đích của việc học. Nhưng mà gọi là “tài” và “người” đố chẳng qua theo một tập quán sùng thượng của người đời không lấy gì làm nhất định. Cũng có thứ tài mà vô dụng, cũng có người đời nay khen mà đời khác chê. Nếu sự học chẳng phải liên lạc trực tiếp với vấn đề nhân sinh thì giá trị của nó rất đáng ngờ.
Người mình lâu nay vì quan niệm đối với việc học không rõ rệt, nên kiến giải thành ra cũng theo đó mà lờ mờ.
Cổ nhân có những danh từ rất vắn tắt mà ý nghĩa có thường khi lại rất dồi dào và đích xác, đủ giải thích những vấn đề rất khó khăn, ây là nhưng điu mà chúng ta không nên vô ý bỏ qua.
Chữ “học” ta thường thấy nó đi kèm theo với chữ “vấn” hay chữ “hành”, tự thường tình mà xem, nó chỉ là một chữ rất tầm thường. Không biết rằng đặt nên những danh từ ấy, cồ nhân thực đã phí hết vô số là tâm tư, não trí, muốn dùng một chữ thứ hai để thay thế, quyết không thể có.
Chữ “vấn” và chữ “hành” là để cắt nghĩa chữ học, tức là để trả lời hai câu hỏi trên, Chỉ có hai chữ ấy mới trả lời được một cách rõ rệt đích xác, thế mà người ta đã vì vô tình mà không hiểu cái thâm ý ấy. Thế nào gọi là học? Học nghĩa là vấn, (hỏi) nói rõ hơn một tí, nghĩa là học, học là hỏi để bắt chước những điều mình chưa biết.
Học để làm gì? Học để mà hành (làm), nói rõ hơn một tí, nghĩa là học để làm những việc có ích mà mình đã bắt chước được.
Ấy thế, giả nhời hai câu hỏi trên, như thế thực là xác tạc. Tuy nhiên hai chữ “hỏi” và “làm” đó nhiều vẫn có thể hiểu lầm. Bởi vậy ý chúng tôi muốn giải rộng ra theo như cái dụng ý nguyên thuỷ của nó.
Theo cái dụng ý nguyên thuỷ mà mọi người đều có thể tưởng tượng mà hiểu thì việc học chẳng gì khác là một sự bắt chước. Phàm là một người trí lực chưa nói có hơn hay kém mà một sự hơn rất rõ rệt ai cũng phải công nhận ấy là sự lịch duyệt. Ở đời tất phải nhờ sự lịch duyệt ấy mới sống nổi. Kể ra thì trải qua một cuộc đời, mỗi người đều có thể kiếm được sự lịch duyệt ấy cả. Có điều để cho ai nấy tự lịch duyệt lấy thì sự thành công tất chậm, mà có khi đủ lịch duyệt thì đời người đã trở nên già nua vô dụng rồi. Ấy thế cho nên, điều tiện lợi hơn hết là đem sự lịch duyệt của người trước dạy cho người sau. Năm mười người trẻ quây quần bên một người lớn, hòi và bắt chước những điều người lớn ấy đã lịch duyệt hơn mình, có khi lại gom góp sự lịch duyệt của năm mười đời trước mà bắt chước. Như vậy thành ra hạng trẻ con chưa phải trải qua gì cả mà đã có một nền lịch duyệt đầy đủ. Có những trường hợp chính những người lớn ấy cũng không thể nhớ hết mọi sự lịch duyệt, nên người ta phải biên chép vào sách vở để nhớ mà dạy cho người sau.
Ẩy, tất cả lý do cùa sự học là ch có thế.
Theo lý do ấy, viết chữ và đọc sách là học, mà cầm cái cậy hay vác cái búa, hay bắt cứ tập làm một việc gì, đều là học cả. Người ta học làm quan hay học để cày, để buôn, tóm lại để mà sống cả, nguyên không có gì là khác nhau. Sự nhu cầu của loài người ngày một phức tạp thêm, trừ cơm áo nhà cửa ra, người ta lại còn muốn có cương thường, muốn có chính trị. Có văn thơ, âm nhạc này khác cho cái sống nó có ý vị thêm. Cách sống đã nhiều thì sự lịch duyệt do đó cũng phải nhiều, thành thế ra sự bắt chước, hay là sự học, cũng vì thế mà phức tạp thêm. Một người không thể học hết tất cả sự lịch duyệt nên phải chia ra từng môn mà bât chước. Tuy vậy mục đích của nó đều là lấy sự sống làm cứu cánh, thì không ai có quyền nói rằng, sự học nọ là quý trọng hơn sự học kia.
Điều ta phải nhận biết ià sở dĩ phải bắt chước những sự lịch duyệt ấy là cốt để thi hành trong cuộc đời của mình, thi hành một cách có ích cho mình hay có ích cho nhân quần xã hội. Bởi cái lẽ ấy học cần nhất là phải hành, hành cần nhất là phải làm những việc thực dụng có ích. Không được thế, việc học không còn cái tính cách thực tại của nó.
Sở dĩ giải thích như thế là vì chúng tôi nhận thấy, đối với việc học, người mình xưa nay có một tâm lý rất sai lầm. Tâm lý ấy hình như nghĩ rằng, việc học là một phương pháp để làm cho người ta cao quý hơn kẻ khác, người đi học cách biệt hẳn với xã hội của những hạng người khác. Bởi lẽ ấy nên người ta đã đi học thì sinh ra khinh rẻ những nghề khác mà không muốn làm. Hơn nữa, tâm lý ấy hình như lại nghĩ rằng việc học là một con đường sinh lý đặc biệt, không liên lạc gì với những nghề khác. Bởi lẽ ấy nên người đã đi học thì dầu là đắc dụng hay thất nghiệp cũng chỉ mơ tưởng những cuộc đời ngoài những nghề thực dụng như nông, công, thương nghiệp.
Kết quả cái tâm lý ấy là việc, bọc với mục đích nhân sinh thành ra không quan hệ gì với nhau, và luôn luôn có cái nạn trí thức thất nghiệp, đang khi mà trong thực nghiệp giới thiếu người gánh vác.
Bắt tay vào việc học người ta liền rẻ dúng việc cầm cái cầy hay vác cái búa. Kỳ thực thì biết nước Pháp có núi Bạch Sơn hay châu Phi có trăm triệu dân thì đã hơn gì người xới nổi luống ruộng hay rèn được cây dao! Ngày xưa với cái học “thi vân tử viết” đã gây nên một hạng người “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Ngày nay nhờ phong trào Âu Mỹ việc học đã có phần quay về thực dụng, mà thực ra thì cái tâm lý sai lầm như nói trên, người mình vẫn không chịu rời bỏ. Chẳng vậy mà người ta nhất định lơ đễnh với việc làm ăn hàng ngày, nếu mà tấp tểnh có tấm bằng sơ học. Tâm lý ấy mà ngày một còn thì, học thuật của người mình dẫu cải cách thế nào vẫn không mong tìm được kết quả tốt như ở nước khác.
Chính phủ Đức trước đây đã có nghị định bắt buộc học trò đại học phải tập làm ở thôn quê hai năm... ấy việc học ở các nước văn minh nó liên lạc mật thiết với việc thực nghiệp là thế.
Chúng tôi mong rằng học giới chúng ta cũng phỏng theo nguyên tắc ấy tẩy trừ chỗ hết cái tâm lý chia việc học với việc thực nghiệp ra làm hai, thì mới mong tiến đến bước phú cường được.

T.
Thời vụ, số 146, 1939

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét