Văn nghệ Việt Nam hiện tại đang cần phát huy cá tính để khai thác tiềm năng sáng tạo của con người. Kêu gọi “cởi tróỉ” trước hết,
thiết nghĩ cũng là cởi trói cho cá tính. Bởi vì mục đích cuối cùng của chúng ta như Mác đã nói, là tạo ra một xã hội trong đó sự phát trién tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát
triển tự do của tất cả. Điều
đó đòi
hỏi phải nâng cao ý thức về cá tính; đối thoại với ý thức cá tính của mọi xã hội và thời đại, trong mọi lĩnh vực đời
sống, bao gồm
cả văn học
cổ và kim.
Cho đến nay, vẫn có người hiểu cá
tính là tính độc đáo tự nhiên của con người, nhưng một quan niệm có căn bản triết
học thì phải nhận định rằng cá tính là một hiện tượng xã hội, lịch sử, kết
quả của sự phát triển văn hóa, xã hội trên cơ sở các thuộc tính tự nhiên. Có thể nghĩ
rằng, ở đâu và thời nào cũng tìm được những người có cá tính độc đáo,
thú vị. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là một quan niệm
về cá tính ngự trị trong xã hội sẽ quy định, cho phép người ta nhìn nhận cá
tính tới mức nào, và ngược lại, ý thức về cá tính ấy lại quy định
các mô hình phát triển cá tính cụ thể ra sao.
Xét chung, văn học cổ thuộc
vào giai đoạn văn hóa quần luân, trong đó bản chất con người bắt nguồn từ quan hệ cộng đồng, giá trị
cá nhân nằm trong giá trị quần thể (t174). Nói như Mác, đó là
giai đoạn văn hóa mà mỗi cá nhân cảm nhận đặc điểm chung của
tầng lớp, đẳng cấp như lá cá
tính tự nhiên của
mình. Con người ý thức cá tính của nó trong các
chuẩn mực. Đó là “anh hùng”, “nhà thông tháị” của người Hi Lạp
cổ, là “công
dân” của người La Mã cổ,
là trượng phu, quân tử của người Trung Hoa cổ, hoặc là hiệp sĩ có danh dự của châu Âu trung đại, “con
người vạn năng”
của thời Phục hưng, “Gientơlơmen” của người Anh thế kỷ XVIII
v.v...
Với ý nghĩa đó, một số nhà
nghiên cứu cho rằng khó mà vận dụng khái niệm cá tính vào những người như Antigôn, Trixtan, Gian
Đác, Xôcrát, Ôguytxtìn...
Cả nhà sư Nhật tài hoa Ichkiu
Xôdiun thế kỷ
XV, người tạo ra vườn đá, đạo trà cũng vậy, bởi vì dù khác nhau như thế nào hoạt động
của họ đều nhằm
khẳng định mình trong cái vô ngã. Bản thân từ “cá nhân” được cấu tạo bằng từ individu, nghĩa là một cái không thể chia ra thêm nửa của một cái đã được chia ra
từ cái chung!
Ý thức thực sự
về cá tính như một
phạm trù văn hóa mới mà ta thường
nói, nhưng không phải lúc nào cũng ý thức được rõ, thực ra chỉ hình thành ở châu Âu từ Gớt, Humbôn, Điđơtô, Buypphông, Căng... kết thúc một quá trình ý thức nhen nhóm từ Môngten. Đecác... Đó là bước ngoặt lớn tạo ra
một hệ quy chiếu mới để ý thức cá tính con người như một giá trị tự thân. Giá trị tự thân là cái khổng có tiền lệ, không thể so sánh và
bắt chước theo kiểu noi gương, khó tránh khỏi những cách hiểu tuyệt đối, cực đoan. Thoạt đầu, người ta ý
thức nó qua
khái niệm thiên tài. Điđơrô xem thiên tài là cái không có quy tắc,
Căng xem thiên tài là kẻ
tạo ra quy tắc cho nghệ thuật. Buypphông ý thức cá tính qua phong cách: phong
cách ấy là con người, ít
lâu sau
trong thế giới tha hóa tư sản người ta ý thức cá tính qua phạm trù “quỷ
sứ” (Bàirơn,
Lécmôntốp...) (t175) hoặc qua “thân
phận cô đơn” như chủ nghĩa hiện sinh của thế kỷ này... Sự phát triển tự do của
cá nhân mà chúng ta mơ ước trong tương lai sẽ đem lại một thời, khi đó, sự đối lập “chủ
nghĩa cá
nhân” và “chủ nghĩa tập thể” sẽ không còn ý nghĩa, bởi vì một chủ nghĩa tập thể tối cao không phải là cái
chuẩn mực cộng đồng giản đơn trùm lên cá tính, mà là một sự thống nhất tự do của những cá tính có ý thức phát triển ngang quyền, giao tiếp và đối thoại
với nhau để cùng phát triển bản thân và xã hội.
Sự ý thức về
cá tính
trong văn học cổ Việt Nam nói chung không thoát khỏi quy luật phổ biến, nhưng có
tính đặc thù. Trong văn hóa quần luân, khi mà “khắc kỷ phục lễ”, “tiên học lễ
hậu học văn” (lễ là một phạm
trù chính trị - đạo đức phong
kiến) là
phương châm răn mình, luân thường là khuôn đúc của nhân
cách thì cá tính có thể
tự ý thức được bằng cách nào ngoài các phạm trù “siêu chuẩn” hoặc “phi chuẩn”? Các phạm
trù đó có thể
là “anh hùng”, “kỳ khí”,
“tài tình”, “nghịch tử” hoặc các phạm trù tướng số, vận mệnh. Nó cũng được ý
thức qua phạm trù “tâm sự” mang tính chất trữ tình - Nguyễn Trãi, một đời “phỏng
dạng đạo tiên nho” đặ tự ý thức mình trong “tài” ngạo sương tuyết, tế thế, kinh
bang: “Đống lương tài cố bằng mấy mày, Nhà cả đòi phen chống khỏe thay!”. Nhưng
cũng như số mệnh, đó là “loại
cá tính”, ông cũng
cô đơn, nhưng lại là “cô trung”. Quan niệm cá tính này còn ảnh hưởng mãi tận
sau này. Nhưng đến thời
Nguyễn Du với sự suy đồi của xã hội và của ý thức phong kiến, các trượng phu, quân tử nhường chỗ
độc tôn một thời của nó cho các tàí tử xuất hiện trên văn đàn... (t176).
Nhưng tài
không giản đơn là cái để
khoe mà kiếm ăn và hưởng lạc, xét từ góc độ văn hóa, nó chính là một
phạm trù để ý thức về cá tính, để nhận ra cái giá trị tự thân không lặp lại của
con người. Người tạ tự khẳng định mình bằng cái tài. Người ta cũng thất vọng lớn bằng cái
tài. Nguyễn Du trong thơ chữ Hán kêu lên: “Trời giáng kỳ tài mà
không có chỗ dùng”,
“Phàm người có kỳ khí thì trời đất ghen ghét”. “Tài mệnh tương đố” là khái quát về
thực trạng cá tính bị vùi dập. Nhưng đáng chú ý là cái mô hình tài ở thời này, “Tài tử” không phải là “người
tài” theo quan niệm thông thường. Người tài tử là kẻ lấy “ngông” làm tài, tài
thoát ra các thói tục,
vì vậy nó gắn rất chặt với tài tinh. Ngông là một hình thức đặc thù của cá tính trong
văn hóa quần
luân. Từ đây trở, đi cho tới đầu thế kỷ này, có nhà văn nhà thơ nào có cá tính mà không “ngông”?
Hồ Xuân Hương., Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguỵễn Khuyến, Tú
Xương, cho đến Tản Đà rồi Nguyễn Tuân sau này... Mỗi người ngông mỗi vẻ, nhưng
đều có cái
chung là vượt lên, đi
ngựởc lai thói thường một cách lộ liễu. Nhưng cái ngông Việt Nam nặng về để
chơi, để ngạo, để tự biểu hiện. Con hiếm
cái ngông kiểu Prômêtê hay Phaoxtơ. Cái ngông của cá tính Việt Nam thường hướng
tới sự khinh mạn mà ít làm ra cái mới. Thâm trầm hơn là hình thức
“tâm sự” mà
Nguyễn Du gọi là “tấc riêng”, “tấm riêng”, “một mình minh biết, một mình mình hay”. Đó là phạm vi thương tâm nhất của kiếp người khi cái tôi bị bỏ quên, bơ
vơ, khát khao một niềm thông cảm của hậu thế. “Sầu”, “hận”, “oan”, “oán” có lẽ là những
phạm trù mỹ học chủ yếu để ý thức cá tính trong thơ văn xưa. Sầu là ý thức về
sự bất lực trước một ước mơ tan vỡ, hận là cái đau đớn cho một khả
năng bị phí hoài oan là ý thức về những giá ) trị bị chà đạp vô cớ, oán là tiếng kêu của
cá tính bị
vùi dập (t177).
Mấy chục năm
trước cách mạng Tháng Tâm, trên văn đàn công
khai một “thời đại chữ tôi” xảy đến. Nếu
các cá tính cách mạng tự ý thức mình trong vai trò sứ giả và xả thân, thì trong
văn thơ lãng
mạn, cái tôi tự ý thức dưới hình thức cởi mở của
cảm giác trẻ trung, thành thực có tính
chất tự thú, tự ngắm và
tự nghiệm. Chính sự thành thực đã giải phóng cá tính, giải phóng cảm giác, tưởng tượng, giải phóng sức diễn
đạt và cảm nhận ngôn từ. Chính sự thành thực của cảm giác cá nhân được giải phóng làm cho thơ
văn đa
dạng chưa từng có. Cái
buồn, sầu vẫn là
phạm trù mỹ học chủ đạo
để cá tính tự ý thức về sự mong manh, bất !ực và khao khát của mình. Nói như
Hoài Thanh là do “thiếu
một lòng
tín đầy đủ”, nhưng nó phố biến hơn, và nhiều
lúc được ý
thức như một cái gi thuộc bản thể của tồn tại.
Trong văn học cách
mạng sau 1945, cá tính chủ yếu
được hiếu như là biểu hiện
cá thể của cái
chung, 1à cái
tạo thành sự đa dạng của cái chung. Nhiều người hiểu cá tính là cái “tạng”,
một đặc trưng gàn như thế chất, như thế tạng nhiệt, tạng hàn, một cái
gì bẩm sinh hơn là sản phẩm xã hội. Nhiều khi cá tính được hiểu qua
đặc điểm môi
trường: cá tính Nam
Bộ, cá tính Nghệ Tĩnh. Cá tính còn được hiểu là bản lĩnh trong sự thế
hiện cái chung. Quan niệm cá tính đó không
mở ra ở phía cá tính tư tưởng
sáng tạo, ở tình cảm chân lý, ở khả năng lệch chuẩn để tạo ra cái mới. Đó chính là lý đo làm cho văn học Việt Nam thời gian qua chưa được phong phú,
bởi vi sự phong phú thực
sự của văn hoc, thiết nghĩ là
phong phú về tư tưởng,
quan niệm, chứ không phải do có
nhiều cái tạng (t178).
Văn học Việt
Nam đang nhận thức lại cá
tính, đánh giá lại vai trò cá tính trong cuộc sống, đang tìm một quan niệm mới để cá tính
được phát triển thuận chiều. Cá tính sáng tạo trong văn học trước hết là một người tiên giác, là năng lực đưa ra
những ý tưởng mới về đời và con
người có căn cứ sâu xa. Những
ý tưởng ấy
thoạt nhìn
có thể
còn lạ lẫm, khó chấp nhận, nhưng chắc chắn sẽ trở thành được chấp nhận và phổ biến, trong ngày mai. Chức năng dự báo của văn học đâu
phải là báo
trước những sự kiện, sẽ xảy tới như không ít người hiểu lầm. Đó là dự báo kiểu thầy bói!
Văn học báo
trước những ý tưởng, những cách nghĩ cần có và sẽ trở thành
phổ biến. Cá tính hôm nay mang
nội dung
gì, nó tự ý thức qua những phạm trù nào, đóng vai trò gì là những vấn đề đang cần được xem
xét. Điều chắc
chắn là
cá tính đang thức tỉnh, đang tự xét, cựa quậy, tìm tòi, và đang ước mơ một
thời được phát triển tự do (t179).
|
Văn nghệ, số 23/1990
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét