(Bài viết này lược trích gần như nguyên văn từ cuốn sách về Phan Khôi)
1. Sơ lược về cuộc
đời làm báo của Phan Khôi
Ông bắt
đầu viết báo từ năm 1918 ở Hà Nội, rồi viết ở Sài Gòn, ở Hà Nội, ở Huế cho
đến năm 1941. Viết báo, ông nhằm ở một mục đích là đem lại khoa học và dân chủ
cho dân tộc Việt Nam, nên ngay từ đầu ông từng đả kích Khổng giáo chuyên chế và
đả kích Tống Nho duy tâm. Ồng tự thấy việc đả kích đó không có ảnh hưởng là
mấy, nhưng ông quyết đó là việc làm cần thiết để đi đến một nền dân chủ thực sự
cho xã hội Việt Nam. Ông thừa nhận quyền tư hữu là chính đáng. Ông nhìn nhận
thuyết tam quyền phân lập là nguyên tắc bất di bất dịch của một chính thể dân
chủ. Vì vậy, năm 1930, thấy dân chúng biểu tình ở Nam Bộ đưa ra khẩu hiệu là
“chia ruộng chia thóc của nhà giàu” thì ông lấy làm quái. Ông nghĩ, chỉ có nổi
cách mạng lên thì mới chia ruộng chia thóc của nhà giàu được, chứ kéo nhau đi
“đòi” của thực dân,
phong kiến sao được? Mãi sau này ông mới hiểu đó là bước khởi đầu của cách mạng (405).
Năm 1918,
trước khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, ông nhận được thư của Nguyễn
Bá Trác ở Hà Nội gửi về rủ ông ra đó làm báo Nam Phong của Phạm
Quỳnh. Ông thấy đây là một dịp tốt để cho mình thoát ra khỏi nhà, thoát ra khỏi
làng, nên hết sức vận động để được đi Hà Nội. Làm báo Nam Phong chưa đầy
năm, ông thấy mình không thể đi cùng đường với hai vị chủ bút ấy được, nên xin
thôi, lại về quê nhà.
Đầu năm
1919, Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn ra Hà Nội tìm trợ bút cho tờ báo của mình, Phạm
Quỳnh giới thiệu ông, đánh điện dặn ông ra Đà Nẵng, xuống tàu thủy gặp Bùi Quang
Chiêu. Ông đi liền, và kể từ đó bắt đầu sự nghiệp làm báo tại Sài Gòn. Tại đây,
ông viết cho báo Quốc Dân Diễn Đàn được hơn một tháng, thì không biết
Chánh mật thám Đông Dương L. Marty nói với Bùi Quang Chiêu thế nào đó mà họ đổi
ông qua làm cho báo Lục Tinh Tân Văn; tờ báo này bấy giờ do J. Sneider bán cho chính phủ thực
dân, (409) đặt dưới quyền
điều khiển của L. Marty. Mới làm được vài ba tháng chi đó, ông bị L
Marty trù ẻo
dữ quá, không chịu được, ông quyết từ chức rồi về quê nhà. Nhưng sau đó cái chí phải thoát ra khỏi lũy tre
làng lại giục
ông
đi.
Năm 1920,
ông đi Hà Nội. Tại đây, thấy trên báo có rao Công ty Bạch Thái của ông Bạch
Thái Bưởi
dưới Hải
Phòng cần tuyển chân thư ký bàn giấy. Lại có thêm lời giới thiệu của ông Nguyễn Bá Học, ông liền đi xe lửa xuống
Hải Phòng đầu quân
cho Công ty này. Chính thời gian ở Hải Phòng, ông đọc tờ báo Courier d’ Haiphong, thấy
nó chửi đảng Cộng sản bolchevik Nga liên hồi, thì ông lấy làm hoài
nghi, không tin,
bởi
ông lý
luận rằng: nếu đảng
Cộng sản bolchevik
Nga vô
đạo như báo ấy nói, thì họ làm sao lãnh đạo được dân chúng của cái đất
nước rộng lớn nhất địa cầu ấy, chống lại được mười bốn nước đế quốc
tấn công?
ông biết có chủ nghĩa cộng sản từ đó, nhưng chưa hề đọc được một chữ nào trong
các sách nói về chủ nghĩa ấy.
Năm 1921,
ông lên Hà Nộỉ làm báo Thực Nghiệp, được ít lâu thì kiêm thêm việc dịch Kinh Thánh cho Hội
Tin Lành. Từ đó ông ở Hà Nội luôn cho đến năm 1926, một vài năm về thăm nhà một lần,
thành ra dần dần ông sống cái đời của một anh viên chức…
Ông nghĩ:
làm báo mà muốn nói năng được ít nhiều điều bổ ích, thì phải làm ở Sài Gòn, vì ở đó kiểm duyệt có phần
dễ chịu hơn ở Huế hay ở Hà Nội. Vì lẽ đó, giữa năm 1928 ông lại vào
Sài
Gòn, thì ông thấy sự trong sạch và
kiên trì của ông, tự nó, đã phủ nhận những lời đồn ác ý: ông viết cho báo (412) Thần
Chung, năm sau lại viết thêm báo Phụ Nữ Tân Văn. Cây
bút viết báo của
ông phát triển mạnh trong mấy năm này. Trên tờ Thần Chung, ông bênh vực
cho đảng Tân Việt, cho Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, cho Việt Nam
Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học và ông công kích mạnh Khổng giáo. Trên báo Phụ
Nữ Tân Văn, ông bênh vực quyền lợi phụ nữ, công kích tam cang, công kích
chế độ đại gia đình; tự ông gây ra mấy cuộc bút chiến có ảnh hưởng. Ông lấy sự
tuyên truyền dân chủ, khoa học làm phương châm cho sự nghiệp viết báo
của mình, về sau ông còn viết báo Trung Lập
nữa, trên tờ báo này ông đã thẳng tay công kích đảng Lập hiến do Bùi Quang
Chiêu làm lãnh tụ.
Năm 1934
cho đến 1937, ông viết báo Phụ Nữ Thời Đàm ở
Hà Nội, báo Tràng An và báo Sông Hương ở Huế. Sông Hương
do chính ông dựng nên, chỉ sống được tám tháng. Trên mấy tờ báo này, ông cũng
theo một phương châm là tuyên truyền cho dân chủ và khoa học.
Năm 1938
đến 1940, ông đổi nghề, làm giáo sư trường tư ở Huế và Sài Gòn, nhưng vẫn
thường viết bài cho mấy tờ báo trong Nam và ngoài Bắc. Năm 1941, sau khi quân Nhật kéo
lên Sài Gòn, ông thấy cái dã tâm của người Nhật, lánh mình về nằm ở nhà quê cho
đến năm 1946.
2. Quan điểm của
Phan Khôi về Khổng - Mạnh
Có thể
nhận thấy rằng, trong cái kho tri thức của Phan Khôi, chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã có từ lâu, nhưng chỉ đến
những tháng ngày này, nó mới trở nên thật rõ ràng trong ông. Càng về sau càng
thấy ông hay sử dụng các nguyên lý khoa học này để làm nền cho các bài nghiên
cứu hoặc để soi sáng các nhận định của mình trong các bài nghiên cứu ấy. Một trong
những bài viết như vậy là bài Kiểm thảo cái gọi bằng dân chủ ở Trung Quốc
đời xưa, ông viết ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão (1951),
đến ngày 4 tháng 5 năm 1951 thì xong ở dạng bản thảo, dài 31 trang
viết tay, khổ 18 x 24,5 cm. Tiểu luận này có tầm quan
trọng đặc biệt bởi nó cho thấy những chuyển biến rất căn bản trong tư
tưởng của ông, nói rõ hơn là nó cho thấy ông hoàn toàn đứng
trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để soi xét lịch sử cổ đại, cả lịch sử cổ đại Trung
Quốc, cả lịch sử cổ đại Việt Nam, như ở một số bài viết nữa sau đó ít lâu.
Điều đó chứng tỏ rằng hai cái chủ nghĩa này là nhận thức luận của bất cứ ai
làm khoa học, chứ không phải là của riêng những người mác xít, như nhiều người
vẫn tự nhận.
Trong bài
này, ông cho rằng: lâu nay trong học giới, không luận ở nước Tàu hay nước ta,
có nhiều người tin rằng cái mà đời nay chúng ta gọi bằng “dân chủ”, thì đã có ở
Trung Quốc từ đời
xưa rồi, chẳng những về lý thuyết mà cả về thực tiễn nữa. Những người này, về
lý thuyết, thì căn cứ vào cái câu của Mạnh Tử “dân vi quý, quân vi khinh”;
còn về thực tiễn thì căn cứ ở cái danh từ “cộng hòa” xuất hiện ở thời kỳ sau Lệ
Vương đời Tây Chu, cách thời chúng ta gần ba ngàn năm.
Ở nước
ta, sự nhìn nhận ấy bắt đầu từ một số nhà nho tiến bộ sau khi đọc các sách “tân
thư” từ Trung Quốc truyền sang và lan rộng trong giới thanh
niên trí thức mới từ ngót ba mưoi năm trở lại đây. Phan Văn Trường (1876 - 1933) là một nhà vận động
chống Pháp có cùng chủ trương dân chủ với Phan Châu Trinh, trên tờ báo
tiếng Pháp L’Annam
khoảng năm 1926 - 1927 của ông, cũng luôn luôn để câu của Mạnh Tử Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh ở góc trên
đầu tờ báo để làm tiêu ngữ. Báo này còn có những bài nhắc đến chủ nghĩa dân chủ, cho
rằng cái chủ nghĩa ấy không xa lạ gì với chúng ta, nó cũng không hẳn là
từ phương Tây truyền sang, mà hai ngàn năm trước ở phương Đông cũng
đã có
rồi. Hơn thế, tờ báo còn xác quyết rằng Mạnh Tử là người
phát minh
ra chủ nghĩa dân chủ ở Trung Quốc! Cái tư tưởng dân chủ gần như
phổ biến ở nước ta là từ hồi Khải Định chết
và Bảo Đại
đi
sang Pháp, lại chịu ảnh hưởng của tờ báo tiếng Pháp L’Annam,
cho nên đến
bây
giờ, trong giới trí thức của chúng ta, hễ nói đến dân chủ là không
quên nhắc đến Mạnh Tử.
Ở Trung
Quốc, sau cuộc chiến tranh Nha phiến, đủ thứ tư tưởng học thuật của Âu châu tràn
sang, Liền có những
người muốn vớt vát thể diện quốc gia, viết ra những cuốn sách để tỏ ra rằng mọi học thuật
tư tưởng của Âu châu, cái gì cũng đã có ở
Trung Quốc từ đời xưa hết. Giá như chỉ có thế thì không đủ thành ra vấn
đề.
Trước cách mạng Tân Hợi, những học giả đứng đắn như Nghiêm Phục, Lương Khải
Siêu tiếp tục tuyên dương Mạnh Tử cũng với cái ý ấy. Điều đó cũng không
lấy làm lạ. Đáng lấy làm lạ là cái kiến giải ấy cũng vẫn còn cứ rớt lạì
giữa
các học giả duy vật ở Trung Quốc ngày nay.
Đến đây,
ông dẫn ra một vài đoạn trong sách Trung Quốc thông
sử giản biên của Hộì Nghiên cứu Lịch sử Trung Quốc, xuất bản
năm 1948, để chỉ ra rằng: không dừng lại ở đó, những
học giả Trung Quốc đời nay còn tiến tới cho rằng chẳng những Mạnh Tử, mà cả
Khổng Tử cũng là người đề ra học thuyết dân chủ ở Trung Quốc. Ông cho rằng, trên
thực tế, không có căn cứ xác đáng nào để đưa ra những lời phán
đoán như thế.
Ông dành phần quan trọng trong bài
viết của mình,
với những cứ luận rút ra từ chính lịch sử Trung Quốc được thể hiện trong các
pho sách cũ,
như Mạnh Tử; Luận ngữ; Trung dung; Đại học; Hệ từ Kinh Dịch;
như Bá Nha cầm của Đăng Mục cuối triều Nam Tống; như các cuốn Minh di
đãi phỏng lục của Hoàng Tông Hi, Tiềm thư của Đàng
Nhân và Ngạc ruộng của Vương Phu Chi đầu triều Mãn Thanh; cuốn Thông
giám luận của Lục Sinh Nam giữa triều Mãn Thanh, để bác bỏ cách nhìn nhận
ấy. Ông
cho rằng: Cái gọi là dân chủ ở Trung Quốc từ Mạnh Tử đến Hoàng Tông Hi không
gọi được là chủ nghĩa, cũng không gọi được là học thuyết. Theo ông, các ông ấy
chỉ
đưa ra một cái khuynh hướng của mình về một vấn đề mà thôi, chứ không hề giải quyết
vấn đề cho dứt khoát, không hề nghĩ đến việc lập ra một chế độ mớí để thay
thế cho cái chế độ cũ đã thối tha mục nát. Đã không nghĩ lập ra chế độ mới cho nên
không đi đến dần chủ thực sự được mà cũng không đi đến quân chủ lập hiến được./.
(Xin mời nghiên cứu tiếp trong phần 2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét