Khiemnguyen

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Những vấn đề của hệ thống truyền thanh cơ sở ở nước ta



(Gửi bài viết này cho bạn Bùi Gia Khánh)
Từ năm 1976, Nhà nước ta đã quyết định đưa các đài truyền thanh xã, phường vào bộ máy tổ chức của hệ thông truyền thanh 4 cấp, bao gồm: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc; cấp huyện, thị xã; cấp xã, phường, thị trấn. Riêng hai cấp sau được gọi chung bằng một thuật ngữ là “đài cơ sở”.
Đã hơn 30 năm qua, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến những vấn đề đặt ra trong hoạt động của các đài cơ sở nói chung và đài xã, phường nói riêng. Trong các bài giảng, chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên ngành phát thanh nước ta cũng chưa đề cập đến hệ thống này. Đó chính là một bất hợp lý, đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh kịp thời.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện sự hoài nghi về tính hiệu quả của các đài cơ s, nhất là đốỉ với các đài xã, phường. Đây đó đã từng có ý kiến đòi xóa bỏ sự tồn tại của hệ thống các đài phường. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, liệu hệ thông đài cơ sở còn có thể phát huy tác dụng nữa hay không? Câu hỏi này đã được đặt ra và đã được trả lời bằng thực tế sinh động. Theo số liệu trong Báo cáo tại Hội nghị ngành Phát thanh - Truyền hình (tháng 3/2005), đến thời điểm đó hệ thống phát thanh địa phương nước ta đã có tổng cộng 64 đài phát thanh, phát thanh - truyền hình cấp tnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó còn có 612 đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, thị xã (trong đó có khoảng 288 đài phát sóng FM) và một hệ thống gồm 7.619 trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, xí nghiệp, công, nông, lâm trường đang hoạt động.
Như vậy là các đài cấp huyện, thị và các đài tryền thanh cấp xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, thôn bản... vẫn đang tiếp tục đồng hành với cuộc sống của nhân dân ở khắp nơi trên đất nước ta. Hàng ngày, hệ thng đồ sộ và cần mẫn ấy vẫn đang đem đến cho nhân dân địa phương những thông tin bổ ích, tham gia một cách tích cực và hiệu quả vào các hot động trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng. Nó đã tr thành một kênh thông tin quan trọng, cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, các đài khu vực, đài tỉnh, thành ph... làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các nghị quyết, chính sách vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hoá trong đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước...
Tuy nhiên, thực tế lâu nay cũng đã cho thấy những bất cập trong hoạt động của hệ thống này, trong đó đặc biệt là những bất cập về cơ chế quản lý, về chất lượng nội dung và kỹ thuật. Những bất cập này thể hiện với những tính chất, mức độ không giống nhau ở những địa phương khác nhau, đã tr thành những vấn đề bức xúc của thực tiễn, đang cần được nhanh chóng quan tâm giải quyết.
1. Vài nét về hệ thng đài cơ sở ở nước ta
Chúng ta đã biết Đài Tiếng nói Việt Nam đã ra đời ngày 7/9/1945. Tuy nhiên, phải đến năm 1956, với sự giúp đỡ của Liên Xô thời kỳ đó, chúng ta mới bắt đầu xây dựng được các đài phát thanh tỉnh. Đến những năm 60, hệ thng đài huyện ở nước ta đã từng bước được tăng cường s lượng và nâng cao dần chất lượng. Nhiệm vụ chính của các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp phát sóng của đài Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để phản ánh về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động sản xuất điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập thể... Do s lượng đầu báo ở ta khi đó còn rất ít nên vị trí, vai trò của các đài huyện là rất lớn.
Sự phát triển cua khoa học công nghệ thông tin trong những năm cuối của thế kỷ XX đã tạo cơ s cho các đài huyện được trang bị những máy phát sóng ngắn và sự ra đời của hàng loạt trạm truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn...
Kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống đài cơ s luôn là một bộ phận hữu cơ trong hệ thng báo chí chính trị của cả nước. Đặc biệt là ở những khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, nơi có số lượng thính giả chiếm tới hơn 80% của cả nước, vai trò và tầm quan trọng của hệ thống này luôn luôn được khẳng định và ngày càng được nâng cao. So với đài Trung ương và đài tỉnh, các đài cơ sở có những ưu thế nổi bật là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ th đến từng người dân trong địa bàn. Trong thực tế, có những loại nội dung mà chỉ có đài truyền thanh xã, phường mới có thể đề cập đến được. Đó là những chuyện gần gũi với đời sống thường nhật như chuyện cấy cày, thời vụ, làng trên xóm dưới, rồi các hoạt động như bầu cử, đại hội, tiêm chủng, hội họp, ma chay, hiếu hỷ...
Có thể nói chương trình của các đài cơ sở từ lâu đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của các thính giả tại những khu vực này, trở thành người bạn chân tình chia sẻ những tâm tình, những buồn vui, trăn trở về mọi khía cạnh của cuộc sống; là nơi gợi m, hướng dẫn những mô hình, những cách thức làm ăn cho quần chúng nhân dân trong chủ trương “xoá đói giảm nghèo”; là người thầy, người bạn trong việc nâng cao dân trí và giao lưu văn hóa ...
Theo nguyên tắc tiếp nhận thông tin trong phát thanh cộng đồng, người ta quan tâm đến những vấn đề như: “nhà tôi, làng tôi, xã tôi, huyện tôi...hơn là những vấn đề của “nhà bạn, làng bạn, xã bạn”... Vì vậy, nếu xét từ khía cạnh này thì các đài cấp cơ s đã làm được những điều mà phát thanh cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành không thể làm được.
2. Những khó khăn, bất cập của hệ thống đài cơ sở
Về cơ chế tổ chức, quản lý
Những năm vừa qua, do việc quản lý tổ chức hệ thng của ngành phát thanh nước ta còn thiếu sự chỉ đạo thng nhất, tổ chức ngành bị phân tán, nhiều đầu mối, một s địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến sự nghiệp này nên hệ thng phát thanh phát triển không cân đốì, trang thiết bị thiếu đồng bộ, lạc hậu, không có sự nhất quán từ Trung ương đến địa phương, cơ s vật chất nhiều vùng bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện vẫn chưa có được những cơ chế, chính sách thoả đáng, tạo cơ sở cho các đài cơ s hoạt động và phát triển.
Bên cạnh đó, đến nay bản thân ngành phát thanh cũng chưa có một hệ thông tổ chức và mô hình quản lý thng nhất, hợp lý từ Trung ương đến tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn, thôn, bản.
Ngày 01/4/2003, Chính phủ đã đã ban hành Nghị định số 30/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam với tư cách là một cơ quan thuộc Chính phủ. Ngày 18/7/2003, Chính phủ ta lại ban hành Nghị định số 83/2003/NĐ-CP khẳng định: Đài Tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sự nghiệp quy định tại Nghị định s30/2003/ NĐ-CP ngày 01/4/2003 của Chính phủ”, về quan hệ với hệ thống phát thanh - truyền hình cả nước, Mục 4 của Điều 2 (Nhiệm vụ và quyền hạn) của Nghị định này đã nêu rõ: “Chủ trì, phối hợp với các Đài phát thanh, Đài phát thanh - Truyền hình địa phương về kế hoạch sản xuất các chương trình phát trên sóng quốc gia”.
Như vậy là cho đến nay, phương thức quản lý hệ thống đài cơ s ở nước ta vẫn chưa thực sự rõ ràng. Mỗi địa phương có những cách thức tổ chức, quản lý khác nhau đối với hệ thng này. Hiện nay, nưóc ta đang tồn tại 3 mô hình quản lý, tổ chức đối với hệ thống đài cơ sở như sau:
Một là, đài tỉnh quản lý trực tiếp toàn diện hệ thống các đài huyện, thị xã theo ngành dọc. Việc quản lý này bao gồm quản lý con người, tổ chức biên chế, ngân sách hoạt động, trang thiết bị kỹ thuật, phát triển sự nghip, quy chế hoạt động của ngành địa phương. Riêng hệ thng các đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, hợp tác xã... thì do các địa phương tự cấp kinh phí và quản lý hoạt động.
Hai là, đài phát thanh - truyền hình tỉnh chỉ thực hiện quản lý ngành đối với đài truyền thanh cấp huyện, thị xã. Đài truyền thanh huyện, thị xã và hệ thống các đài xã, phường, thị trấn, hợp tác xã... trực thuộc y ban nhân dân các cấp. Theo mô hình này, đài tỉnh chỉ có nhiệm vụ giúp đài huyện, đài cơ sở về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, bồi dưỡng đào tạo cán bộ. Đài tỉnh không quản lý con người, không cấp kinh phí, vật tư.
Ba là, đài tnh chỉ quản lý nhà nước, còn đài huyện là đơn vị do phòng Văn hoá - Thông tin huyện quản lý. Hệ thng đài xã, phường do ủy ban nhân dân xã, phường trực tiếp quản lý và cấp kinh phí hoạt động.
Rõ ràng là nếu xét về mô hình hợạt động của hệ thống đài cơ sở hiện nay ở nước ta có thể thấy tinh trạng tuỳ tiện, mỗi địa phương làm theo mỗi cách khác nhau. Do thiếu sự chỉ đạo thống nhất của ngành nên tuỳ vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà việc cấp phát kinh phí, biên chế, trang thiết bị vật chất – k thuật cũng có sự khác biệt rất lớn. Có nơi, đài xã, phường được ủy ban nhân dân huyện, thị xã trả lương, có nơi không có lương mà chỉ hoạt động một cách tự phát... Rõ ràng tình hình đó đã có những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và hiệu quả của hệ thống này.
Thực trạng trên đòi hỏi phải sm có mô hình quản lý, tổ chức thống nhất, phù hợp đối với các đài cơ sở nhằm tạo điu kiện cho hệ thống này ngày càng phục vụ đc lực cho công cuộc đổi mới ca đất nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá các loại hình thông tin, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thính giả ở các địa phương.
Về chất lượng nội dung và kỹ thuật
Trong nhiều năm qua, nhìn chung chương trình của các đài cơ s ỏ nước ta vẫn trong tĩnh trạng “mạnh ai nấy làm”. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương và năng lực thực tế của mỗi đài mà các chương trình được xây dựng, phát thanh nhiều hay ít, thưòng xuyên hay định kỳ. Các chương trình hầu hết đều trong tình trạng tự phát, do chưa được sự hướng dẫn cụ thể và sự quan tâm giúp đỡ, thẩm định. Các tín, bài và chuyên mục, tiết mục trong các chương trình phụ thuộc trực tiếp vào năng lực của cán bộ làm truyền thanh xã, phường và cũng phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm giúp đệ của các ban, ngành địa phường. Do việc tiếp phát sóng phát thanh của đài tỉnh, đài Trung ương còn thiếu những quy định cụ thê nên đã tạo ra sự lãng phí ln do các “khoảng trng” v thi gian. Chất lượng chương trình phát thanh của các đài cơ s nhìn chung chỉ là sự sáng tạo “ngẫu hứng” của những người thực hiện chương trình mà hầu hết trong số họ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng.
Tình hình đó đã gây ảnh hưng không nhỏ đến việc phát huy thế mạnh của phát thanh cơ sở trong việc phục vụ công cuộc đổi mới ở các địa phương. Rõ ràng là các đài cơ sở, nhất là cấp đài xã, phường không thể xây dựng được những chương trình phát thanh thực sự chất lượng nếu không được đào tạo, hướng dẫn, đầu tư và hoạt động trong một cơ chế quản lý thích hợp.
Bên cạnh những khó khăn, bất cập về nội dung như trên, những khó khăn về kỹ thuật hiện cũng đang là một trở ngại lớn trong hoạt động của hệ thống đài cơ sở, nhất là đối với các đài xã, phường, thị trấn. Trừ s không nhiều những địa phương có điều kiện tốt về kinh tế để quan tâm đến công tác phát thanh, hệ thống truyền thanh xã, phường các địa phương nông thôn nước ta thường gặp nhiều khó khặn về trang thiết bị kỹ thuật. Hệ thống truỵền dẫn âm thanh chủ yếu vẫn là qua dây dẫn và loa lớn. Rất ít đài xã có phòng bá âm riêng. Hầu hết các chương trình đều thu qua máy cát-xét hoặc đọc trực tiếp đo không có hệ thống thu thanh tiêu chuẩn, đồng bộ.
Trong năm 2005, 2006, Khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện đề tài nghiên cứu:“Hoạt động của đài truyền thanh phường trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại một số đài phường tiêu biểu và điều tra xã hội học đối với thính giả 7 quận nội thành Hà Nội nhằm thu thập những thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về phương thức quản lý, v kinh phí hoạt độngnhất là về thực trạng chất lượng nội dung và hình thức thể hiện của các chương trình truyền thanh đang được thực hiện tại địa bàn phưòng để từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Nghiên cứu này cho thấy: hiện nay thành phố Hà Nội vẫn duy trì được một hệ thống đài cơ sở gồm 5 đài phát thanh của các huyện ngoại thành (Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn) và 228 đài truyền thanh xã, phường, ở tất cả các phường thuộc 7 quận nội thành đều có đài truyền thanh phường đang hoạt động.
Hà Nội đang tăng cường phát huy hiệu quả của hệ thống này theo hướng kết hợp giữa truyền thanh có dâytruyền thanh không dây và dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn bằng truyền thanh không dây vào năm 2010. Tổng s kinh phí để thực hiện dự án này khoảng 4,3 tỷ đồng từ vốn ngân sách của thành ph.
Dự án này sẽ khắc phục được những nhược điểm của hệ thống các đài phường, xã hiện nay. Ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ mới này là hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của các loa công cộng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hệ thống truyền thanh không dây này sử dụng máy phát sóng FM. Máy phát sẽ được trang bị kỹ thuật s theo công nghệ tiên tiến. Hệ thống này không cần lắp cột và dây dẫn nên vừa đảm bảo an toàn (nếu có gió bão), lại không làm ảnh hưởng tới mỹ quan đường ph. Với hệ thống này, từ đài phát thanh phường, xã có thể thực hiện được việc tuyên truyền tới từng cụm dân cư riêng rẽ. Thời gian qua, mô hình này đã được thực hiện thí điểm ở một số xã, phường của huyện ngoại thành Sóc Sơn và quận Tây Hồ với kết quả rất khả quan...
Điều cần nhấn mạnh là không phải địa phương nào cũng có điều kiện kinh tế để thực hiện một dự án như thanh ph Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có thể coi đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ của phát thanh Hà Nội vì nó đã mở ra một hướng đi mà các địa phương khác có thể học tập, làm theo trong những năm tới.
Nói tóm lại, mặc dù đến nay chúng ta chưa thực sự có được những tổng kết, đánh giá khoa học đầy đủ, nhưng hoàn toàn có thể khẳng định được rằng: chương trình của các đài cơ s vẫn đang đáp ứng được nhu cầu của đông đảo nhân dân, là nơi phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước và cũng chính là nơi kiểm nghiệm tính hiệu quả của những chủ trương, chính sách đó trong cuộc sống.
Việc xác định rõ thực trạng, trên cơ s đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của hệ thng truyền thanh cơ s nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng của công chúng cũng chính là để ngành phát thanh Việt Nam hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã giao phó./.

1 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay, mình muốn liên hệ với tác giả nhờ mọi người chỉ giúp. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ gmail: congsangth@gmail.com

    Trả lờiXóa