Khiemnguyen

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Tham nhũng và chống tham nhũng - chuyện xưa viết lại

(Nguyễn Bùi Khiêm) Từ nhiều năm nay, tham nhũng đã và đang trở thành quốc nạn; cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng cũng đã và đang được triển khai nhưng kết quả còn rất hạn chế và còn quá nhiều vấn đề bất cập cả về cơ chế, chính sách, bộ máy và phương thức tổ chức chỉ đạo, tổ chức thực hiện… Cảo thơm lần giở, thấy hơn 80 năm trước người ta đã bàn về vấn đề này và thấy có những điều dường như vẫn còn nguyên giá trị đến tận bây giờ, xin phép được đăng lại toàn văn để giới thiệu với các bạn cùng đọc và suy ngẫm…

TRỪ TỆ THAM NHŨNG
TĂNG LƯƠNG QUAN LẠI VÀ KIỂM SOÁT QUAN LẠI
HAI PHƯƠNG PHÁP ẤY ĐẰNG NÀO HIỆU QUẢ HƠN?

Trước đây lương của quan lại chẳng có bao nhiêu, một viên tri huyện mỗi tháng chỉ được hai quan tiền và hai hộc gạo, một viên tri phủ mỗi tháng được bốn quan tiền bốn hộc gạo mà thôi. Thế mà trong chốn quan trường vẫn giữ được thanh liêm, ít người phạm tội hối lộ. Tới nhay, lương của quan lại đã nhiều gấp trăm ngày trước, mỗi viên tri phủ hạng ba mỗi tháng được 150 đồng, một viên tri phủ hạng nhì mỗi tháng được 180 đồng. Như vậy mà cái nạn hối lộ vẫn có, đủ rõ sự hối lộ không do ở ít lương.

Có người nói, ngày xưa một khác, bây giờ một khác, không thể đem mà so sánh với nhau. Xưa kia vật dụng rẻ rúng, tiêu pha ít ỏi, quan lại tuy ít lương mà vẫn giữ được thanh liêm vì chi dụng đã đủ. Đén bây giờ đồ ăn thức dụng cái gì cũng đắt gấp mấy ngày xưa, số lương không đủ chi tiêu cho nên mới sinh tham nhũng.
Nói vậy thật vô lý. Bây giờ vật dụng đắt hơn ngày xưa thì số lương quan lại cũng đã cao hơn ngày trước nhiều lắm rồi. Nếu quan lại biết giữ đức thanh liêm, số lương của một mình cũng đã đủ cho một nhà phong lưu dư dụng. Xem như một viên thông phán, giáo học cũng cùng bị cái ảnh hưởng đắt đỏ mà sao ít thấy có người mắc tội tham nhũng như các viên quan lại?.
Quan lại sinh ra tham nhũng bởi nhiều cớ:
- Vì dân ta chưa hiểu pháp luật, nếu gặp việc khó khăn đến mình thì muốn đút lót cho nhanh việc, cho khỏi tội nên quan lại mới dễ lấy tiền.
- Vì xã hội ta đương giao thời, học thuật tư tưởng thay đổi, nhiều đạo đức cũ đã bị đánh đổ, đạo đức mới chưa gây dựng nên, cái hồn liêm sỉ đã không còn, cái tệ tham nhũng mới bành trướng.
- Việc giám sát quan laijchwa hoàn hảo, bọn chúng dễ dùng thủ đoạn khôn khéo mà che dấu, vì thế tệ tham nhũng vẫn diễn ra mà ít người biết.
Trừ tệ tham nhũng mà chỉ cách tăng lương, chẳng khác gì công nhận sự hối lộ là vô tội. Muốn trừ tệ tham nhũng phải dùng ngay hai cách:
- Phải đưa quyền giám sát quan lại thật sự giao lại cho dân, các hội viên hàng huyện, hàng tỉnh do dân cử có quyền “đàn hạch” (kiếm soát) công việc của quan lại, nếu xét ra việc đàn hạch quả đúng, thì quan lại bị đàn hạch phải chịu trách nhiệm.
- Phải có một bộ thanh tra quan lại hoàn hảo và lớn hơn ngày nay để xoi xét được hết sự ám muội của những quan lại tham nhũng./.
Bắc Hà
Phổ thông, số 131 năm 1930


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét