Ca sĩ thị
trường thì hát hò theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường, thị trường muốn nghe
gì thì ca sĩ cố gắng đáp ứng và nên cao thủ hơn thì có thể dẫn dắt nhu cầu và
thị hiếu của thị trường; còn các nghệ sĩ quốc doanh, với đầy đủ ý nghĩa của từ
đó, thực chất là là những con người của cơ chế quan liêu bao cấp. Vậy, hẳn
nhiều người lại đặt ra câu hỏi tại sao có rất nhiều người không thành công,
nhất là những người thuộc nhóm quốc doanh, tức là thuộc các đoàn nghệ thuật của
nhà nước? tại sao doanh thu bán vé của một buổi công diễn của cả đoàn không
bằng một phần thu nhập của ca sỹ thị trường? tại sao họ cũng tài, cũng chuyên
môn, cũng chuyên nghiệp…? Điều này hơi khó để mà trả lời cho nó rành rọt. Chỉ
có thể gò câu đẽo chữ mà lý giả được thôi. Cả nước chuyển mình theo sự đổi mới,
vận hành nền kinh tế xã hội theo nền kinh tế thị trường từ lâu rồi, nhưng cái
ngành nghề tưởng như linh hoạt nhất, tầu hâu nhất ấy lại không chuyển mình kịp,
cứ loanh quanh trong cái cơ chế ấy. Tất cả tại một lỗi chung nhất đó là họ là
một dàn đồng ca khổng lồ, trong dàn đồng ca ấy, mỗi người giữ một nhịp, một
tone, một phách… nhưng có điều chắc chắn là nhiều người không thuộc bài, không
giữ được nhịp và cũng chẳng làm sao cả, vì ai biêt ai hát sai đâu mà lo.
Cái lối hát
của những kẻ không thuộc bài lẩn vào giữa dàn đồng ca để tìm sự an toàn ấy
dường như có mối liên hệ với câu chuyện góp rượu cho làng ở xứ bạch dương. Chuyện
ở một làng nọ, mỗi nhà phải góp một chai rượu nhỏ vào cái thùng rượu lớn ớ giữa
làng, có người tham lam và nghĩ rằng cả làng góp rượu rồi, mình góp một chai
nước lã cũng chẳng sao, chẳng ai biết và cũng chẳng làm thùng rượu của làng
nhạt đi tý nào. Ai đời, hôm tiệc làng, mọi người hoan hỉ múc rượu uống, họ
không uống rượu mà uống nước lã, té ra cả làng đã cùng một suy nghĩ, một thói
tham lam nên ai cũng nộp một chai nước lã. Cả dàn đồng ca không thuộc bài thì
tốt nhất là cứ ư ư, a a, ai cũng
tưởng chỉ mình mình hát sai, thành ra dàn hợp xướng của những kẻ câm phùng mang
trợn má.
Từ thời bao
cấp, đi đâu cũng thấy khẩu hiệu rằng mình
vì mọi người, mọi người vì mình; rằng hãy
để cái ta lên trên cái tôi, cái chúng ta lên trên cái ta… Bất giác nghĩ lại
chuyện dàn hợp xướng của những anh không biết hát chắc chắn lại là hậu duệ của
những khẩu hiệu đầy chất nhân văn ấy. Đọc báo, nghe đài, xem ti vi và tất nhiên
lướt báo mạng, hàng ngày, hàng giờ tiếp nhận nhiều thông tin mà cứ tưởng mình
đang dự một lớp trung cấp chính trị, một buổi nghe nghị quyết. Tưởng thế là vì
toàn là những câu chữ, ngôn từ sặc mùi rượu góp cỗ của làng. Đó là ngôn từ của
dàn hợp xướng vĩ đại. Ông nào cũng chém gió rằng chúng ta phải làm cái nọ, chúng
ta phải cố gắng thực hiện cái kia, chúng ta… bla, bla… Tuyệt đối là chúng ta
nhé, không có cái nào là tôi sẽ làm cái này, anh sẽ phải làm cái kia… Có thuộc
bài đâu mà hát, thôi thì cứ hát điệu hát đồng ca cho nó lành, ai cũng thấy mính
có phần trong đó, an toàn là không ai bị nêu danh trong đó cả, thể mới hay. Hơn
nữa, nói chúng ta là nói các cậu thôi, không phải tớ nhé, cả làng uống rượu
nước lã, bố thằng nào dám kêu, hoặc thằng nào dại kêu thì kêu, chứ bố mày nhất
định éo kêu làm gì….
Tặng các my reader một nhành phượng tím, do Cái bóng ở bài trước thực hiện...
Tặng các my reader một nhành phượng tím, do Cái bóng ở bài trước thực hiện...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét