Một vấn đề được đặt ra là Ngô Tất Tố có chịu ảnh
hưởng của Lỗ Tấn hay không? Trong
những tác phẩm
của Ngô Tất Tố mà chúng tôi được đọc có đôi
chỗ nhắc đến Karl
Marx và Lenine những chưa thấy có chỗ nào nhắc đến tên đại
văn hào Lỗ Tấn. Nhà phê bình Trương Chính cũng nêu vấn để: “Vậy thì có phải Ngô
Tất Tố đã đọc Lỗ Tấn và chịu ảnh hưởng
của Lỗ Tấn hay không? Không phải, trước năm 1936, ở Việt Nam không mấy người biết Lỗ Tấn. Những tờ báo trên đó Lỗ Tấn từng viết tạp văn, không hề được chính phủ Pháp cho bán ở Việt Nam. Các nhà nho tiến bộ mới đọc Lương Khải
Siêu, Hồ Thích, chưa biết Lỗ Tấn. Cho nên không thể thấy giống nhau mà nói
người nọ chịu ảnh hưởng của người kia”[1].
Đúng là trước 1936 chưa có sách Lỗ Tấn ở Việt Nam. Nhưng từ 1937 trở đi thì sao? Trong Lời Giới thiệu Đặng Thai Mai - tác phẩm (2 tập) (Nhà xuất bản Văn học
1978), chúng tôi đã viết:
“Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Đặng Thai Mai có điều
kiện tiếp xúc trực tiếp hơn với các chiến sĩ cách mạng và báo chí cộng sản, ông
tìm đọc khá đều đặn những sách nghiên cứu về chủ nghĩa Mác của Nhà xuất bản
Quốc tế xã hội (E. S. I) của Đảng Cộng sản Pháp
hoặc Nhà xuất bản Tam Liên bên Thượng Hải.
Ở một hiệu sách phố Đồng Xuân do một đồng chí trong Đảng
chủ trương,, Đặng Thai Mai đã tìm
được Người mẹ của Gorki, Chiến bại của Fadéev, Xi măng (108) của Gladkov và những tác phẩm của A. Tolstoi Cholokhov, Fourmanov, Serafimovich... qua các bản dịch tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc... Và
qua những bài giới thiệu của Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai đã tìm hiểu những văn kiện
của Đảng Cộng sản Liên Xô về chính sách văn học nghệ thuật sau Đại hội năm 1925
và của Đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất họp ở Mạc Tư Khoa năm 1934”[2] (Những dòng chữ trên đây đã được giáo sư Đặng Thai
Mai xem lại lần cuối trước khi bản thảo đưa xuống nhà in. Như vậy là ở hiệu
sách phố Đồng Xuân do đồng chí Phạm Văn Hảo phụ trách đã xuất hiện tác phẩm của
Lỗ Tấn. Đó là chúng tôi chưa kể những hiệu sách khác như hiệu sách Hương Giang
của Hải Triều ở Huế, hiệu sách Thuận Hóa (98C Rue Gia Long) là cơ quan của xứ
ủy Trung Kỳ do đồng chí Lê Duẩn, bí thư xứ ủy phụ trách, hiệu sách Việt Quang
Lâm ở 102 Bạch Đằng, Đà Nẵng do đồng chí Thái Thị Bôi phụ trách. Đến đây vẫn có
hai khả năng xảy ra. Một là Ngô Tất Tố thời kỳ ở Chợ Lớn làm Đông Pháp thời báo vẫn thường xuyên
theo dõi tình hình chính trị và học thuật Trung Quốc và thế giới qua sách báo Trung Quốc, lẽ nào thời
kỳ Mặt trận Dân chủ không tìm đọc sách báo tiến bộ Trung Quốc, trong đó có Lỗ
Tấn, ở hiệu sách phố Đồng
Xuân do đồng chí Phạm Văn Hảo phụ trách? Hai là những tác phẩm quá ít ỏi của Lỗ Tấn chỉ xuất hiện ở một hiệu sách
của Đảng ở phố Đồng Xuân nên nhiều người không biết. Như vậy cho đến nay chúng
ta vẫn chưa đủ cứ liệu để kết luận
trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Ngô Tất Tố có
đọc hay
(109) không
đọc Lỗ
Tấn. Nhưng sự
gặp gỡ giữa Ngô Tất Tố và Lỗ Tấn là điều có thể khẳng định, đặc biệt là từ 1938 về sau. Phải chăng chỉ là
sự gặp gỡ tình cờ của những tư tưởng lớn (les grands esprits se rencontrent)?
Năm 1938, Ngô Tất Tố viết một loạt bài có liên quan đến Khổng Tử và Nho
giáo như Con cháu khôn hơn ông vải, Chúa trùm Đảng áo nâu sẽ xuống địa ngục, Phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim.
Tuy là một môn đệ của Khổng Mạnh nhưng, cũng giống như Lỗ Tấn, nhiều lúc Ngô
Tất Tố đã thẳng thắn phê phán giáo lý của các nho gia, đặc
biệt tở thái độ phê phán đối với cụ Khổng.
Ngô Tất Tố chễ giễu hai cái
chủ nghĩa hành đạo và tùy thời của Khổng Tử và Mạnh
Tử. Nhân chuyện Khổng Đức Chương và Mạnh Khánh Đường là
con cháu mấy mươi đời của Khổng Tử và Mạnh Tử từ chối không chịu hợp tác với
phát xít Nhật, Ngô Tất Tố cho rằng cụ Khổng và cụ Mạnh ngày xưa “tùy thời một
cách dễ dãi” chứ đâu có “khó tính” như vậy!
“Khổng Tử sính làm quan lắm.
Cứ như Trang Tử đã nói thì chính mình cụ đã đem “đạo” đi rao với 72 ông vua,
dấu ngựa, bụi xe của ngài khắp cả các nước, rút lại vẫn không đắt
hàng. Cùng quá, đến nỗi hai anh tướng giặc nước Lỗ, eái “nước
cha mẹ” của ngài, trong khi chiếm đất làm loạn, muốn mời ngài đến giúp việc,
ngài cũng định đi với họ. Thật là một nghĩa
tùy thời”.
Mạnh Tử cũng vậy, tuy không “bệ
kiến” nhiều vua như cụ Khổng, nhưng với vài chục cỗ xe đi trước, vài chục đầy
tớ đi sau, cụ này đã ăn khắp lượt mấy nước chư hầu và đã yết kiến vua Tuyên Vương
nước Tề, vua Huệ nước
Lương
cho đến vua Văn nước Đằng, một (110) nước giật gấu vá vai mới được năm chục dặm đất, cũng có dịp
được gặp cụ. Đó là cụ cũng tùy thời như cụ Khổng vậy”! (Xuân Trào - Con cháu
khôn hơn ông vải – Thời vụ - 1938).
Trong các bài tạp văn Thầy Khổng ở Trung Quốc ngày nay, Việc “đọc kinh truyện” năm
thứ mười bốn, về vương đạo của Trung Quốc... Lỗ Tấn cũng phê phán cái tư tưởng thích quyền thế, thích làm quan để hưởng
bổng lộc, nói cho đẹp mặt là để
hành đạo của Khổng Tử và Mạnh Tử[3].
Nho giáo của Trần Trọng Kim là một cuốn sách chạy theo khuynh hướng phục cổ, tôn Khổng, sùng Nho của
giai cấp thống trị. Phan Khôi một mực đề cao cuốn sách đó “khuyên những người An Nam đều phải
thắp hương mà đọc”. Nhưng Ngô Tất Tố thì lại cho rằng bộ Nho giáo còn có nhiều chỗ khuyết điểm: “Nếu như những chỗ sai lầm của sách ấy
không bị đính chính thì với những người đẻ sau vài chục năm nữa, Nho giáo sẽ
là “Trần
Trong Kim giáo”, không phải đạo giáo của Khổng Tử, của tiên nho nữa”. Trong khi
tiến hành phê bình cuốn sách
của Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố đã đề
cao một phương pháp nghiên cứu nghiêm túc, tôn trọng sự thật khách quan của
lịch sử. Tiếc rằng ngoài những ý kiến giá trị về mặt văn bản học và phương pháp
nghiên cứu, trong tác phẩm của mình, Ngô Tất Tố chưa nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống
những vấn để cơ bản của Nho giáo. Tất nhiên, ở chỗ này chỗ khác, người ta có
thể thấy rõ thái độ của ông đối với cụ Khổng. Chẳng hạn ông phê phán chủ nghĩa trung quân
(111) mù quáng của Khổng Tử chi biết nhắm mắt tôn thờ các bậc đế vương, thậm chí
bao che cho cả bọn hôn quân bạo chúa. Trần Trọng Kim cho rằng tư tưởng trung quân cùa Khổng Tử không có nghĩa là trung với người làm đế vương mà là trung với quân quyền trong
nước. Ngô Tất Tố bình phẩm: “Trời ơi! Nếu quả như thế thì Khổng Từ chẳng những
không khác Jean Jacque Rousseau mà còn giống cả Karl
Marx và Lénine nữa”. Trong các sách của Khổng giáo không có chỗ nào phân biệt quân quyền với bản thân người làm đế vương. Trong sách Xuân thu Khổng Tử không dám “bỏ sót
một ông vua nước Lỗ mà không chép “công tức vị”, cho đến Hoàn Công là kẻ giết
anh để cướp ngôi vua, ngài cũng chép “công tức vị như thường”! Khổng Tử cũng
không dám lộ cái tội mê gái của vua Ai Công, thà nhận lỗi về phần mình chứ
không dám vạch chỗ xấu của vua Chiêu Công, vì ông đó là “vua của ngài”!
Ngô Tất Tố không những có thái độ “phê phán” đối với Khổng Tử và không tin vào những lời dạy của
ngài trong Luận ngữ, mà nói chung ông còn có thái độ chế giễu khi nói đến các vị đế vương. Vua chúa như vậy
thì cái chủ nghĩa trung quân mù quáng của Khổng Tử mà Trần Trọng Kim đề cao
trong Nho giáo, chỉ là một chuyện khôi hài. Ở một chỗ khác, Trần Trọng
Kim lại nói liều rằng: Khổng Tử coi dân là trời, mệnh
trời tức là lòng dân. Ông ta đã đem tư tưởng Lương Khải Siêu, của Tăng Tử, Tử Tư, Vũ vương hay là Hán Nho “lắp vào cái tượng Khổng Tử ở
Nho giáo”. Ngô Tất Tố cho rằng Khổng Tử là người chủ trương cái thuyết ngu dân
của giai cấp thống trị, là người tạo nên thứ giáo lý tôn ty trật tự, chỉ muốn
biến “thứ dân” thành những
kẻ an phận phận
tôi đòi (112).
“Trong sách Luận
ngữ, Khổng Tử đã nói: “Dân có thể khiến cho nó theo, không thể khiến
cho nó biết”. Coí đó thì ngài là một người thiên về chính trị chuyên chế. không khi nào lại chịu coi dân là
trời.
Đạo Khổng thực chất đã thành một công cụ thống trị về
mặt tinh thần của bọn vua chúa phong kiến. Theo Ngô Tất Tố, nếu như ở phương
Tây, các ông vua đều chịu “lễ
thụ phong” của Giáo hoàng và nhờ Giáo
hoàng đật hộ cái mũ lên đầu “thì ở phương Đông các thế lực phong kiến đều coi
đạo Khổng là một tôn giáo dể duy trì thế lực của mình”:
“Lưu Bang là anh cai phu ở Ly Sơn, trong lúc kéo quân
phá nước Tần, đánh nước Sở, rất
không ưa nhà nho, có khi hắn đã lật mũ nhà nho mà đái vào. Thế mà đến khi chiếm được cái ngai hoàng đế thì tự mình lại đem cỗ
thịt bò khúm núm đến lễ trưóc miếu cụ Khổng Tử và trọng dụng một anh nho dở là
Thúc Tôn Thông để chế ra triều nghi cho mình. Các vua sáng nghiệp đời sau của nước Tàu đều theo kiểu ấy. Cho đến Tưởng
Giới Thạch bây
giờ cũng vậy” (Xuân Trào - Chúa trùm đảng
áo nâu sẽ xuống địa ngục - Thời
vụ - 1938)
Khổng Tử ít nhiều đã được lỷ tưởng hóa, thần thánh hóa
và bị lợi dụng làm một công cụ phục vụ cho những mục đích xấu xa của bọn phong
kiến và các giai cấp bóc lột khác. Về điểm này, ý kiến của Ngô Tất Tố lại gặp ý
kiến Lỗ Tấn. Trong khi những tiến sĩ Tây học như Hồ Thích đang “chỉnh lý quốc
cố”, trong khi hiến pháp của bọn quân phiệt lấy “Khổng giáo làm quốc giáo”,
trong khi Viên Thế Khải vô sỉ và bọn quân phiệt Bắc dương
chủ trương khôi phục các điển lễ, dùng chiêu bài Khổng Tử để chống lại nhân dân
cách mạng thì Lỗ Tấn
phê phán KhổngTử
khá triệt để, thậm chí (113) nhiều lúc chế giễu, gọi người sáng lập ra đạo Nho là “ông Hai Khổng”. Đặc biệt Lỗ Tấn không đồng nhất “ông thánh modern” đang được các thế lực sùng bái và thẩn tượng hóa với Khổng Khâu 2000 năm lịch sử về trước: “Thực ra cái ông Khổng Tử ấy từ sau khi
chết cũng chỉ
được dùng làm
hòn gạch gõ cửa mà
thôì”[4]. Như thế đứng về mặt phương pháp luận nghỉên cửu, cần phân biệt Khổng Tử trong lịch sử với Khổng Tử đã bị khai thác phiến diện, bị xuyên tạc hoặc thần thảnh
hóa trong suốt mấy nghìn nảm qua.
Trong cuốn Phê
bình “Nho giáo” củo Trần Trọng Kim, Ngô
Tất Tố còn lưu ý chúng ta, trong khi nghiên cứu Khổng Tử phải hết sức chú ý mặt văn bản học. Bởi vì từ đời Khổng Tử đến đời Hậu hán “thể chữ” và “đồ viết” của Tàu thay đổi đến ba bốn lần. Trong mỗi lần thay đổi thể chữ, các sách chữ cũ đều phải chuyển sang chữ mới, tất nhiên trong sự sao chép không thể tránh khỏi lầm lẫn thiếu sót. Mặt khác, những
sách viết trong đời Khổng Tử hết thảy viết bằng thẻ tre. Đến đời nhà Tần mới biết viết chữ vào lụa. Và đến Sài Luân nhà Hán mới dùng vỏ cây mà chế ra giấy.
“Từ thời kỳ viết bằng thẻ tre cho đến thời kỳ viết bằng lụa cách nhau hơn 300 năm, từ thời kỳ
viết bằng lụa đến thời kỳ viết bằng
giấy cách nhau độ hai trăm năm
nữa, các thứ sách ấy tránh sao cho khởi những nạn chuột tha, mọt đục, dán nhấm,
hay là đứt quai, đứt chuỗi mà lạc đi mất. Hai cái cớ đó nó đã bắt buộc người ta tin rằng những sách đời cổ còn đến bây giờ phải có nhiều chỗ sai lầm. Hơn nữa, bao nhiêu danh (114) từ về đời Khổng Tử, đến nay đã cách hơn 2000 năm ý nghĩa
của nó thay đổi rất nhiều. Những sách nói về Khổng Tử lưu hành đến đây, phần
nhiều đã bị trà trộn tư tưởng của Tống Nho. Vì vậy muốn cho tư tưởng của Khổng Tử không bị pha phách với các thứ khác thì sự phiên dịch cũng phải khó
khăn như việc lựa chọn tài liệu”.
Chúng ta đã điểm qua các bài viết về Nho giáo
năm 1938. Ngày 21/3/1939, Lều
chõng lần
đầu tiên được đăng dần trên báo Thời vụ từ số 112 và sau đó được
xuất bản thành sách năm 1941. Lều
chõng cũng
như Trong rừng nho là tấn bi hài kịch của
cả một thế hệ nhà nho trí thửc. “Vì nó, nước Việt Nam trong một
thời kỳ rất dài, đã hiện ra nhiều
cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người
ta phải cười, phải khóc”[5] Trong cuốn tiểu thuyết, dưới ngòi bút phê phán sắc sảo của Ngô Tất Tố, mọi quan Nghè quan Phủ đều mất hết vẻ
uy nghiêm trang trọng. Trường thi được miêu tả “như sân khấu rạp tuồng”, trên
đó các quan giám khảo múa may giống hệt như quan phưòng chèo: “Sau lá cờ khâm sai, quan chánh chủ khảo bệ vệ đi ra với bốn chiếc lọng xanh khúm
núm theo sau”... “Cái bối tử hình con công, cái vành đai đột chỉ vàng, cái gấu
áo thêu thủy ba, cái xiêm xanh viền chân chì hạt bột và đôi ủng đen
có đôi bướm bạc long lanh”, bấy nhiêu thứ đó thêm cây hốt ngà trước
ngực “với sự nâng niu của hai bàn
tay xúng xính trong đôi tay áo rộng như cái cống”, “làm cho ngài giống hệt
những quan phường chèo”! (115).
Còn cái ông tiên sĩ cờ biển vinh quy về làng
thì Ngô Tất Tố lại nhìn “giống như những ông nghè
bằng giấy mà hàng năm đến rằm thảng tám, người ta vẫn thấy ở cỗ trông trăng”[6].
Đến đây ta lại thấy có sự gặp nhau giữa Ngô Tất Tố và Lỗ Tấn. Tất cả những quan phường chèo, những ông nghè
giấy đó, dưới ngòi bút châm biếm của Ngô Tất Tố đểu giống nhau: dáng điệu trịnh trọng bệ vệ, toàn thân
cứng nhắc, ngay đuỗn. Đó là cái vẻ bên ngoài của một kiểu người luôn luôn nói đến lễ nghĩa và mọi thứ tôn ti trật tự:
kiểu người của Khổng Tử. Trong bài Thầy Khổng ở Trung Quốc ngày nay, bằng một giọng hài hước, Lỗ
Tấn đã nhắc đến một hình vẽ Khổng Tử: một ông già gầy
gò, mặc áo thụng xanh, đội mũ cánh chuồn, đi hia, cầm hốt, ngồi nghiêm trang
không cười, giá có phải ngồi hầu chuyện ngài thì chắc cái lưng chúng ta cũng
phải thẳng đuỗn, ngay đơ, ngồi một lát đau xương sống quá, rồi cũng phải kiếm
cách mà chuồn cho sớm! Là một người trong
làng Nho nên Ngô Tất Tố đã sớm phát hiện ra
những nét hài kịch toát ra từ mâu thuẫn nằm
ngay trong bản chất những ông quan phường chèo và tiến sĩ giấy đó. Trong Lều
chõng, Ngô Tất Tố không trực tiếp chỉ trích Khổng Tử nhưng ông đã châm biếm
những kiểu người do giáo lý Khổng Mạnh xây dựng nên.
Trong thái độ phê phán Khổng
Tử và Nho giáo, Ngô Tất Tố và Lỗ Tấn có nhiều điểm gặp nhau. Trong (116) quan niệm văn tiểu phẩm là
một vũ khí chiến đấu trên mặt trận báo chí, Ngô Tất Tố cũng gặp Lỗ Tấn. Kẻ thù
càng hung ác, xảo quyệt, thâm hiểm thì
nhà văn càng phải mài sắc ngọn
bút, làm cho nó trở thành một vũ khí lợi hại. Cũng như Lỗ Tấn, Ngô Tất Tố
quan niệm rằng “văn tiểu phẩm muốn tồn tại thì
phải là mũi dao nhọn, là khẩu súng, có thể cùng với người đọc mở một con đường sống bằng máu”[7]./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét