Đọc
sách: Văn học Việt Nam
1900 – 1945
(Nhà
Xuất bản Giáo dục)
|
Chương XIII
(1892
- 1954)
|
IV. VIỆC LÀNG VÀ TẬP ÁN CÁI ĐÌNH
Với
danh nghĩa phong
trào phục cổ, bảo tồn quốc túy, bọn thực dân và lũ bồi bút ra sức
kêu gọi khôi phục lại nền văn hóa phong kiến bảo thủ và lạc hậu. Bùi Đình Tá (Một
làng Annam - 1937) cũng như đảng Dân chủ Đông Dương của bọn Michel Mỹ, Đỗ Hữu Thịnh - cái thai trứng nước của Thống
chế Pagès Nam Kỳ - ra sức tô son vẽ phấn cho cái làng phong kiến cổ xưa với tất cả
những tôn ty trật tự, những hủ tục ở chốn đình trung. Ngô Tất Tố đã viết hàng
loạt bài vạch mặt bọn
chúng. Ông cho rằng hô hào giữ lấy những lề thói xưa, giữ lấy những nền móng trật tự của
cái làng phong kiến Việt Nam thuở trước, chẳng qua là muốn cho “dân chúng cứ
phải làm thân con rùa trong câu phong dao “ở đình đội hạc, ở chùa đội bia”, khẩu hiệu đó
chỉ có lợi
cho mấy ông địa chủ trong đảng Dân chủ Đông Dương chứ có lợi gì cho
dân chúng” (hết 407).
Từ năm
1931, trên báo Đông Phương của
Mai Du Lân, với bút danh Lộc Hà, Ngô Tất Tố đă tiến hành một cuộc “Điều tra vè
phong tục các làng, vì việc đình trung ở thôn quê”. Năm 1939 ông cho
đăng dần lên báo phóng sự Tập
án cái đình. Năm
1940 phóng sự Việc
làng được đăng
trên Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan và năm 1941
được in thành sách.
Cuộc
điều tra năm 1931 trên Đông Phương xoay
quanh bốn vấn đề chính:
"Phong
tục đồi bại ở
thôn quê;
Những
đám kiện cáo, ẩu đả vì tranh giành ngồi thứ trong đình mà ra;
Tư
tưởng quyến luyến quê hương của người nhà quê;
Tất cả
những chuyện nói trên
đều xảy ra chung quanh cái đình vì “cái đình ở thôn quê cũng như cái sân đại trào của nước quân chủ”, “trong mắt người dân
quê, cái đình tức là chỗ tôn nghiêm vô thượng mà cũng là nơi hy vọng cuối cùng”. Còn “Thành hoàng ở
thôn quê cũng như ông vua chư hầu ở trong chế độ phong kiến. Ông vua ấy tuy
rằng đã chết mà có sắc
mệnh tước phẩm của hoàng đế ban cho hẳn hoi thì cũng như vua sống vậy”[2].
Chính vì thế mà dân quê có “cái tục kiêng tên Thành hoàng ở
các làng
cũng nghiêm khắc như lệ
kiêng tên húy của nhà vua”, ví như Thành hoàng tên là Cao Sơn thì tất cả câu đối mừng
phúng đều phải
tránh dùng hai chữ đó hoặc
dân làng
phài đọc chệch ra là “kiêu san”. “Thấy đồ dạy học, trai
rể ở rể mà không
kiêng tên Thành hoàng của làng mình ở thì sẽ bị mắng giữa mặt.
Phường chèo
hát thuê ở đình mà
hát phải tiếng tên
Thành hoàng thì người
cầm chầu lập tức cắc trống đuổi
ra, dù lúc hát là ban đêm cũng không ở lại một phút
nào cả”.
Việc
cúng tế Thành
hoàng cực kỳ kính cẩn và
long trọng. Tuần nào tiết ấy, dân làng cứ theo lệ mà sắm sửa, lệ đáng giết lợn
thì giết lợn, lệ đáng
giết trâu thì giết
trâu. Đến việc lựa chọn người thủ từ coi việc đèn hương lại càng phiền phức hơn
nữa. “Quanh
năm người thủ từ phải ngủ ở đình hay đền.
Làng nào lệ ngặt, thì thủ từ lúc nào cũng bận quần đỏ, bước xuống đất phải
đi giày hay dép, ra sân ra đường phải đội nón. Thủ
từ mà có vợ
chửa thì làng an vạ”.
Tất cả những hủ
tục nặng nề, phiền phức ở chốn
đình trung, theo Ngô Tất Tố, đã biến cái
làng Việt Nam cổ xưa thành một triều đình
phong kiến thu nhỏ, mà ở đây, lợi dụng sự mê
tin của dân
chúng, bọn thực dân
phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột của chúng: “Bày ra một cái
triều đình
giả dối, lấy (hết 408)
ông thần gỗ tôn lên ngôi báu, lấy
tổng lý làm công khanh, lấy thịt xôi làm bổng lộc để họ ham mê áo mũ xênh xang,
trổng giong cờ mở. Những vị thần gỗ ấy, ngoài những đấng anh quân lương tướng mà ngày nay họ dùng làm ông ngoáo ộp để trừ tà, trị
bệnh, bói thẻ
cầu
mộng, lợi dụng cái lòng mê
tín dị đoan của lũ đen khờ
dại, lại còn lẫn cả thần ăn trộm, thần ăn
mày, thần chết
trôi, thần gắp phân, thần loạn dâm... Đấng tối linh
của họ đã có cái lịch sử, cái sự
nghiệp khốn nạn như thế thì những kẻ sùng bái tất nhiên là những kẻ ngu
tham ngoan ngạnh, thằng
khốn ăn vào đấy, thằng dại khổ vì đấy” (Cứ đé cho nó
chết).
Bộ mặt
thật của những “thói
tục nơi góc điếm sân đình” là
như thế, nhưng chính quyền thực dân phong kiến vẫn chủ trương duy trì các hủ
tục, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu tối, lạc hậu.
Trong
hai phóng sự Tập án cái đinh và Việc làng, Ngô Tất Tố
tìm cách phơi trần
những sự thật xấu xa vê các hủ tục ở nông
thôn, xem đó là một cái gì vô lý “quái
gở”, “mọi rợ” và đặt chính
quyền thực dân trước trách nhiệm phải giải quyết. “Thế mà hết đời
này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy
mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!” (Cứ để cho nó
chết). “Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi.
Vậy mà nó vẫn
được coi như vị thần thiêng, không ai đả động đến nó... Lạ thay!” (Lớp người bị
bỏ sót). Toàn bộ hai phóng sự Tập án cái đình và Việc làng sẽ
giải đáp câu hỏi băn khoăn đó và là một lời kết án đanh thép bọn thực dân phong
kiến về những
thủ đoạn thâm hiểm
của chúng ở nông thôn. Các
giai cấp thống trị đã duy trì ở làng quê nhiều kiểu bóc lột: có hình
thức trắng trợn (sưu thuế, địa tô, cho vay nặng lãi, khoanh vùng cắm đất làm đồn điển), có kiểu bóc lột nấp sau
các hủ tục, hương ước của từng vùng, lại có hình thức làm tiền được ngụy trang kín đáo hơn sau các bức màn tôn giáo và mê
tín dị đoan. Những hủ tục, những luật lệ vô lý thực chất cũng là một thứ thuế trá hình mà bọn
phong kiến địa phương đánh vào đầu những kẻ thấp cổ bé miệng ở nông thốn. “Làng
là bọn đó chứ có ai đâu”. Không tuân theo
chúng, không chịu khuất phục trước uy thế của chúng tức là không tuân theo lệ
làng, lập tức bị làng ngả vạ. Chúng cứ việc “mua lợn, mua rượu, mua gạo đem ra điếm làng mà ăn.
Phí tổn bao nhiêu, người có lỗi phải
chịu” (Một tiệc vạ). Ưu điểm của phóng sự Việc
làng là không
dừng lại ở những hiện tượng tiêu cực trên bề mặt như Làm dân của
Trọng Lang, mà thông qua việc miêu tả nạn xôi thịt ở chốn đình trung, Ngô
Tất Tố đã lên án bọn cường hào lý dịch lợi dụng hủ tục để bóc lột nông dân. Đó là cái
lý do chủ yếu cắt nghĩa tại sao những hủ tục vẫn tồn tại đời này
qua đời khác “như
một vị thần
thiêng”,
không ai dám đụng chạm đến, và cũng thông qua thiên phóng sự về những hủ tục
này, một lần nữa,
nhà văn Ngô Tất Tố lại có dịp nói lên
nỗi thống (hết 409)
khổ của nông dân. Có người phải dỡ cả nhà bán lấy củi để lo một cỗ oản tuần sóc, có người phải bỏ
làng ra đi vì không đủ tiền mua cỗ cho một đứa bé mới lên năm tuổi, có người phải đi ở kéo xe làm cái kiếp ngựa người để
trừ một “món nợ chung
thân” vi lo
đám tang
cho vợ, có kẻ bị
làng “ngả vạ” uất ức quá
phải thất cổ tự tử!
Mỗi
truyện trong Việc làng là một tấn thảm kịch ngắn và Việc
làng, Tập án cái đình bổ
sung cho Tắt đèn đã làm thành một tấn bi kịch lớn
của nông thôn Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến. Tuy nhiên nếu như Tắt đèn tâp
trung ca ngợi bản chất tốt đẹp của nông dân thì Việc làng bắt đầu nêu lên một
số hiện tượng tiêu cực trong tư tưởng và tâm lý người nông dân trong xã hội cũ.
Cái tâm lý hiếu danh, cái tâm lý xôi thịt ở chốn đình trung áy, một nhà Việt
Nam học ở Pháp gọi là chủ
nghĩa cái
đình (dinguisme) và coi đó là bản chất của nông dân Việt Nam, là “tinh thần dân tộc” Việt Nam! Đây
là một sự ngộ nhận tai hại về người Việt Nam trước Cách mạng, ông viết: “Trong ba chục
truyện ánh lên từ mọi chiều như một
chiếc kính vạn hoa (kaléidoscope), với màu sẫm tối, Ngô Tất Tố đã
miêu tả những người nông dân
Việt Nam cùng thời với AQ, cũng với một tiếng cười ra nước mắt. Hai chục nhân
vật mà nhà văn cắm ở trang này
dòng nọ giống nhau như anh em. Họ cũng ngớ ngẩn, cũng dễ có cảm tình và đáng
thương như những
người anh em chú bác Trung Hoa, mặc dầu cái tật của họ lại ở phía khác. AQ chịu đựng một
cách nhẫn nhục những trận đánh nhưng lại tự thuyết phục là chính mình đòi hỏi
như thế. Những người dân quê của Ngô Tất Tố đút đầu vào miệng hổ với
hy vọng đến lượt mình sẽ thành hổ... Hoàn toàn giống như Lỗ Tấn, bằng cách của
mình, Ngô Tất Tố viết nhật ký của người điên để chống lại bệnh điên tập thể (la folie collective). Cả hai đều chế giễu
tinh thần dân
tộc với hy vọng cứu dân tộc của mình). Đúng là Ngô Tất Tố có chế giễu và phê
phán cái tâm lý hiếu danh,
cái tư tưởng xôi thịt ở chốn đình trung. Nhưng ông không coi đó là bản chất
của nông dân, càng không xem đó là “tinh thần dân
tộc”. Với
kiến thức uyên
bác về sử học và xã hội học, ông chứng minh rằng cái đình có từ đời Lý (Căn cưóc của cái đình) nhưng
việc dùng đình làm
nơi tụ họp ăn uống
thì mới có từ đời Trẩn Thủ Độ. Trần Thủ Độ chia ra ngôi thứ ở chốn đình trung,
đó là cái “thuật
ngu dân” thâm
hiểm. “Thâm ý
của cái chế độ đình trung này là cốt thu hẹp tầm tư tưởng của dân quê lại. Vì theo đúng
chế độ ấy, thì những người ăn trên ngồi trốc ở một làng, đối với dân làng cũng có quyền bính
lộc vị như người ăn trên ngồi trốc của một nước. Điều đó đủ làm cho hạng người
tư tưởng nông hẹp
lấy làm vinh dự. Và càng đủ khiến cho nhiều kẻ thấy cái vinh dự ấy mà suốt đời chỉ mơ mộng
vào cái ngôi ăn chốn
(hết 410) ngồi ở đình trung mà khống nghĩ đến việc gì khác.
Nói cho
rõ nữa,
cái chế độ ấy cốt làm cho dân quê chỉ biết
có làng
mà không
biết có nước. Chỉ tranh nhau
quyền bính
lộc vị ở trong
làng mà không
thiết đến quyền bính
lộc vị ở trong
nước. Đó, cái
thuật “ngu
dân” là ở chỗ đó. Chỗ đó rất lợi cho việc
cai trị mà rất hại
cho tư cách người.
Ngô
Tất Tố đã tố
cáo chính sách ngu dân của giai cấp phong kiến. Sau này, chính sách bảo tồn quốc túy của
bọn thực dân, chủ trương duy tri những hư danh ngôi thứ ở chốn nống thôn, theo
Ngô Tất
Tố, cũng rất là
thâm hiểm. Nó làm
cho một số người lao vào tranh cướp nhau một chỗ ngồi ở chốn đình
trung, lấy đó làm
lẽ sống cao nhất và tất cả đều quên mát cái
sự thật đau đớn: mình vẫn là thân nô lệ! Chẳng qua anh nô lệ
này cưỡi lên đầu anh nô lệ khác mà
sống và dưới đáy xã hội là
đám cùng đinh thì đành chịu cái kiếp con rùa trong câu phong dao cổ.
Kết
quả của việc chạy theo hư danh, ngôi thứ là sự lục đục, chia rẽ ở nông thôn. Bọn lý dịch
tuy hùa nhau ăn hiếp cánh áo ngắn nhưng chúng lại chia ra năm bè bảy cánh kình địch nhau, có khi đâm chém nhau vỉ “một chức tiên chỉ” (Cái án ông cạ). Đến cả những “môn đồ của
Khổng Phu Tử” trong
hội tư văn, phần lớn
là bậc khoa hoạn, “mặc áo
thụng lam, đội mũ nhiễu hoa bạc” mà cũng đánh nhau chí tử vì một chiếc lăm lợn,
gây nên một tấn bi
hài kịch ở khu văn chỉ: "Cái gỉ
thế nhỉ? Cớ sao người ta lại bận lễ phục để đi đánh nhau? Hay là ở đây cũng là
cửa Khổng sân Trình cho nón dù là đánh
nhau, càng
phải giữ lễ” (Một chiếc lăm lợn). Trong một xã hội người bóc lột người, ý
thức hệ của
giai cấp thống trị là ý
thức hệ thống
trị. Các bậc đàn
anh trong làng hiếu danh như thế, ham chức tước bổng lộc như thế thì lẽ tất nhiên một nông dân có cái tâm lý: “một miếng thịt
giữa làng bằng một
sàng xó bếp”, “một miếng thịt
làng bằng một
sàng thịt mua”. Điều đó là một quy luật không tránh khỏi. Vì thế
mới có người
bán cả gia tài, cho
vợ đi ở vú để lấy tiền mua một
chức “lý cựu”! (Góc
chiếu giữa đình). Và
cũng vì thế
người ta đã nâng niu một con gà
thờ với tất
cả lễ nghi thành kính,
lấy làm “màn
nguyện” vì để chăm sóc tôn kính lúc
“người” bị “thương thực” hơn là lo lắng cho bà mẹ
mình bị ốm nặng (Con gà thờ). Ngô Tât Tố đã phê phán cái
tâm lý chạy theo hư danh ngôi thứ nhưng không bao
giờ xem đó 1à bản chất của nông dân. Nhà văn hiện
thực thấy rất rõ đó là những ảnh
hưởng xấu từ
giai cấp thống trị tiêm
nhiễm vào những người dân bị áp bức từ lâu đời.
Trong Việc
làng có những truyện mang
dáng dấp của
chủ nghĩa tự
nhiên (Đôi giày
mất dạy) hoặc đưa ra những
biện pháp cải lương
chủ nghĩa (Lớp người bị bỏ xót. Nhưng nói chung Việc
làng đã thu
hút người đọc bằng khả năng lý giải vấn đề một cách sâu sắc, bằng óc quan
sát và nghệ thuật miêu tả tinh tế của một nhà văn sống lâu đời ở nông thôn. Việc làng đã góp phần lên án chính sách ngu dân thâm (hết 411) độc của đế quốc Pháp ở thuộc địa,
đã tố
cáo những thủ đoạn bóc lột của bọn cường hào lý dịch ở nông thôn và là một
đòn đánh tất mạnh và trực tiếp vào chủ nghĩa phục cổ.
Qua
những tác phẩm
của Ngô Tất Tố, ta
thấy nhà văn có một thái độ phủ định
khá mạnh mẽ đối với nhiều mặt cơ bản
của xã hội
phong kiến. Ông lên án cái quan hộ “thằng
còng làm cho thằng
ngay ăn”, đòi hủy bỏ chế độ áp bức bóc lột vô nhân đạo của bọn
thống trị (Tắt đèn), ông phê phán ý thức hệ Nho giáo, từ giáo lý Khổng,
Mạnh cho đến các chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến (Lều chõng, Mặc Tử,
Phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim). Đặc
biệt, ông tập trung tố cáo những hủ tục
đổi bại như một gánh nặng đè lên đời sống người nông dân và đặt vấn đề phải gấp rút cải tạo bộ mặt của cái làng phong kiến Việt Nam (Tập án cái đình, Việc làng). Kết
luận khách quan tiến bộ toát ra từ tác phẩm của Ngố Tất Tổ là phải gấp rút giải
phóng
người nông dân
ra khỏi chế độ thực dân phong kiến cũng
như ý thức hệ phong kiến.
*
* *
Từ một
người bạn đường của giai cấp công nhân, Ngô Tất Tố đã phấn đấu trở
thành một chỉến sỉ trong hàng ngũ của Đảng. Ngày 1/5/1948, Ngô Tất
Tố được
kết nạp vào Đảng
Cộng sản Đông Dương. Sau đó Đại hội Văn
nghệ toàn quốc lần thứ
nhất
(1948) bầu ông vào Ban
chấp hành Hội văn nghệ
Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, không có điều kiện để viết những tác phẩm quy mô, Ngô Tất Tố tập trung
viết những bài ca dao, những bản diễn ca, những truyện ngắn, các vở chèo
dế phục vụ kịp thời công tác
cách mạng (Vinh Thụy ca, Quà Tết bộ đội, Anh Lộc, Buổi chợ trung
du). Mặt khác, phấn lớn thì giờ, Ngố Tất Tố dành
cho công tác
phiên dịch, nhằm giới
thiệu những tác phẩm tốt của Liên Xô, Trung Quốc có thể phục vụ trực
tiếp cho cuộc cách mạng phản đế phản phong của dân tộc (Suối thép, Vấn dè văn nghệ Liên Xô, Trài
hùng, Trước tòa chiến đấu), Trong
Giải
thưởng văn nghệ
1951-1962, Ngô Tất Tố được giải ba về dịch và giải khuyến khích về vở chèo 10
cảnh Quách Thị Tước (sau đổi là Nữ chiến si Bùi Thị Phác).
Hơn 30
năm viết văn,
viết báo, dịch thuật, nghiên cứu phê bình văn học, Ngô Tất Tố đã để trọn cuộc đời của mình đóng góp cho sự nghiệp văn
học, sự nghiệp cách mạng và đã có những cống hiến lớn lao. Bổn năm sau khi Ngô Tất Tố nằm
xuống trên quê
hương của Đề Thám (1954), nhà thơ Tố Hữu đã nói đến những anh em văn nghệ sĩ lớp trước với một thái độ hết sức
trân trọng: “Chín năm kháng chiến đã làm lại cuộc đời của nhiều anh chị em
thành người có ích, thành người cách mạng, thành người cộng sản. Nhiều anh chị
em đã đứng trong hàng ngũ chiến đấu của Đảng. Một số đồng chí thân
yêu của ta đã hy sinh anh dũng cho Tổ quốc: Nam Cao, Trần Đăng, Tô Ngọc Vân,
Ngô Tất Tố,
v.v... sống mãi trong lòng cách mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét