Nói một cách thiếu khiêm tốn thì hắn đã và đang tham gia nhiều việc
liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu, từ việc nghiên cứu trong việc học tập
đến việc tham gia các đề tài nghiên cứu từ cao đến thấp.
Nhưng, có điều hắn phải tự thú là cho đến tận bây giờ việc nghiên cứu
của hắn cứ tự nhiên với những gì hắn hiểu hoặc hắn biết, chưa hẳn là dựa trên
một chuẩn mực khung nào của việc nghiên cứu. Năm ngoái, sau khi nghe có đứa bị
out trong lần bảo vệ đề tài nghiên cứu chỉ vì không trả lời được câu hỏi rằng
đề tài nghiên cứu của anh dựa trên “khung lý thuyết” nào? Hắn đem câu hỏi tương
tự hỏi mấy thằng đang làm master về quản lý khoa học ở trường nhân văn, mấy
thằng trả lời tưng tưng là điều đó hoàn toàn do các thầy hướng dẫn, thầy bảo
sao thì làm thế. Hắn mới hỏi lại nếu thầy không bảo hoặc thầy cũng không biết
thì sao… câu trả lời là im lặng.
Nói “chưa hẳn” ở trên là vì phương pháp nghiên cứu khoa học hầu như ai
cũng đã được trang bị như một môn học bắt buộc ngay từ hồi sinh viên. Nhưng đó
là những kiến thức cao xa vô cùng, uyên bác vô cùng… Còn những kiến thức nhỏ
bé, gần gũi với những khái niệm cụ thể thì chắc phần lớn chẳng cụ nào biết.
Hôm qua, bỏ hơn 30k mua được cuốn sách, thật rẻ nhưng thấy hữu ích nên
giới thiệu lên đây hầu các cụ đang làm công tác nghiên cứu. Trong đó, có thể
trả lời được những câu hỏi nôm na như sau:
- Tại sao phải xác định một vấn đề nghiên cứu?
- Khu biệt một vấn đề nghiên cứu tổng quát
như thế nào?
- Nhận diện những yếu tố của vấn đề
- Phát biểu câu hỏi tổng quát và chọn lựa đề
tài nghiên cứu cụ thể
- Xác định một vấn đề nghiên cứu cụ thể như
thế nào?
- Chọn lựa một vấn đề nghiên cứu cụ thể
- Phát biểu câu hỏi nghiên cứu cụ thể
- Làm thế nào để kiểm chứng giả thuyết?
….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét