Khiemnguyen

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Phóng sự phát thanh hiện đại



Từ ngày 10/11 đến ngày 18/11/2003, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (thuộc Hội Nhà báo Việt Nam) và Trường Đại học báo chí Lille (Cộng hoà Pháp) đã đồng tổ chức lớp học về “Phóng sự phát thanh”. Lớp học được đặt tại Đài Tiếng nói Việt Nam, với sự tài trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Giảng viên là nhà báo Ê-len Joăng (Biên tập viên Đài phát thanh Quốc gia Pháp). Nội dung của lớp học đã cho thấy nhiều điều thú vị, mi mẻ về thể loại phóng sự phát thanh ở Đài phát thanh Quốc gia Pháp so với phóng sự phát thanh nước ta. Điều này được thể hiện cả trên phương diện lý thuyết và trong kỹ năng sáng tạo tác phẩm.
Việc tìm hiểu những khác biệt này là rất cần thiết trong việc tìm hiểu phóng sự phát thanh trên các đài phương Tây hiện nay, đồng thời có thể giúp chúng ta so sánh, điều chỉnh đối với thể loại phóng sự phát thanh Việt Nam hiện đại.
1. Về phương diện lý thuyết thể loại
Mặc dù giảng viên không nói nhiều về lý thuyết nhưng qua những điều truyền đạt trên lp đã cho thấy: ở Đài phát thanh quốc gia Pháp, người ta phân biệt hai loại phóng sự phát thanh là “phóng sự thời sự” và “phóng sự magazin”. Phóng sự thời sự có thời lượng rất ngắn - chỉ từ 50 giây đến một phút rưỡi. Trong một bản tin thời sự dài 15 phút có thể có ti 10 phóng sự được b trí xen kẽ vi tin tức. Loại thứ hai - phóng sự magazin thì lại có thời lượng rất lớn - có thể dao động từ vài phút lên đến 30, thậm chí tới 40 phút trên sóng phát thanh. Với thời lượng lớn như vậy, loại phóng sự này thường dành nhiều thời gian để giải thích một chủ đề nào đó. Quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự magazin cũng rất công phu, có thể kéo dài hàng tuần hoặc nhiều hơn. Ngoài lời dẫn và các cuộc phỏng vấn đối với các nhân chứng, trong phóng sự magazin còn sử dụng tiếng động và âm nhạc một cách kỹ lưỡng, công phu và có tính nghệ thuật cao, ging như trong một cun phim tài liệu nghệ thuật bằng âm thanh.
Trên cơ s của sự phân biệt như vậy, khoá học tập trung vào loại phỏng sự thời sự. Loại phóng sự này gồm các dang: phóng sự chay, phóng sự khô, phóng sự vỉa hè, phóng sự cổ điển. Theo cách phân loại này, phóng sự chay được hiểu là dạng phóng sự chỉ có phóng viên nói mà không có ý kiến nhân chứng. Trong phóng sự khô ngoài lời của người dẫn và lời phóng viên còn có thêm một hoặc hai ý kiến nhân chứng. Dạng phóng sự vỉa hè không có ý kiến phóng viên mà chỉ có một li dẫn m đầu và sau đó là các ý kiến của nhân chứng (có thể từ 3 đến 5 ý kiến) được tái hiện liên tiếp ging như một cuộc phỏng vấn tập thể. Điều đáng chú ý là cả ba dạng phóng sự nêu trên chỉ có thời lượng trung bình khoảng từ 50 giây tới một phút. Riêng dạng phóng s cổ điển (có lúc được giảng viên gọi là tin dài có tiếng động), do có thời lượng tối đa có thể kéo dài đến một phút rưỡi nên thường có đầy đủ cả lời dẫn, ý kiến của vài nhân chứng và lời của phóng viên.
Theo quan niệm của giảng viên, dù thuộc dạng nào thì một tác phẩm phóng sự thi sự phát thanh cũng phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Phải có thông tin mới, phải khách quan.
- Mỗi phóng sự chỉ cần một góc độ, trong đó nhà báo có nhiệm vụ kể lại những gì anh ta thu thập được.
- Trong phóng sự phải có miêu tả, đặc tả cụ thể.
- Tiếng động nền có giá trị như hình ảnh trên ti vi.
Với những đặc điểm như trên, mặc chỉ có thời lượng rất ngắn nhưng những dạng phóng sự phát thanh theo cách phân biệt này không phải là dạng “tin có tiếng động”. Tin thường phn anh những điểm chót thể hiện kết quả trong mạch phát triển của sự kiện. Trong khi đó, phương pháp tiếp cận và phản ánh của những dạng phóng sự nêu trên lại rất cụ thể, trong đó có yếu cầu rất rõ ràng về “góc độ” của tác giả để xử lý sự kiện “vì trước đó người ta đã biết về sự kiện ấy qua tin tức”. Đó cũng chính là lý do khiến người ta có thể rút ngắn tối đa thời lượng của phóng sự. Ý kiến của các nhân chứng được tái hiện cũng rất ngắn gọn, thông thường mỗi ý kiến chỉ có thời lượng không quá mười giây nên chỉ có thể đề cập đến những điều rất ngắn gọn và cụ thể.
Những vấn đề lý thuyết nêu trên chỉ được giới thiệu trong nửa buổi sáng đầu tiên và được trình bày xen kẽ trong quá trình nhận xét các tác phẩm của học viên. Hầu hết thời gian của khoá học đều dành cho việc thực hành làm các dạng phóng sự thời sự phát thanh với một đề tài chung là: các hoạt động chuẩn bị cho SEA Games 22 đang ti gần. Trên cơ s của đề tài chung đó, nhiều góc độ được đặt ra như: việc thành lập các bãi giữ xe trong thời gian diễn ra SEA Games 22; vì sao vé xem SEA Games22 trên Sân vận động quốc gia vẫn chưa được phát hành; xe buýt phục vụ SEA Games 22 như thế o; người Hà Nội nói gì về biểu tượng của SEA Games 22; việc giải phóng vỉa hè trên một số tuyến phố trong dịp SEA Games 22; xe xích lô trong dịp SEA Games 22; xe taxi trong dịp SEA Games 22; hàng lưu niệm của SEA Games 22 v.v...
Có thể thấy quan niệm như trên là không hoàn toàn ging với quan niệm và thực tế của đi sống thể loại phóng sự trên sóng phát thanh nước ta hiện nay. Chúng ta không có những tác phẩm phóng sự dài tới 40 phút (như loại phóng sự magazin nói trên) và cũng không có những tác phẩm phóng sự phát thanh với thời lượng chỉ từ 50 giây đến một phút rưỡi. Đài Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh khu vực, các đài địa phương nói chung, tác phẩm phóng sự nói chung thường có thời lượng trung bình khoảng từ 3 đến 5 phút, có khi lên đến 8 hoặc 10 phút. Trong đó phải có đầy đủ lời dẫn, lời phóng viên và ý kiến phát biểu trực tiếp của các nhân chứng. Các nhân chứng thưng nói dài, có khi tới một phút là điều vẫn thường thấy.
Trong Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ VII (tháng 9/2005) được tổ chức tại Hà Nội, thời lượng quy định cho thể loại phóng sự phát thanh (và bài Người tốt, việc tốt) là 6 phút (tương đương với hơn 1.000 chữ). Điều đó lý giải vì sao khi nghe giảng viên nói “trong một bản tin 15 phút của Đài phát thanh Quốc gia Pháp hiện naỵ phải có it nhất 10 phóng sự trở lên”, nhiều học viên đã cảm thấy rất khó hiểu.
2. Về kỹ năng sáng tạo tác phẩm phóng sự phát thanh
Để thực hiện được các tác phẩm phóng sự phát thanh theo yêu cầu của khoá học, hàng ngày học viên nhận đề tài lúc cuối buổi sáng, đến khoảng 3 - 4 giờ chiều đã phải có thông tin và tiếng động mang về để thông nhất lại với giảng viên trước khi dựng băng trong studio từ 5 giờ chiều. Mặc dù đa số học viên trong lớp đều ở các địa phương, có người mới đến Hà Nội lần đầu, không có phương tiện và thậm chí chưa biết đường đi lối lại ra sao nhưng họ vẫn phải tìm cách có được thông tin đem về đúng giờ theo yêu cầu của giảng viên. Có khi học viên còn phải làm việc cả buổi tối để lo dựng băng, chọn tiếng động. Sang ngày hôm sau, những thao tác như vậy lại lặp lại với một phóng sự mới.
Tám ngày học thực sự là tám ngày hoạt động với công suất cao của giảng viên, người dịch và các học viên. Lớp học là một guồng máy đang hoạt động khẩn trương ging như một ban biên tập phát thanh thực sự. Tất cả các học viên đều thực hiện được các tác phẩm phóng sự theo đúng yêu cầu của giảng viên. Hầu hết các sản phẩm phóng sự phát thanh được làm ra nhìn chung đều đạt yêu cầu.
Trong quá trình hướng dẫn kỹ năng sáng tạo tác phẩm, giảng viên đưa ra những đòi hỏi rất cao về văn phong. Yêu cầu chung là văn phong của tác phẩm phóng sự phải ngắn gọn, linh hoạt,nếu có được cá tính thì càng tốt. Nên tránh lốì viết chung chung ít thông tin và hạn chế việc xưng “tôi” trong tác phẩm. Điều này rõ ràng là khác hẳn với quan niệm của lý luận báo chí nước ta về phóng sự nói chung, trong đó có phóng sự phát thanh. Chúng ta vẫn khắng định vai trò rất quan trọng của tác giả - nhân vật trần thuật trong tác phẩm phóng sự.
Tuy nhiên, cũng ging như lý luận của ta, người Pháp rất chú ý đến cách viết câu mở đầucâu kết. Họ cũng cho rằng câu mở đầu càng hấp dẫn càng thu hút được thính giả. Câu mở đầu nên bắt đầu bằng những thông tin mới nhất và cụ thể nhất. Câu kết phải chứa đựng thông tin lý thú, phải gắn liền với chủ đề của bài phóng sự và nếu có hình ảnh hoặc kết ni tiếp đ nâng cao được câu mở đầu thì càng tốt.
Trong quá trình thực hiện phóng sự, giảng viên đặt ra yêu cầu: những câu hỏi mà phóng viên đặt ra đi với các nhân chứng phải rất cụ thể và phải hỏi đúng người đáng tin cậy. Người phóng viên cần phải chuẩn bị trước nhiều câu hỏinên hỏi nhiều người để có thể thu được những thông tin đích thực. Giảng viên cũng đặc biệt lưu ý người học về tầm quan trọng của tiếng động nền trong tác phẩm phóng sự phát thanh. Tiếng động trong tác phẩm phát thanh cũng có giá trị như hình ảnh trong truyền hình. Tiếng động nhất thiết phải có giá trị thông tin - thậm chí có thể có ý nghĩa thông tin hoàn chỉnh. Tiếng động phải hợp lý, góp phần tạo ra bối cảnh thực của tác phẩm phóng sự phát thanh.
Mặc dù có những b ngỡ do sự khác biệt về lý thuyết nhưng nhìn chung các học viên của khóa đã nhanh chóng nắm bắt kỹ năng thực hiện tác phẩm phóng sự phát thanh. Trong quá trình thực hiện các đề tài, học viên đã thích ứng được với một kiểu hot động nghiệp vụ mới; năng động, hiệu quả và luôn luôn bị dồn ép về thời gian. Họ đã thích ứng với một hoàn cảnh làm việc không có giấy giới thiệu, không phương tiện đi lại, không có nghỉ trưa, phải làm việc cả trong những ngày nghỉ và nhất là phải hoàn thành tác phẩm với mt thời gian rất hạn hẹp...
Kết thúc khoá học, các học viên đã tiếp thu được nhiều điều lý thú và bổ ích. Đó là những yêu cầu về góc độ, về câu mở đầu, câu kết, về cách khai thác và sử dụng tiếng động nền và nhất là về phong cách làm việc khẩn trương với một quy trình rất chặt chẽ. Chính quy trình đó đã buộc họ phải thay đi phương pháp hoạt động nghiệp vụ đã thành nếp quen thuộc từ nhiều năm để bước đầu hình thành một phong cách hoạt động nghiệp vụ mới, đồng thời rút ra được một s kinh nghiệm về kỹ năng sáng tạo tác phẩm phóng sự phát thanh hiện đại.
Tất nhiên không phải bất cứ điều gì đã tiếp thu được ở khoá học cũng đều có thể áp dụng. Chẳng hạn: các nhà báo phát thanh ở nước ta hiện nay chưa chú ý đến những tác phẩm phóng sự chỉ có thời lượng trong khoảng từ 50 giây đến một phút rưởi như thế. Trong quan niệm phân loại tác phẩm báo chí của chúng ta, phóng sự và tin là hai thể loại hoàn toàn khác biệt cả về đặc điểm và năng lực phản ánh hiện thực. Điều này cho thấy những khác biệt không chỉ về quan niệm thể loại (của người viết) mà còn là do những khác biệt về trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội và thói tiếp nhận thông tin qua radio của thính gỉả Việt Nam so với thính giả Pháp nói riêng và phương Tây nói chung.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng: việc nghiên cứu những vấn đề mà khoá học này đã đặt ra có thể giúp cho những người làm phát thanh Việt Nam rút ra được những kinh nghiệm cần thiết để bổ sung cho quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự phát thanh hiện đại./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét