Khiemnguyen

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Văn học Việt Nam (1900 - 1945) về Ngô Tất Tố (phần 1)




Đọc sách: Văn học Việt Nam 1900 – 1945
(Nhà Xuất bản Giáo dục)

Chương XIII
(1892 - 1954)





I. T ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA MỘT NHÀ NHO NGHÈO YÊU NƯỚC, TIẾN BỘ
Mỗi nhà văn chúng ta đến với văn học, đến với cách mạng bằng một con đường riêng. Đọc đoạn văn trả lời phng vấn báo Con Ong dưới đây, ta sẽ thấy rõ hơn cái điểm xuất phát của ông đu xứ Tố làng Lộc Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội).
Thưa ông, ông viết văn chắc từ lâu lm ?
- Vâng, nếu chữ Nôm có thể kể là quốc văn thì tối viết có đến ngót 30 năm nay rồi. Hi ấy vào năm 1907, 1908 gì đó, tôi không nhớ kỹ, chỉ biết rng trước khoa thi Kỷ Dậu ngoài chữ Nho ra, lại có bài thi quốc ngữ. Lại nhân có cái ảnh hưởng cuộc phản đối khoa cử do hội Đông Kinh nghĩa thục xướng lên, thy tôi cũng chán lối văn cử nghiệp, bắt tôi tập lối văn thiết thực, tỷ dụ như: tả cảnh một đng lúa chiêm, hay tả cảnh cái đình cái chùa...
- Bng chữ quốc ngữ ?
- Không, bằng chữ Nôm. Nhưng quốc ngữ, tôi, cũng như phn nhiều bạn đng thời, đu biết. Đó là một điều kiện bắt buộc, bởi vì tôi đã nói lúc nãy, trong chương trình thi có cả môn quốc ngữ. Hi ấy, tôi mới có 14 tuổi. Nhưng dù chán ngh cử tử, tôi vẫn cứ phải đi thi. Lận đận trường ốc mãi cho đến khoa Ất Mão[1] là khoa cuối cùng, tôi hỏng thi. Thi chữ Nho bãi ri, tôi mới tính đến nước đi ngi dạy học. Ngi dạy học ông tính thì còn có gì. Bởi nhàn rỗi quá, không có việc gì mà làm, tôi mới nảy ra ý tưởng viết văn. Tôi dịch cuốn Cẩm hương đình. Năm ấy tôi đã 22 tuổi[2]... (hết 389).
Ngô Tất Tố thuộc thế hệ những nhà nho cuối mùa như Nguyễn Trọng Thuật, Mai Đăng Đệ, Phạm Quế Lâm, Nguyễn Khc Hiếu..., những người đã chứng kiến cảnh chợ chiu của các nhà nho cũng như cảnh tiu tụy, sa sút của một nn Hán học đã hơn nghìn năm rực rỡ, làm khuân mẫu cho đạo đức, phong hóa của các triu đại phong kiến. Chỉ trong vòng hơn một chục năm, sau khi những người dân phu Nam Định dỡ hết các bức rào nứa của trường thi Hà Nam khoa cuối cùng thì các nhà nho đã biến thành thy địa lý, thy bói, thy tướng... lang thang ở các cửa đn, các chợ để kiếm kế sinh nhai, độ nhật, hoặc trở v dãy phố bán b Hà Nội ngày xưa, bày mực tàu giấy đỏ ngi viết câu đi bên vệ hè đường ph, bun râu, nhẫn nại trông theo những người đi sm Tết vô tình và bận rộn trong một ngày cuối năm mưa bụi...
Thật là kỳ lạ khi ta thy từ điểm xuất phát đó, nhà nho nghèo yêu nước NgôTất Tố đã phn đu để trở thành một nhà văn bn đường của giai cấp công nhân, và sau đó, một đảng viên Cộng sản.
Quá trình diễn biến tư tưởng của Ngô Tất Tố đã in dấu vết của những tư tưởng Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, H Thích, đã chịu ảnh hưởng của Lư Thoa (Rousseau), Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu). Sau đó, trong thời kì Mặt trận Dân chủ ông mới điều kiện đọc tác phẩm của Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Gorki và cuối cùng, ông đã tìm đến những sách báo của Đảng, của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong những môn đệ của Khổng, Mạnh, nhiều người ngơ ngác tụt lại phía sau, nhưng Ngô Tất Tố đã vượt lên phía trước, đuổi kp thế hệ trẻ và trở thành một trong những người tiến bộ nhất của lớp nhà nho cuối mùa. Chính điu đó đă làm cho Trấn Minh Tước rất đi ngạc nhiên: Ngọn bút của ông đ nho Ngô Tất Tố đáng lẽ là ngọn bút ca cái thế hệ sản xuất những câu điên viên vui thú vị hoặc có muốn thiên về dân quê một cách thiết tha hơn thì bất quá và đáng lẽ ngọn bút ấy chỉ viết những bài có cái tiêu đề cải lương hướng chính mà 15 năm trước đây chúng ta đã được đọc trên các báo. Không, nhà nho ấy đã vượt khỏi cái thế hệ của mình. Người môn đệ của Khổng, Mạnh này đã thở hít cái không khí xã hội của K.Marx như tất cả những thiếu niên văn sĩ ở hàng tranh đấu[3].
II. NGÔ TẤT TỐ VÀ NHO GIÁO
Trước Cách mạng tháng Dim, trong loạt văn tiểu phẩm, trong các công trình nghiên cứu cũng như trong tiểu thuyết Lu chõng, truyện Trong rừng nho, Ngô Tất Tố đã nhiều ln soát lại một cách không tự giác những giáo lý Khổng, Mạnh. Ông không thể không suy nghĩ v cái đống sách vở mà mình đã mài tuổi xanh trên đó, khi viết Phê bình Nho giáo của Trn Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Lão T (1942) và Kinh dịch (1944). (hết 390)
Tuy chưa có một quan điểm khoa học, mác xít để tiến hành nghiên cứu Nho giáo một cách triệt để, nhưng rõ ràng Ngô Tất Tố không phải là người nhm mt phục cổ, suy tôn Nho giáo một chiu. Năm 1938, Ngô Tất T viết rất nhiu bài có liên quan đến Nho giáo. Chúng ta đã biết, thời kỳ đó Ngô Tất Tố có chịu ảnh hưởng của Lỗ Tấn. Tuy là một môn đệ của Khổng, Mạnh nhưng cũng giống như Lỗ Tn, nhiu lúc Ngô Tất T đã thẳng thắn phê phán giáo lý của các Nho gia, đặc biệt t thái độ bất kính đối với cụ Khổng. Ngô Tất Tố chế giễu hai cái chủ nghĩa hành đạo và tùy thời của Khổng Tử và Mạnh Tử: Hành đạo, nói một cách nôm na tức là làm quan, làm quan đế thực hành đạo giáo của mình. Mà tùy thời ? Cắt nghĩa một cách không cho ai hiểu, thì là... tùy thời! Khổng Tử sính làm quan lắm. Cứ như Trang Tử đã nói thì chính mình cụ đã đem đạo đi rao với 72 ông vua, dấu ngựa, bụi xe của ngài khp cả các nước, rút lại vẫn không đt hàng. Cùng quá, đến nỗi hai anh tướng giặc nước Lỗ, cái nước cha mẹ của ngài, trong khi chiếm đất làm loạn, muốn mời ngài đến giúp việc, ngài cũng định đi với họ. Thật là một nghĩa tùy thời!(Con cháu khôn hơn ông vải). Ngô Tất T cũng phê phán cái chủ nghĩa trung quân mù quáng của Khổng Tử, chỉ biết nhm mt tôn thờ các bậc đế vương, thậm chí bao che cho cả bọn hôn quân bạo chúa. Trong sách Xuân Thu, Khổng Tử không dám bỏ sót một ông vua nào của nước Lỗ mà không chépcông tức vị, cho đến Hoàn công là kẻ giết anh đ cướp ngôi vua, ngài cũng chép công tức vị như thường ! (Phê bình Nho giáo" của Trn Trọng Kim). Ngô Tất Tố cũng phê phán Khổng Tử là người thiên v chính trị chuyên chế”, chủ trương cái thuyết ngu dân của giai cp thống trị, chỉ muốn biến thứ dân thành những kẻ cam phận tôi đòi. Đạo Khổng thực chất đã thành một công cụ thống trị v mặt tinh thn của bọn vua chúa phong kiến. Theo Ngô Tất Tố, nếu như ở phương Tây, các ông vua đu chịu lễ thụ phong của giáo hoàng và nhờ giáo hoàng đặt hộ cái mũ lên đấu thì ở phương Đông, các thế lực phong kiến đu coi đạo Khổng là một tôn giáo để duy trì thế lực của mình. Lưu Bang là anh cai phu ở Ly Sơn, trong lúc kéo quân phá nước Tần, đánh nước Sở, rất khổng ưa nhà nho, có khi hn đã lật mũ nhà nho mà đái vào. Thế mà khi chiếm được cái ngai hoàng đế thì tự mình lại đem cỗ thịt bò khúm núm đến lễ trước miếu cụ Khổng và trọng dụng một anh nho dở là Thúc Tồn Thông để chế ra triều nghi cho mình. Các vua sáng nghiệp đời sau của nước Tầu đều theo kiểu ấy. Cho đến Tưởng Giới Thạch bây giờ cũng vậy (Chúa trùm Đảng áo nâu sẽ xuống địa ngục).
Khổng Tử ít nhiu đã được lý tưởng hóa, thn thánh hóa và được sử dụng làm một công cụ phục vụ cho những mục đích xấu xa của bọn phong kiến và các giai cấp bóc lột khác. Ý kiến của Ngô Tát Tố đối với giáo lý Khổng, Mạnh không tách rời với sự phê phán ý thức hệ phong kiến nói chung. (hết 391)
Với bn lĩnh của một cây bút tư tưởng độc lập và luôn luôn muốn vươn lên cho kịp thời đại, với tinh thn tiếp thu có phê phán - và lúc cn thì phê phán khá nghiêm khc - những giá trị tinh thn cũ của các nhà nho, các tác phẩm của Ngô Tất T (Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim, Mặc Tử, Lão Tử và cả Lu chõng nữa) đu ít nhiều có ý nghĩa chống lại phong trào phục cổ, phong trào suy tôn Khổng giáo và bảo tn quốc túy... mà bọn Quỳnh, Vĩnh, các tạp chí Nam Phong, Dồng Dương tạp chí và Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes của bọn thực dân đang ra sức hô hào cổ vũ.
Giữa cái không khí phục cổ đy vẻ thành kính trang nghiêm với mùi hương trm đốt lên trong các miếu đình lăng tẩm, với màu vàng son rực rỡ của hoành phi câu đối, của võng lọng, cân đai, cờ biển, giữa lúc một số nhà văn lãng mạn đang ra sức tô son vẽ phấn cho chế độ khoa cử dưới triều Nguyễn, biến chế độ phong kiến thành thời đại hoàng kim của kẻ sĩ... thì Lều chõng[4] ném ra một bức tranh màu xám với những đường nét tối sẫm. Bng kinh nghiệm cuộc đời mình, Ngô Tất Tố điu kiện hiểu rõ hơn các nhà văn lúc bấy giờ v những sự thối nát của chế độ khoa cử phong kiến. Ông nội Ngô Tất Tố đã ra công dùi mài đèn sách, lận đận bảy khoa thi hương mà chỉ đậu tú tài; ông thân sinh ra nhà văn cũng sáu lần lều chõng ra đi để ri sáu lần lều chõng trở về, chịu sống cuộc đời bình lặng với cái chức ông đ ở một làng nhỏ. Bản thân Ngô Tất Tố tuy tài hoa vào loại đu xứ, cũng hai lần lều chõng đi thi nhưng chưa lần nào vào được tam trường! Viết Lều chõng Ngô Tất Tố đã ghi lại một thiên phóng sự chân thật v chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triu Nguyễn, đồng thời nhà văn cũng muốn miêu tả tấn bi kịch đau t của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến.
Những sự việc xảy ra trong Lều chõng là từ giữa thế kỷ XIX (Minh Mạng thứ 12 (1831) cho đến ngày thực dân Pháp đặt ách đồ hộ lên đất nước ta (Kiến Phúc - Giáp thân (1884). Xã hội phong kiến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân như những làn sóng ngày càng dâng cao, nạn ngoại xâm đang đe dọa vận mệnh đất nước, thế nhưng triều đình phản động nhà Nguyễn vẫn duy trì một chế độ giáo dục nhồi sọ, giáo điu, sao chép cổ nhân không h sáng tạo và một chính sách tuyển lựa nhân tài quá đỗi lạc hậu. Học sinh vẫn phải đọc kinh truyện Trung Quốc (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Luận ngữ, Mạnh Tử...), học Bc sử kỹ hơn Nam sử, và văn bài thì thí sinh vẫn phải làm thơ, phú, văn sách, kinh nghĩa, biểu, chiếu như sáu trăm năm v trước! Thí sinh chỉ cn nhai lại các giáo lý và tuân thủ nguyên tắc tôn Khổng, sùng Nho, chuyên kinh, phục cổ”[5] những nguyên tắc giáo dục mà Khổng Tử đã đ ra cho môn đệ của mình hai ngàn năm vể trước. (hết 392)
Vận mệnh đất nước đang nghiêng ngả mà cụ bảng Tiên Kiu vẫn say sưa giảng Kinh Dịch, Trung dung, Tống sử, cụ có ngờ đâu cái học kinh viện, giáo điu mà cụ truyn bá, lại là cái họa đưa đến sự mất nước. Trong lời giới thiệu cun Lu chõng, Ngô Tất Tố đã nêu rõ cống tội của chế độ khoa cử phong kiến: Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, ri lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong[6]. Lều chõng là tấn bi hài kịch của cả một thế hệ nhà nho trí thức. Vì nó, nước Việt Nam trong một thời kỳ tuy rt dài, đã hiện ra nhiu cảnh tượng kỳ quái có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc[7].
Trong tiểu thuyết Lều chõng, ít khi ta thấy người thật của anh nho sĩ trí thức với tất cả bản lĩnh và tính cách của mình. Ta thường thấy một con người giấu mình đi sau thi, thư, lễ, nhạc, một con người đã bị chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến đưa vào khuôn phép, một con người không có cá tính và tinh thần độc lập suy nghĩ, một con người nóilàm theo sách cổ nhân và nhm mt phục tùng mọi tôn ti trật tự phong kiến, một con người thực sự vô dụng khi được triều đình công nhận là hữu dụng! Anh nhà nho này lúc thì bị lấp đi sau cái đống lều chõng, ống quyển, áo tơi, chiếu cói lôi thôi, tất cả mọi thứ cng kềnh đã đánh đu lên cái cổ ngẩng thư sinh của anh ta như một món nợ truyền kiếp. Có lúc chịu đựng không nổi mọi thứ sức mạnh và ràng buộc vô hình cũng như hữu hình đó, anh ta đã bị đè sp xuống giữa đường vào trường thi: Một ông cụ già đu bạc, râu bạc, đương nằm chỏng gọng trên đường, cuộn áo lên gác chéo giữa cổ, chiếc chõng tre và cái tráp sơn đè sp ngửa trên bụng! Chưa hết. Cái khổ, cái nhục còn theo họ vào trường thi với hàng trăm thứ phép tc rối rm, vô nghĩa lý (phạm húy, khiếm dài, khiếm tị, khiếm trang, v.v...), treo lơ lửng trên đấu họ như một lưỡi gươm oan nghiệt. Trong cái xã hội làng nho tiến thân bằng con đường cử nghiệp, chỉ cn xut hiện một anh chàng hào hoa, phóng túng như Vân Hạc, lập tức con người đó được đưa ngay vào khuôn phép và việc đầu tiên là người ta phải dùng khoa cử đmài dũa cho mòn bớt đi những gì là bản lĩnh, khí phách, là suy nghĩ sáng tạo, là bướng bỉnh ngông nghênh của tuổi trẻ. Qua cái máy mài dũa - khoa cử đó, những nho sĩ mất hết tất cả góc cạnh, trở nên con người tròn trĩnh và cuối cùng, chỉ biết cúi đu phục tùng.
Dưới ngòi bút châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố, trường thi được miêu tả như sân khấu rạp tuồng, trên đó các quan giám khảo múa may giống hệt những quan phường chèo! Còn cái ông tiến sĩ cờ biển vinh quy v làng lại giống như những ông nghè bng giấy mà (hết 393) hàng năm đến rằm tháng tám, người ta vẫn trông thấy ở cỗ trông trăng[8]. Tất c những quan phường chèo, những ông nghè giấy đó, dưới ngòi bút hiện thực của Ngô Tát Tố đu giống nhau: dáng điệu trịnh trọng bệ vệ, toàn thân cứng nhắc, ngây đuỗn. Đó là cái vẻ bên ngoài của một kiểu người luôn luôn nơi đến lễ nghĩa và mọi thứ tôn ty trật tự: Kiểu người của Khổng Tử. Trong bài Thầy Khổng ở Trung Quốc ngày nay, bng một giọng hài hước, L Tấn đã nhắc đến một hình vẽ Khổng Tử: một ông già gy gò, mặc áo thụng xanh, đội mũ cánh chun, đi hia, cm hốt, ngi nghiêm không cười, giá phải ngi hu chuyện ngài thì chc cái lưng chúng ta cũng phải ngay đơ, thẳng đuỗn, ngi một lát đau xương sống quá ri cũng phải kiếm cách mà chun cho sớm! Là một người trong làng nho nên Ngô Tất T đã sớm phát hiện ra những nét hài kịch toát ra từ mâu thuẫn nm ngay trong bản chất những ông quan phường chèotiến sĩ giấy đó. Trong Lều chõng, Ngô Tt Tố không trực tiếp chỉ trích Khổng Tử nhưng ông đã châm biếm những kiểu người do giáo lý Khổng, Mạnh xây dựng nên.
Lều chõng chủ yếu là một tn bi kịch của những nhà nho trí thức dưới chế độ phong kiến. Đó là sự sụp đổ thảm hại v mặt tinh thn của những người trí thức suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng. Trường thi vừa là sân khấu rạp tuồng cho những ông quan phường chèo múa may nhưng đồng thời cũng là nơi diễn ra bao nhiêu tấn bi kịch đau xót, thương tâm. Một ông cụ già khóc nức nở trong nhà Thập đạo vì đi thi đã 10 khoa, bán hết nhà cửa ruộng vườn, bây giờ lại bị ngoại hàm! Một ông già khác đã 6 khoa thi hương, râu tóc bạc phơ, ốm yếu mang không    nổi lu chõng vẫn cố lê cái thân tàn vào trường thi để rồi chết gục trong đó! Nhiều vị anh hùng hỏng thi uống rượu say ri chửi đổng hoặc ném gạch đá vào cửa trường, có người nôn thốc nôn tháo khắp cả đường cái. Phóng túng như Vân Hạc, Đốc Cung lúc nghe tin hỏng thi cũng nghẹn ngào, nức nở, quang cảnh tiệc rượu giống như quang cảnh đám ma của kẻ bạo tử, toàn những người khóc người mếu...
Lều chõng là một cuốn tiểu thuyết gần với tiểu thuyết truyn thống. Cũng kể theo trình tự thời gian, cũng có li đoán trước số mệnh (cô Ngọc bói Kiều) nhưng cái kết thúc thì lại không đẹp đẽ như trong các truyện Nôm. Vì đây là một tấn bi hài kịch nên kết thúc là một sự vỡ mộng chứ không phải cảnh đoàn viên với một quả hạnh phúc vẹn tròn. Tuy không có kẻ tài sắc nào phải gieo ngọc trấm châu, nhưng cái ấn tượng đổ vỡ măt mát thì đã quá rõ. Chính vì thế mà Lu chõng là một tiểu thuyết hiện thực phê phán, nó không rơi vào li thi vị hoá, lý tưởng hóa như trong các tác phẩm lãng mạn (Nhà nho, Bút nghiên, Thanh đạm).(hết 394)
Do những hạn chế và mâu thuẫn trong lập trường tư tưởng của một nhà nho trí thức, do chưa tiếp thu được chủ nghĩa Marx - Lênin, nên đôi khi thái độ phê phán Nho giáo của Ngô Tất Tổ thiếu triệt để, thiếu cơ sở khoa học. Ông phê phán chế độ khoa cử phong kiến nhưng trong Lu chõng không phải không có những trang ít nhiu thi vị hóa một s cảnh sinh hoạt của nhà nho hoặc đi quá sâu vào một số phong tục lễ nghi cổ. Phải chăng chính vì những hạn chế đóLu chõng, tuy là một tác phẩm có thái độ phê phán phong trào phục cổ, sùng Nho nhưng Nhà xuất bản Alecxandre de Rhodes vẫn tặng cho nó giải ba sau các giải nhất, nhì cho Nho giáo của Trần Trọng Kim và Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân


[1] Ngô Tt T đă máy lần lận đận ở trường thi hương khoa Nhâm tý (1912) và Ất Mão (1915)
[2] Con Ong, số 3 (18/6/1939)
[3] Minh Tước: Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn”, Mới, số 4 (15/6/1939).
[4] Lu chõng đăng báo Thời vụ t s 112 (21/3/1939) và in sách năm 1941.

[5] L Tn. Việc đọc kinh truyện năm thứ 14, Tuyn tập Tạp văn Lỗ Tn, tập 1, trang 274.

[6] Lời giới thiệu “Lều chõng” của Ngô Tất Tố, Thời vụ số 109, 10/3/1930.
[7] Lời giới thiệu “Lều chõng” của Ngô Tất Tố, Thời vụ số 109, 10/3/1930.

[8] Đoạn này cũng như nhiều đoạn văn châm biếm khác trong Lu chõng, trước kia bị thực dân Pháp kim duyệt, nay chúng tôi đối chiếu lại với báo Thời vụ đ khôi phục lại nguyên bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét