Rút cái title
với sự so sánh rất vớ vẩn nhưng đương nhiên là có cái lý của nó. Nếu coi sản
phẩm của báo chí truyền thông là dư luận xã hội thì có thể coi dòng thông tin
thống nhất với dư luận xã hội ấy như một dòng nước được chảy qua cái van nước.
Nhà báo là người viết báo, gạn đục khơi trong để cất được một lượng nước và đem
dòng nước ấy tưới mát cho cây cối cuộc đời này thông qua phương tiện truyền tải
(mass media) và được ví như cái van nước vậy. Vậy, chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu
hỏi là cái van có ý nghĩa như thế nào đối với dòng nước? Trả lời ngay là cái
van chẳng có ý nghĩa gì cả, nó chỉ là cái van có khả năng đóng mở, tiết lưu
dòng nước mà thôi. Nếu đã so sánh cái van với phương tiện truyền thông đại
chúng thì chẳng lẽ đài phát thanh, truyền hình, từ báo hay trang báo mạng điện
tử… cũng chỉ là những cái van thôi sao? Chắc chắn là như vậy, nó chỉ là nó mà
thôi. Ai cũng có thể tự so sánh, cai van “đài truyền hình tỉnh” khác gì cái van
“đài truyền hình Trung ương” về mặt công nghệ, trên thực tế, cái van Trung ương
còn bé hơn, lạc hậu hơn không ít cái van địa phương. Vậy nên cái nếu chỉ nhìn
vào sự to hay bé, xịn hay không xịn của cái van thì chẳng có ý nghĩa gì. Vậy
quan trọng nhất là điều gì? Quan trọng nhất là việc người quyết định sử dụng
cái van ấy như thế nào. Cái van không chỉ có chức năng đóng mở mà quan trọng
nhất, quan trọng hàng đầu là chức năng điều tiết. Tùy thuộc vào cánh đồng, nếu
khô hạn thì phải tăng cường tưới nước, ngược lại, nếu đang mưa úng thì khẩn
trương đóng van lại, có khi đóng kỹ luôn. Trong một sự kiện cụ thể người ta có
thể cho phép hoặc không cho phép đưa tin, không cho phép tưới nước và thậm trí
không cho phép khoan giếng luôn. Thế là hết đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét