Cảo
thơm lần giở… đọc lại những bài bài báo của các bậc tiền bối cách đây hơn 90
năm mới thấy, các cụ đã có cách nhìn nhận, đánh giá rất cụ thể với quan điểm rõ
ràng về mối quan hệ giữa báo chí và người đọc báo. Xin trân trọng giới thiệu:
CÁI CÁCH QUÝ TRỌNG ĐỘC GIẢ CỦA TỜ BÁO NỌ
Giả sử bọn xẩm
mà có thể viết báo, tất nhiên họ cũng biết tờ báo phải quý trọng độc giả.
Bởi vì nếu
không có độc giả thì báo in ra làm gì? Sống với ai được? Độc giả với báo cũng
như rồng với mây, cá với nước không thể nào mà rời nhau được.
Làm báo phải
quý trọng độc giả, đó là lẽ tất nhiên.
Song, sự quý
trọng ấy cung có nhiều cách, hoặc quý trọng bằng cách chân thành, hoặc quý
trọng bằng cách giả dối, hoặc quý trọng bằng cách khinh bỉ.
Như tờ Phương đông này chưa hề viết thẳng lên báo
cái câu “trọng danh dự của độc giả” bao giờ, nhưng cái ý quý trọng độc giả nó
vẫn lai láng chứa chan ở câu văn nét chữ.
Thật, bạn đọc
nghĩ mà coi, Đông phương không khi
nào đem những tư tưởng hoang đường, văn chương thô bỉ mà công nhiên bày lên mặt báo để mà làm dơ mắt độc giả.
Trái lại, hàng
ngày Đông phương vẫn cống hiến độc
giả bằng những tư tưởng mới mẻ, văn chương thanh tao, cho đến những tin lặt
vặt, Đông phương cũng lựa chọn cẩn
thận.
Ấy cách quý
trọng độc giả của Đông phương thì thế.
Khác hẳn với Đông phương, một tờ báo nọ, ngày ngày la
rằng trọng danh dự của quốc dân, nhưng cái trọng của họ kỳ khôi quá. Bạn đọ của
tờ báo này, chắc không ai đọc tờ báo ấy. Vậy tôi xin nói qua vài cách “trọng
độc giả” của họ.
Lật tờ báo của
họ ra coi, ngoài những thời sự, tiểu thuyết, cũng có tranh vẽ, cũng có truyện
vui, đủ cả lệ bộ.
Họ vẽ cái gì?
Một lũ con gái đêm nằm ngủ truồng, thầy lý đòi vào đóng triện (?). Họ nói
chuyện gì? Quản tiền quản hậu, con vàng, con vện, cu Đị, cu Đề…
Nói tóm lại,
không còn một diều thô tục, ô uế nào mà họ không vẽ, không nói lên báo!
Có phải họ
không biết những cái thô tục, ô uế ấy không phải là tài liệu của tờ báo đâu? Họ
biết lắm! Nhưng ý họ cho rằng: “Độc giả của báo mình thuần là những hạng
nghị quyết thích những món đó, thì mình phải đem những món đó mà dử họ. Cũng
như người ta lấy kẹo mà dử trẻ con vậy”.
Cá trong ao
cũng có con lớn con nhỏ, huống chi độc giả của một tờ báo, dù nhiều dù ít, há
lại không có người thế nọ, kẻ thế kia? Vậy mà họ nhất luật coi làm hạng người
có thể dùng kẹo mà dử! Ôi! Nghĩ mà thương cho độc giả của báo ấy.
Ấy đó, cái
cách “quý trọng độc giả” của họ như vậy đó. Có ai là người muốn họ quý trọng
bằng cách ấy không? Người vô giáo dục thì không biết, chứ người có giáo dục chắc không ai
rẻ mình mà ưa cái kiểu thô tục ô uế ấy.
Đọc đến đây
chắc bạn đọc muốn hỏi cái báo khốn nạn (1) ấy là báo nào?
Thục Điểu
Đông
phương, số 431, 1931
(1) Khốn nạn:
hèn hạ, không còn nhân cách, đáng khinh bỉ, nguyền rủa, không còn ý nghĩa khó
khăn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét