Khiemnguyen

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo (1)



1. Những đòi hỏi của thực tiễn
Kể từ khi công cuộc đổi mi được khởi xướng đội ngũ các nhà báo Việt Nam đã phát huy truyn thống và phẩm chất chính trị của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Bản lĩnh chính trị và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ các nhà báo ngày càng được khẳng định. Vi năng lực, phẩm chất nghề nghiệp sắc bén, họ đã góp phần tổng kết thực tế vận động của cuộc sống, từng bước điều chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với thi kỳ đổi mới; tích cực và dũng cảm đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp đã giúp cho người phóng viên phát hiện và kịp thời lên tiếng chỉ mặt vạch tên những cái xấu, bênh vực lẽ phải. Lòng trung thực, tinh thần dũng cảm, vững vàng trước mọi cám dỗ, thử thách trở thành điểm tựa chắc chắn cho người làm báo khi đối mặt với những thế lực xấu. Nhiều tên tuổi nhà báo - nhất là những nhà báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực trong những năm vừa qua đã in dấu ấn sâu đậm trong lòng đông đảo công chúng. Nhiều nhà báo đã thể hiện một bản lĩnh chính trị và đạo đức ngh nghiệp, tr thành tấm gương đối với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc của nn báo chí nước ta. Trong chế độ ta, báo chí là công cụ để tuyền truyền chủ trương chính sách của Đảng. Mục tiêu của hoạt động báo chí là để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Báo chí không chỉ là tiếng nói của Đảng, của các t chức, đoàn th xã hội mà còn là diễn đàn để nhân dân thể hiện ý chí, nguyện vọng chính đáng của mình.
Báo chí Việt Nam với tư cách là công cụ của dư luận xã hội, đã trở thành phương tiện hữu hiệu để nhân dân trực tiếp tham gia qun lý Nhà nước. Giám sát xã hội bằng dư luận báo chí, thực chất là quá trình giám sát của nhân dân đối với công tác của Đảng và Nhà nước. Mun thực hiện được chức năng quản lý giám sát đó, đội ngũ những người làm báo phải nâng cao phẩm chất nghề nghiệp nói chung và nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Có như vậy, báo chí mới có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, và nhân dân giao phó.
Nhận thức rõ công tác chng tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới, đội ngũ những người làm báo Việt Nam đã đã phát huy phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình khi tác nghiệp để đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả. Trong thời gian qua, công tác đấu tranh chng tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả tích cực, đa s nhà báo khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đều phát huy được lương tâm, trách nhim của mình trong mỗi bài viết. Song bên cạnh đó cũng có một s nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm trọng khi viết về tham nhũng, tiêu cực.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực có vai trò rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính chất và hiệu quả của cuộc đấu tranh này. Khi viết về tham nhũng tiêu cực, nếu không vững vàng và kiên định thì nhà báo rất dễ bị mua chuộc, bị lôi kéo vào vòng xoáy của đồng tiền. Đã có một số tin, bài trên báo chí thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức nghề nghiệp. Một s ít nhà báo trong quá trình điều tra, viết bài đấu tranh chng tiêu cực đã có những biểu hiện tiêu cực, thông tin sai sự thật, lợi dụng danh nghĩa nhà báo để vụ lợi, thậm chí gây sức ép, hoặc dọa nạt, hoặc tống tiền cơ quan, đơn vị kinh tế đã có sai phạm trong quản lý kinh doanh...
Trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, việc thông tin chân thật chính xác càng có tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện phẩm chất, đạo đức của người làm báo. Thông tin thiếu chính xác hoặc thông tin bị bóp méo có thể biến một người từ chỗ có tội thành không có tội và ngược lại; có thể khiến cho bản chất sự việc bị đánh tráo, trắng đen lẫn lộn; thiện, ác bị xòa nhòa; phải trái không phân minh... dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Mục đích của đấu tranh chng tham nhũng, tiêu cực không phải chỉ để phê phán, để xử lý kỷ luật người vi phạm mà điều quan trọng hơn là thông qua phát hiện, phê phán, xử lý tham nhũng, tiêu cực để xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, để tăng cương sức mạnh của Đảng, của chế độ ta. Do đó, trong quá trình tham gia đấu tranh chng tiêu cực, một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn quan tâm đến sự nghiệp chung, lợi ích chung của đất nước; góp phần tăng cường khối đoàn kết trong Đảng, sự đoàn kết của toàn dân, tránh để cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc...
Sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí còn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật và chính trị. Đã có những bài báo nêu ra những vấn đề có tính chất nội bộ của tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan nhà nước; để lộ bí mật quốc gia, bí mật nghiệp vụ công tác. Chính vì thế, trong Đại hội lần thứ VI, Hội Nhà báo Việt Nam (tháng 3/1995), các đại biểu đã thông qua “Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí” gồm 10 điều cụ thể như sau:
1. Mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà báo hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng hướng về mục tiêu cao cả đó.
2. Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân. Nhà báo phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không được xuyên tạc hoặc cường điệu sự việc, sự kiện. Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thực, đúng bản chất về quá trình của sự kiện và tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn dư luận.
3. Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu với đời sng xã hội, là công cụ văn hóa. Nhà báo tôn trọng và thực hiện tự do báo chí, chịu trách nhiệm trước xã hội, trước nhân dân và tự do hành nghề trong khuôn khổ luật pháp. Nhà báo thực hiện đúng tôn chỉ của cơ quan báo chí; không vì bất kỳ sức ép nào mà làm trái mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của đất nước.
4. Cùng với quyền tự do thông tin, thực hiện quyền trả lời và quyền cải chính trên báo chí là một nguyên tắc cấu thành tự do dân chủ báo chí. Nhà báo có quyền kiên trì quan điểm và thông tin đúng đắn của mình, nhưng tôn trọng quyền trả lời và quyền cải chính của công dân theo đúng luật pháp.
5. Nhà báo có nghĩa vụ bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật do người khác cung cấp, phù hợp với luật pháp.
6. Báo chí Việt Nam phát huy văn hoá dân tộc đồng thời tôn trọng các nền văn hoá khác và những giá trị tinh thần ph biến của loài người: phấn đấu vì đại đoàn kết dân tộc, vì hoà bình hữu nghị, hiểu biết giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
7. Nhà báo góp phần phát triển lợi ích cộng đồng, tồn trọng quyền con người, không lợi dụng thông tin đ xúc phạm nhân phẩm và làm thiệt hại đến lợi ích người khác.
8. Nhà báo luôn luôn giữ phẩm chất trong sáng, không vụ lợi. Tuyệt đi không vì lợi ích cá nhân mà c tình công bố hoặc bỏ qua không công bố một thông tin. Nhà báo không được dùng uy tín của mình để trục lợi.
9. Nhà báo tôn trọng chính kiến và quan điểm xã hội, nghề nghiệp của đồng nghiệp; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động và đời sống; đấu tranh không khoan nhượng chống mọi hành vi làm tổn hại đến đất nước, lợi ích nhân dân và trái với đạo đức báo chí.
10. Nhà báo sông lành mạnh, văn minh, khát khao học hỏi, khiêm tốn cầu tiến bộ. Nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của mình là ước vọng và sự phấn đấu suốt đời của người làm báo.
Trong hội thảo “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo” (tháng 11/1998), các đại biểu đã tiếp tục lên tiếng cảnh báo hiện tượng vi phạm đạo đức người làm báo và nêu rõ: nhà báo phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình có phẩm chất chính trị và giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta cần có những nhà báo giỏi nghiệp vụ và điều quan trọng hơn nữa là các nhà báo có bản lĩnh và sự nhạy cảm về chính trị có kỷ luật trong thông tin có lương tâm và trách nhiệm - trách nhiệm xã hội trong thông tin.
(Mời xem tiếp phần 2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét