Khiemnguyen

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Văn học Việt Nam (1900 - 1945) về Ngô Tất Tố (phần 2)


Đọc sách: Văn học Việt Nam 1900 – 1945
(Nhà Xuất bản Giáo dục)

Chương XIII
(1892 - 1954)



III. TIỂU PHẨM VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ
Những người viết báo kỳ cựu nước ta từ những năm 20 của thế kỷ này, không ai có thể quên được cái tên Ngô Tất Tố, một cây bút chiến đấu già dặn và sắc bén, đã một thời tung hoành trên các báo Hà Nội, Sài Gòn. Ngô Tất Tố đã từng tham gia viết Annam tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ tân văn, Phổ thông, Đông Phương, Thực nghiệp, Công dân, Hải Phòng tun báo, Con Ong, Tương lai, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Đông thanh, Trung bắc chủ nhật, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với các biệt hiệu quen thuộc như Thiết Khẩu Nhi, Thục Điểu, Dân chơi, Lộc Hà, Lộc Đỉnh, Thôn Dân, Phó Chi, Ngô Công, Tuệ Nhỡn, Côi Giang, Thuyết Hải, Xuân Trào, Đạm Hiên, Hy Cừ...
Ngô Tất T chuyên sử dụng một loại văn tiểu phẩm để vạch những chuyện chướng tai gai mắt, những chuyện bất công ngang trái trong xã hội cũ. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đứng v mặt thể loại, gần gũi phn nào với tạp văn của Lỗ Tấn đăng đều trên tạp chí Tần thanh niên từ 1918. Loại văn châm biếm này phù hợp với yêu cu kịp thời, gọn nhẹ, súc tích của thể loại văn học chiến đấu trên báo chí hàng ngày, khuổn khổ của nó phù hợp với điu kiện thì giờ của cả người viết lẫn người đọc. Các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố vừa mang tính chất của một bài bình luận thời sự chính trị, bình luận xã hội, nhưng đng thời cũng là một tác phẩm văn học. Do đó nó vừa phải có sức thuyết phục logíc, có căn cứ và lập luận chặt chẽ, vừa phải xây dựng được những hình tượng và có một sức truyền cảm mạnh mẽ, sâu sc đối với người đọc.
Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố dường như làm thành một bộ sử biên niên của xã hội Việt Nam những năm từ trước sau 1930 cho đến hi Đại chiến ln thứ hai. Như một chứng nhân trung thành của thời đại, bằng nghệ thuật tiểu phẩm, Ngô Tất Tố ghi lại cho chúng ta những sự kiện chính trị quan trọng trong nước thời kỳ đó: phong trào Đông Dương đại hội với những cuộc biểu tình rấm rộ đón lao công đại sứ” (hết 395) Godart ở các thành phố Bc Kỳ, phong trào Mặt trận Dân chủ vi những cuộc đấu tranh của báo giới đòi tự do ngôn luận, tự do hội họp, những cuộc đình công khổng lồ của lao động Đông Dương, từ phu phen thuyền thợ cho đến mấy nghìn phu xe Hà Nội để đòi tăng lương, những cuộc biểu tình của nông dân Thanh Hóa và những cuộc nổi dậy phá kho thóc địa chủ của hàng ngàn nông dân Bạc Liêu, Rạch Giá... Ngô Tất T cũng lên án chính sách độc tài của Hítle”, những thủ đoạn chuyên chế của Muýtxôlini và cái thói tàn bạo của bọn quân phiệt Nhật Bản.
Toàn bộ tiểu phẩm của Ngô Tất T làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám, nó đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu quý giá về văn học, sử học, xã hội học, dân tộc học (phong phú nhất là những tài liệu vê nông thôn và nông dân Việt Nam).
Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố cũng là một phòng triển lãm những bức chân dung được phác thảo theo kiểu biếm họa của giai cấp thống trị và những kiểu người điển hình trong xã hội cũ. Ngày nay thanh niên đọc tiểu phẩm của Ngô Tất Tố có thể không biết rõ lý lịch của những tên như Tholance đại nhân, Thủ hiến Bắc Kỳ, Pagès, Thống đốc Nam Kỳ, hiến Hoàng Trọng Phu, Bắc Kỳ nghị trưởng Phạm Huy Lục, Bắc Kỳ nghị trưởng Lê me xừ”, Bùi Quang Chiêu đại nhân, lãnh tụ đảng Lập hiến hữu danh vô hình ở Nam Kỳ và cuối cùng là những nhân vật với những tên dài lòng thòng như dây muống: Hiệp tá đại học sĩ sung Bc Kỳ Phật giáo hội hội trưởng, kiêm Hà Nội Quán Sứ tự trụ trì Nguyễn Năng Quốc đại nhân hoặc Tiên sinh Phạm Quỳnh tức ông chủ nhiệm kiêm ch bút tạp chí Nam Phong, tức ông Tổng thư ký Hội Khai trí tiến đức, tức ông thư ký của Hội đng kinh tế và tài chính Đông Dương, tức người sáng lập ra cái hiến pháp tam giác[1].
Tuy nhiên, điều đó không quan trọng vì tiểu phẩm của Ngô Tất Tố phê phán những nhân vật điển hình trong xã hội thực dân phong kiến chứ không phải là một bộ văn tuyển chửi người nhằm trả thù và thóa mạ cá nhân. Tên của những nhân vật nói trên có thể coi như những danh từ chung chỉ bọn tai to mặt lớn, bọn vẫn xưng là quý tộc thượng lưu đương thời. Lý lịch cá nhân của chúng nhiu khi chúng ta không cn tra cứu, chỉ biết đónhững tài chủ, nghiệp chủ, điền chủ, cùng những danh công đại thương, những quan lại công chức người Pháp giàu có phởn phơ trên cái xứ bờ xôi ruộng mật này”; đó là những người đóng vai ông chủ, từ chủ hm mỏ trở đi, phn nhiều là bậc (hết 396) “ăn chó cả lông, ăn hng cả hột chẳng có khi nào bỗng nhiên vô cớ lại động dại mà tăng lương cho một người nào; đó là những hạng con buôn, ngoài những kẻ buôn thuốc phiện lậu, buôn giấy bạc giả, buôn dân, buôn nước, buôn thị trường, cũng có lm kẻ nghĩ ra nghề buôn tôn giáo mà đại phát tài; đó là những ông dân biểu đương thứ, trên đu treo cái án bốn năm đng đẵng không làm cho dân việc gi mà còn dùng nghị trường làm nơi tranh việc thu khoán, tranh mối hàng buôn, làm chỗ lấy lòng chính phủ để mưu việc tư lợi; đónhững chiếc mặt hội viên thành ph, không phải chỉ để bày cho đủ lệ bộ ở tòa đốc lý”, không như những mặt nạ ở rạp Quảng Lạc chỉ để xem chơi cho vui”; đónhững ông không thèm biết chủ nghĩa xã hội là gì nhưng cũng cứ xin vào chi nhánh đảng Xã hội (SFIO) để mượn tiếng tranh cử nghị viên, lường gạt qun chúng. Phường trò ra hề còn phải bôi một lượt nhọ vào mặt chứ họ đóng vai đảng viên Xã hội không hề dính một tý sơn nào của Quốc tế thứ hai. Đó là một s rất lớn cụ lang, ông lang, chú lang, anh lang đu là tổ sư, thánh sư, tiên sư và kỹ sư của nghề bịp, dao cu của mấy thầy chém người như chém ngóe, giết người lấy của xong, các thầy liền mở thêm hiệu xuất thn mã xa, như vậy vừa được lợi tiền bán thuốc, mà họ chết thì thầy lại được cả tiền cho thuê xe đưa họ xuống dưới suối vàng; đó là mấy mụ đàn bà buôn son bán phấn, không chng khống con, bây giờ tuy đã v già hết duyên mà trong nhà cũng vẫn là nơi họp khách năm châu, chiêu người bốn giống", ấy thế mà một bọn nhà nho vô liêm sỉ dám ca ngợi loại đàn bà đócõi tục cốt cách tiên, hiếu hạnh sắc tài Chu thái hậu; người trần tâm tính Phật, nghi dung đức lượng Tống nguyên phi; đó là mấy kẻ làm ngh thuốc hạ bộ xứng đáng treo làm câu đối hai câu Hán tự chng biết Hán, Tây tự đếch biết Tây của ông Tú Xương, mả tổ của hn ch có ống thụt, không có quản bút, ấy thế mà dám táo bạo vác cái bng sơ học yếu lược để theo vợ vào làng báo; cuối cùng đó là những bậc thượng lưu vẫn vui vẻ khuyên vợ cắm sừng lên đầu mình, muốn chóng thăng quan tiến chức còn cố cưới thêm nàng hấu để chuyên giúp mình vào việc đó nữa, hóa ra cái chuyện mọc sừng... chẳng những họ không cho thế là nhục, họ còn lấy thế làm vinh nữa chứ”!
Vũ Trọng Phụng đã từng tập hợp và tố cáo những bộ mặt đểu cáng bịp bợm của lũ công giới và thương giới của bọn quan lại Pháp, Nam, trong cái ấp Tiểu vạn trường thành của Nghị Hách, còn đây Ngô Tất Tố ln lượt điểm danh từng loại một, đóng cho chúng những dấu ấn nguyền rủa muốn đời để mỗi khi chúng ra cửa này vào cửa kia, đeo mặt nạ dở trò đánh tráo lộn sòng thì qun chúng sẽ vạch mặt chỉ trán (hết 397).
Ngay từ đẩu những năm 30, Ngô Tất Tố đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Với khí tiết của nhà nho yêu nước và tiến bộ sống gần qun chúng, với trí tuệ sc sảo và nhiệt tình chiến đấu của một ngòi bút châm biếm, Ngô Tất Tố đã tấn công vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên một số vấn đcơ bản, đã vạch trần những chính sách ngu dân, mị dân và mọi thủ đoạn thâm độc nhằm làm cho thanh niên rơi vào tâm lý tự ty dân tộc hoặc dần dn sa vào con đường trụy lạc. Đó là phong trào chấn hưng Phật giáo và truyn bá mê tín dị đoan (Kiu đất ở phố Hàng Trống; Phải hỏi ngôi đền y thờ ông nào đã? Họ lại kiếm ăn vào nám xương khô); phong trào phục cổ, bảo tn quổc túy (Mười năm nữa báo chí Bác Kỳ sẽ cổ động đến thò lò quay đất, Hỡi đồng bào Việt Nam, chúng ta nên vẽ mình cho con cái chúng ta, Cái ngày quốc túy); phong trào Âu hóa”, vui vẻ trẻ trung (Xin nhờ Lơ Muya Cát Tường việc này nữa) - những phong trào cải lương, những thủ đoạn mị dân ở nông thôn và thành thị (Quan tnh Bc Giang dối với ba ngàn ca dân).
Bước sang thời kỳ Mặt trận Dân chủ, nhờ hậu thuẫn phong trào cách mạng của qun chúng và ảnh hưởng của sách báo cộng sản, tư tưởng yêu nước của Ngô Tất Tố nhiều lúc được thể hiện một cách mạnh mẽ, công khai trong các tác phẩm và ngòi bút chiến đấu của ông ngày càng trở nên một vũ khí lợi hại, đánh thẳng vào bọn cướp nước và bán nước. Trước 1936, tư tưỏng yêu nước của nhà văn chỉ được thể hiện một cách gián tiếp qua việc phê phán bọn bi bút nịnh Tây (Quỳnh, Vĩnh), bọn mất gốc (Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phú Khai). Bùi Quang Chiêu đã đặt tên cho tờ báo chữ Pháp của y là Bản xứ diễn đàn (Tribune Indigène)! Ngô Tất Tbình luận: ở trong đất nước mình, nói với người nước mình, mà cũng dùng chữ bản xứ để tặng cho mình hay tặng cho người cùng nước với mình, ấy là ngu dốt (Hai ông Bùi Quang Chiều, Nguyễn Phú Khai chàng phải là hết thảy người Việt Nam). Ông cũng công kích cái thói sùng ngoại, đặt biệt hiệu theo điển tích nước ngoài (Thục Điểu chết), thờ thần cũng ưa thn ngoại quc”, Quan Công có người thờ, Thiển Hậu người thờ, cho đến Mă Viện, Sầm Nghi Đống là kẻ thù với mình mà cũng có người vẫn thờ!(Người Tàu gán cho mẹ Tống Mỹ Linh sang Việt Nam).
Tư tưởng yêu nước của Ngô Tất Tố được thể hiện da diết hơn trong các truyện và tiểu thuyết lịch sử viết vào năm 1935 (Lịch sử Đề Thám, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành tht thủ). Một trong những hạn chế của văn học hiện thực phê phán là không trực tiếp đánh thng vào bọn thực dân cướp nước, kẻ thù số một của dân tộc. Trong những điu kiện mới của thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Ngô Tất T đã phần nào khc phục được hạn chế nói trên. Ông trực tiếp lên án những luận điệu tuyên truyền lừa bịp của bộ máy tuyên (hết 398) truyn thực dân cũng như của lũ bồi bút Quỳnh, Vĩnh v cái gọi là công ơn khai hóa văn minh của nước Đại Pháp đi với dân Annam: Chẳng ai dùng đến chữ đánh chiếm, ngưi ta bảo đó là công cuộc rất nhân đạo của my nước văn minh vì thiên chức mà khai hóa cho những dân tộc dã man... Trăm ln đúng cả trăm. Hễ mà mở miệng trước mặt lũ dân bị chinh phục, mấy ông văn minh không bao giờ quên cái giọng chúa chan nhân nghĩa ấy. Tôi đương thành tâm kính phục cái nhân đạo của mấy ông đó và mun tin rằng ở trên đời này chỉ có cuộc khai hóa, không bao giờ có cuộc đánh chiếm. Thế nhưng tôi vẫn còn phân vân và tự hỏi thầm: Nếu quả như vậy thì ra cái trận Âu châu đại chiến 1914 cũng do mấy ông Nhất-nhĩ-man định khai hóa cho nước Pháp à ?" (Vậy thì Annam cũng phải có thuộc địa chứ). Để che giấu chính sách đàn áp và phân biệt chủng tộc đối với người bản xứ, toàn quyền Brevièr và những tên tư sản mại bản kiểu Bùi Quang Chiêu không ngớt rêu rao khẩu hiệu Pháp - Việt đ huề”, Pháp - Việt hiệp tác thân thiện. Nhưng, theo Ngô Tất Tố, một kẻ nằm trên giường, một người nằm dưới đất,    một kẻ ăn thịt, một người gặm xương thì làm thế nào mà thân thiện được? Dân quê chúng tôi sng trong cảnh u uất, tối tăm, chịu thiếu thốn chật hẹp về công lý, nhân đạo đã quen, nên họ coi những ông Tầy”, công chức của chính phủnhững giống sài lang bạo ngược. Ấy pháp luật và chính trị xứ này đã huấn luyện cho chúng tôi một cái tinh thn đặc biệt ấy!... Hiệp tác sinh ra hiếp tác cũng vì thế! (Hiệp tác hay là hiếp tác). Có lúc Ngô Tất T đã dũng cảm tố cáo cái chính sách cướp đoạt trắng trợn cũng như những thủ đoạn bóc lột dân chúng thuộc địa một cách dã man của chính quyền thực dân. Đông Dương xưa nay vẫn đứng đu trong các việc đóng góp với mẫu quốc về quân phí, về quốc trái, v lạc quyên. Lại những con số xuất cảng, nhập cảng hàng năm cộng nên con số kếch xù. Những quan lại công chức hàng năm biết bao nhiêu gia đình khi nheo nhóc kéo sang, chẳng bao lâu đã phởn phơ kéo vẽ, hành lý kĩu kịt! (Cho no đủ đă). Không chỉ t cáo những thủ đoạn tuyên truyền lừa bịp, ngu dân, mị dân, Ngô Tất T6 còn vạch trn những âm mưu đầu độc bng rượu, thuốc phiện, nhà săm, vi trùng hoa liễu nhằm ru ngủ và làm tê liệt ý chí phản kháng, nhm đy thanh niên vào con đường trụy lạc, nhm đưa một dân tộc đến chỗ diệt vong: Đi với dân tộc dã man đã bị những người văn minh chinh phục, thuốc phiện là một đạo giáo tốt đẹp có th đưa họ đến cõi cực lạc. Đức chúa Phù dung là đấng vạn năng, ngài đủ quyền phép làm cho con chiên của ngài trở nên hạng người từ bi ngoan ngoãn. Bởi thế hết thảy những người tu theo tôn giáo a phiến đu chừa được tội hăng hái, tiến thủ, nhất định để nghĩa vụ loài người đến kiếp sau mới làm. Giả sử đạo giáo ấy mà được lan rộng thì những dân tộc “dã man không bao giờ còn xảy ra chuyện chính trị. Họ sẽ im lặng mà đem nòi giống lên cõi cực lạc để hưởng cái hạnh phúc tịch diệt (Nhà đoan với cuộc phòng thủ Đông Dương) (hết 399).
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ngoài lũ thực dân, Ngô Tất Tố còn đả kích bọn quan lại, địa chủ, tư sản, nghị viên cùng với các tổ chức bịp bợm của chúng như Hội Khai trí tiến đức, Viện dân biểu bù nhỉn, mặt khác, hễ dịp là ông trình bày nỗi thống khổ của dân quê và tìm cách bênh vực những người lao động bị áp bức (Một cái thảm trạng, Cái ăn trong những ngày nước ngập). Những tấn bi kịch ngắn, sinh động trong các tiểu phẩm đã bổ sung cho cái cảnh sưu thuế trong Tt đèn và cái cảnh xôi thịt trong Việc làngTập án cái đình, làm thành một bức toàn cảnh v nông thôn và nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.
Ngô Tất Tố đánh địch bằng một nghệ thuật châm biếm sắc sảo, đậm đà màu sc dân tộc. Khác với tạp văn của Lỗ Tấn giàu chất trữ tình, dường như tự đáy lòng mà viết ra, chan hòa máu và nước mắt, nhiều khi Lỗ Tấn đem bản thân mình ra mổ xẻ trên trang sách; phong cách châm biếm trong tiểu phẩm của Ngồ Tất T là sự kết hợp hài hòa cái thâm thúy của một nhà nho trí thức với cái vui hn hậu, lạc quan, tính chiến đấu mạnh khỏe của văn học dân gian. Biện pháp hình tượng hóa trong văn tiểu phẩm của Ngô Tất T thường là mượn những chuyện sẵn trong sử sách hoặc trong cuộc sống, những phong dao ngạn ngữ hoặc truyn thuyết dân gian để làm nổi bật vấn đề mình định viết. Vốn là một nhà nho nên Ngô Tất Tố hay liên hệ chuyện đời xưa để so sánh với việc hiện nay (ông Thống sứ với trận mưa hôm nọ, Ông Pagie chắc có đọc qua Trang Tử, Băi nưc bọt trên mặt ông tuần phủ, Bộ thuộc địa với anh chàng Đặng Bá Đạo...). Sự so sánh thật đắt đôi khi đã gây một ấn tượng mạnh mẽ vì nó tạo cho tác phẩm một chiều sâu tư tưởng và hình tượng hóa đối tượng đả kích thành một nhân vật văn học quen thuộc vốn xưa nay đã bị người đời nguyền rủa. Bình luận v thái độ quay qut, tráo trở của Phan Trần Chúc, chủ nhiệm tờ Tân Việt Nam, kẻ đã chui vào chi nhánh đảng Xã hội Pháp (SFIO) để tranh cử nghị viên, hô hào anh em thợ thuyền, chị em lao động ri sau đó lại dỗi với chủ nghĩa xã hội mà quay ra quảng cáo cho đế quốc Nhật, Ngô Tất Tố viết: Cái cảm tình của họ đối với qun chúng khi ấy thật chẳng khác gì cảm tình của vợ Chu Mãi Thn đối với chồng khi thấy chồng nghèo mà xin đi lấy người khác. Giả sử đế quốc Nhật nuôi sống được họ thì họ đã đặt qun chúng xuống dưới gót chân từ lâu rổi. Chỉ vì bợ đỡ đế quốc Nhật cũng chng được ăn là bao, cực chẳng đã họ li quay vào mặt thợ thuyn lao động mà hô anh em, chị em.
Ln này qun chúng không những không thưa, lại cho họ những bài học... đáng tỉnh người ra... Thấy cái cảnh hô       không ứng của họ thật cũng đáng thương. Nhưng bát nước đã hắt xuống đất, hót lại sao được! Vợ Chu Mãi Thần ngày xưa, chỉ có thế mà xấu hổ đến phải tự tử (Báo Tân Việt Nam và vợ Chu Mãi Thần).
Trong những bài văn tiểu phẩm, Ngô Tất Tố đã ít nhiều thực hiện được yêu cu điển hình hóa của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Điều cn chú ý là điển hình trong văn tiểu phẩm khác với điển hình trong (hết 400) kịch, truyện vừa, tiểu thuyết, ở đây hình tượng điển hình có khi không nm trong một bài mà phi tập hợp một số bài lại mới thấy được một cách đy đủ. Những cái mà tạp văn của tôi miêu tả thường là một cái mũi, một cái miệng, một sợi lông nhưng hợp li thời cơ h đã thành một hình tượng đẩy đủ ri[2].Trong tiểu phm của Ngô Tất T, những hình tượng của Phạm Huy Lục, Hoàng Trọng Phu, Bùi Quang Chiêu, Phạm Quỳnh, Hítle... là những hình tượng được xây dựng khá công phu: mỗi bài viết dường như tập trung soi sáng nét tiêu biểu nào đó của một tính cách đa dạng và phức tạp.
Lập trường của một người trí thức yêu nước thương dân đã làm cho tiếng cười của Ngô Tất Tố trong văn tiểu phẩm có nội dung xã hội sâu sc, lành mạnh, lạc quan và nói chung, lúc nào cũng nhm trúng đích, bn chính xác vào kẻ thù của dân tộc và của qun chúng bị áp bức, bóc lột. Ngô Tất T là một người trước sau chung thủy với cách mạng. Tuy nhiên, cho đến những năm tin khởi nghĩa, ông vẫn chưa đứng hẳn vào hàng ngũ cách mạng. Ông chưa thấy được lực lượng hùng hậu của phong trào qun chúng, có lúc đưa ra những biện pháp cải lương tư sản, cá biệt, có lúc bị hấp dẫn bởi những sách báo ca ngợi phong trào Duy Tân của Nhật Bản... Tuy những hạn chế trong thế giới quan nhưng có thể nói trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Ngô Tất Tố đã chiến đấu như một người bạn đường đáng tin cậy của giai cấp công nhân (hết 401).


[1] Theo Ngô Tất T, hiến pháp cùa Phạm Quỳnh ly 3 quyn làm... chủ, rành rành 3 góc”: "nưc Pháp, triều đình Huế, dân Annam (Chú khán Ngốc nói chuyện ông Phó Qunh, Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn với ông Thương Chi).
[2] Lỗ Tấn. Lời nói sau, Cho bàn gió trăng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét