BÁO GIỚI VÀ VĂN HỌC QUỐC NGỮ (phần 3)
(Thiếu Sơn - Bài diễn thuyết đọc ở Hội Nam kỳ Khuyến học
Sài Gòn ngày 19 Juillet
1933)
Cách đây độ mươi năm, có hai bạn thanh
niên, một người là sinh viên trường Cao đẳng, một người làm nghề
viết báo, hai người rủ nhau bỏ học, bỏ nghề, trốn nhà qua Pháp. Nhà làm báo đó là ông Hoàng Tích Chu,
người sinh viên đó là ông Đỗ Văn. Ông Văn học nghề nhà in. Ông Chu học nghề làm báo. Trong khi hai ông đang học ở Pháp, thì một
người bạn khác vẫn tháng tháng gởi tiền trợ cấp. Ông này là ông Lê Hữu Phúc, giáo sư trường Trung
học Albert Sarraut.
Hai ông kia sắp thành tài về nước, thì ông này cũng sửa soạn đi
Tây. Qua Tây, ông học ở Aixen Provence, chuyên về văn học và triết học.
Ổng Chu và ông Văn tính chờ ông bạn này về thì chung nhau mở
một tờ báo sắp đặt công việc như sau này: Ông Chu lo sự quản lý, ông Phúc lo bộ biên tập,
ông Văn lo việc ấn. loát.
Lập một tờ báo mà dụng công đến thế, cái chí mới
đáng phục biết bao! Rủi ông Phúc học nghiệp gần thành thì đã quê người gửi xác.
Thành ra cái Đông
Tây tuần báo của hai ông Chu Văn ra đời thì việc đầu hết là viết bài khóc
bạn.
Tuy vậy mà cái đời của báo Đông Tây nó cũng vẻ vang lắm sao! ông Chu há chẳng phải vì nó mà chết
đấy ư? Mà cái cảm tình của quốc dân đối với ông Chu tưởng cũng là một sự thưởng
công xứng đáng cho ông đã ra tờ Đông Tây để gây nên một sự cải cách lớn trong làng báo Bắc kỳ.
Cải cách về ý
tưởng không mấy, song cải cách về
văn chương và hình thức của tờ báo thì
nhiều (80).
Cái văn của ông Chu là dựa theo cái cú pháp văn Tây, mới đầu có hơi trái tai phần nhiều độc giả An nam. Bị nhiều người nổi lên
công kích. Nhưng lần lần người ta cũng chịu nó là một lốì văn rất thích hiệp cho
sự viết báo mà đua nhau tập theo nhiều
lắm.
Ống Trần Tấn Thọ chủ báo Tân Thiếu niên, năm ngoái vào chơi trong này, nói chuyện đến văn ông Chu cũng phải thú thật với chúng tôi rằng chính báo ông vẫn phản đối với Đông Tây luôn luôn mà vẫn không qua được cái ảnh hưởng văn thể của nó.
Sự cải cách về văn chương viết báo đã đành là công của ông Hoàng Tích Chu.
Song sự cải cách về hình thức tờ báo chính là nhờ ông Đỗ Văn vậy.
Ông Đỗ Văn mà ta thấy ít người nói tới, tưởng chính là người có công nhiều hơn hết, đối với báo giới Bắc kỳ, vì ông
đã giúp cho sự ấn loát có mỹ thuật, cho sự xếp đặt được khả quan, nhờ đó mà
tờ báo có cái hình thức tốt đẹp đủ gợi lòng lay cảm của độc giả, trợ lực cho cái thể tài của nó
biết bao nhiêu.
Những tờ báo như tờ Đông Tây hồi trước, hay những tờ báo Trung Bắc tân văn, Hà thành Ngọ Báo bây giờ, nếu có được cái hình thức mỹ thuật là nhờ có ông Đỗ Văn đã tự nguyện bỏ chức giáo sư vì ông học ở ban cao đẳng sư phạm mà xoay về máy móc (81).
Thưa các Ngài,
Câu chuyện tôi vừa kể trên đó là cốt để dẫn chứng rằng các bạn thanh niên tân học bây giờ đối với
công việc xã hội đã tận tuy sốt sắng biết bao nhiêu, và báo giới quốc
âm đã giúp cho những cáí chí hướng đó không phải là ít vậy. Song nếu tờ báo đã thành nên cái phương tiện độc
nhất của thanh niên, thì trái
lại thanh niên cũng giúp cho báo giới được
khởi sắc lên nhiều lắm.
Những ai thường hay phàn nàn về cái trình độ báo giới Việt
Nam, là những người bi quan chỉ hay so sánh mình với những nước văn minh đã tấn
hoá trước mình hàng bao nhiêu thể kỷ. Chứ nếu chịu khó ngó tới cái thời gian
ngắn ngủi mà nó đâ trải qua thì báo giới quốc âm của mình chính
đã tấn bộ một cách mau chóng lạ thường.
Tuy nhiên, mỗi sự tấn hoá đều có sự biến cải. Biến
cải ở tính cách cũng như biến cải ở
công dụng vậy.
Những tờ báo lớp đầu, như tôi đã nói phần nhiều là
cơ quan văn học, còn những tờ báo bây giờ lại không phải là những cơ quan văn học nữa.
Việc văn học trả lại cho văn học vì tờ báo còn có
nhiều công việc phải làm.
Việc thông tin là cần hơn hết. Kế tới phải có những
bài xã thuyết về các vấn đề thiển cận, các bài bình luận về cuộc diện hoàn cầu,
các bài trào phúng lý thú về những điều mắt thấy tai nghe, các bài đoản thiên ý
vị về nhân tình thế thái, nghĩa là những cái gì nó có một cái giá trị nhất thời
đủ thoả mãn được cái thị hiếu của số đông độc giả mà chẳng mất giá trị về tư
tưởng văn chương.
Bởi vậy cho nên các nhật báo bây giờ mới đua nhau ra phụ
trương văn chương mỗi tuần, dồn đăng vào một kỳ đặc biệt những lai cảo của các thi nhân văn
sĩ gửi đến mỗi ngày mà không thể đăng được (82).
Lại cũng bởi thế mà tuần báo và tạp chí cũng mỗi ngày một nhiều
và như có ý chú trọng về văn học nhiều lắm. Tuy nhiên, dầu là phụ trương văn chương hay là tạp chí văn học, cũng không đủ gây
thành một cái văn học cho một nước.
Văn học một nước là căn cứ ở cái lượng và cái phẩm những công trình trứ thuật của các nhà văn sĩ.
Cũng như báo giới, văn học Việt Nam cũng đã tấn bộ, song không tấn
bộ được mau như báo giới. Mà nguyên cớ
chẳng phải vì hiếm người tài, nhưng chỉ vì những người tải thường hay “mắc kẹt” vô báo
giới
Xin các ngài chớ vội cười tôi về hai chữ “mắc kẹt” vì chỉ hai chữ đó là mới đủ
dùng để diễn được cái ý tôi muốn nói mà thôi.
Như các ngài đã biết, viết báo bây giờ đã trở nên một
nghề, mà là một nghề chẳng những đủ nuôi sống người ta, lại còn đủ làm cho
người ta được nên danh, nên giá nữa.
Muốn làm nghề đó đã đành không phải là dễ, song
nghề chẳng bao giờ không trọng dụng kẻ có tài.
Mà phải chi các ông đó quyết tâm vô làm báo thì
chẳng nói làm gì. Đằng này các ông hồi đầu viết báo chỉ định luyện tập quốc văn
hay dùng thử ngòi viết, mà rồi thấy có kẻ hoan nghinh, có người dung nạp là xung vô đội
nhà nghề mà mắc kẹt luôn ở đó.
Có người mắc kẹt vì sinh kế, mà cũng
biết bao nhiêu kẻ mắc kẹt bởi hiếu danh. Rồi phải lo tới công việc nhà in, phải làm tới công việc sửa bài, phải
đi phỏng vấn
chuyện này, điều tra vụ khác,
công việc đa đoan, ngày giờ ràng buộc, còn đâu mà học hành tra cứu, còn đâu mà
trứ thư lập ngôn? (83).
Vả sự viết báo với sự làm sách, không phải hai công việc giống nhau. Nhà làm báo cần phải thông minh, hoạt bát mà nhà lám sách cần phải uyên bác công phu. Nhà làm báo dùng tư tưởng ít hơn dùng tri giác, để mau hiểu mau
biết những chuyện mắt thấy tai nghe. Mà
cáí tư tưởng lại là cái phần cốt yếu của các nhà trứ thuật văn gia, nhờ nó mà có
được những công trinh bất hủ.
Về văn cũng vậy: Văn viết báo cốt cho nhẹ nhàng suông sẻ,
nên có khi vô vị vô duyên lại cũng có khi lôi thôi cẩu thả. Còn văn viết sách cần phải chải chuốt,
cẩn thận, mà cũng có khi phải gọt dũa công phu, vì vậy mà lắm cuốn sách chỉ sống nhờ về
văn thể.
Nhà báo không phải là thua sút nhà văn, nhưng mỗi
bên đều cần phải có một cái tài khác nhau. Tài khác nhau phần nhiều là vì
cái sở trường mỗi người một khác. Nhưng cũng có khi cái nghề nghiệp nó thay đổi cái sở trường mà
đưa người ta đi trên những con đường khác mà cái thiên tài phải đưa ta đi tới.
Thiệt vậy. Tôi thấy rất nhiều người nếu chịu kiên
trì chí theo đuổi cái sự nghiệp văn chương thì sẽ có được cái tương lai rực rỡ,
mà chỉ vì mắc kẹt vô báo giới nên đành phải cùng nó dan díu suốt đời, để cho văn học phải
chịu điều thiệt hại.
Mặc dầu. Cái hiện tượng đó đã đành có ảnh hưởng
tới văn giới nước nhà, má tưởng
cũng chẳng đủ thành nên một cái trở lực lớn lao cho sự tấn hoá của nó.
Dầu chậm bước hơn báo giới trên đường tấn bộ,
song văn học Việt Nam cũng đã thấy khởi sắc lên nhiều
về đủ mọi phương diện (84).
Trước hết ta thấy cái số sách xuất bản một ngày một tăng, cái số thư quán thư xã một ngày một nhiều, thì
ta đã thấy nó tấn về cái lượng. Huống trong cái lượng đó lại cũng có bao nhiêu tác
phẩm có giá trị hẳn hoi.
Xin khỏi nhắc tới cái Nam Phong tùng thơ của ông Phạm Quỳnh và cái Âu Tây tư tưởng của ông Nguyễn Văn Vĩnh, mà chỉ xin kể qua ít bộ
sách có giá trị, như tiểu thuyết thì có bộ:
Quả dưa đỏ, Nho phong, Tố
Tâm, Kim anh lệ sử, Người vợ hiền, Tỉnh mộng v.v...; thi ca thì có những tập thơ của các ông:
Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tuấn Khải, Đồng Hồ...; sách học thì có những bộ Cổ học tinh hoa, Hán học danh ngôn của hai ông Trần Lê Nhân
và Nguyễn Văn Ngọc v.v... Song có giá trị hơn hết ta phải kể tới hai bộ Việt Nam sử lược và Nho giáo của ông Trần Trọng Kim cùng bộ Hán Việt từ điển của ông Đào Duy Anh.
Cái sự nghiệp của ông Trần là đối với sử học và
cổ học, như tôi đã có dịp nói trong bài phê bình ông ở P.N.T.V. Còn cái sự nghiệp của ông
Đào là đối với tiền đồ của văn chương quốc ngữ.
Ai cũng biết văn quốc ngữ ta mới thành lập nên
còn nghèo nàn túng thiếu. Mà cái nghĩa vụ của các nhà văn là phải làm cho nó được phong phú súc tích thêm lên. Muốn như vậy có hai phương pháp:
Một là sưu tập cái tiếng thường dùng ở dân gian;
Hai là nhập tịch vào văn quốc ngữ những danh từ
của văn Tàu, văn Nhật.
Cái phương pháp thứ nhất đã được thiệt hành ở các
cuốn tự vị của các ông cố đạo Barbie, Génibrel, hay của nhừng ông Paulus Của,
Trương Vĩnh Ký, v.v... (85).
Cái phương pháp thứ hai, ông Phạm Quỳnh là người
trước tiên đã xài tới và cũng đã công dụng cho quốc văn được nhiều. Song chính bộ Hán
Việt từ điển của ông Đào Duy
Anh ra đời mới là thực hành
cái phương pháp đó được một cách hoàn toàn viên mãn.
Phải, văn chương mà không được phong
phú súc tích thì văn
học cũng không thể nào tấn hóa được tới chỗ cao thâm. Huống sự học bây giờ một ngày một mở mang, nhân tài bây giờ một ngày một thêm nhiều, thi những tư tưởng
cao, những kiến thức
rộng lại càng cần đủ chữ mà biểu diễn nó ra.
Chẳng những triết lý cùa nhà Phật, đạo lý của nhà Nho, đã có người đem ra giảng
cứu, mà kinh tế học, xã hội học cho đến hư linh học, siêu hình học, cũng đã thấy xuất hiện ra ở văn học nước nhà.
Những danh từ như thượng tầng kiến thiết,
hạ tầng cơ sở, nhân sinh quan, vũ trụ
quan, luận lý học, mâu thuẫn thuyết, v.v... mà ta thường thấy dùng ở những bài khảo cứu rất là có giá trị về triết lý
học, hay xã hội học, chính là những cái danh từ không thể không có đượccho một cái tinh thần đã từ chỗ giản dị đi tới chỗ cao thâm.
Đã đành cái trình độ tinh thần đó mới chỉ là một cái trình độ của một hạng người trí thức trong nước. Song nếu nó đã phát biểu ra ở văn học thì nó tất phải có ánh hưởng đến cái trí
thức của quốc dân độc giả.
Quốc dân không phải là ai ai cũng có thì giờ tiền bạc mà cắp sách du học. Song nếu vì vậy mà đành để cho đại đa số đống bào phải cam tâm thất học thì nước nhà sao có thể văn minh tấn hoá má theo kịp bằng người? (86).
Bởi vậy cho nên sự tài bồi văn học chính là cái nhiệm vụ chung của hết thảy chúng
ta.
Nước ta sau này hay dở là nhờ ở chữ quốc ngữ. Vì chỉ có chữ quốc ngữ là có thể phổ
thông cho khắp cùng trong nước, số người biết chữ quốc ngữ một ngày một nhiều,
mà sự học quốc ngữ cũng rất là dễ dàng mau chóng.
Song biết chữ quốc ngữ há đã thành nên được người
có học ư?
Muốn nên người có học phải là người biết nghĩa
lý, biết phán đoán, biết những điều tri thức của nhân loại cổ kim, biết những cái tinh thần của
văn minh Âu á, biết cái hoàn cảnh của mình ở, biết cái lý tưởng mình theo, để tự kiếm lấy con đường mình đi
cho nó có lý thú đối với mình, có bổ ích đốí với người, mà không đến nỗi là hư
sinh vậy.
Một cái học như thế, không phải hễ biết chữ quốc
ngữ là sở đắc được đâu.
Chữ quốc ngữ chẳng cho ta được cái học nào cả.
Chữ quốc ngữ chỉ là cái lợi thế cho ta tìm kiếm sự học mà thôi.
Tìm ở
đâu? Kiếm ở đâu?
Thưa chính là tìm kiếm ở hai làng: một làng tên là báo giới quốc âm; một làng tên là văn học quốc ngữ.
Báo giới quốc âm là chỗ để tiếp rước lấy những tin tức năm châu, những phong
trào thế giới, ngõ hầu ta có thể nhân đấy mà thêm sự kiến văn, nhờ đấy mà thêm nhiều
kinh nghiệm.
Song những việc xẩy ra ở hiện tại chẳng phải vô
cớ mà sinh, lại cũng không phải khi không mà có. Tự nó vẫn có những nguyên nhân tiềm tàng, những lý
do bí ẩn, chỉ có sự học là có thể khám phá được thôi (87).
Học lịch sử nhân loại cho thấu đáo cho có thể
nhân chuyện trước mà đoán được truyện sau. Do tư trào nhân sinh mà xét cứu, ta càng thêm rõ đường đi của lịch sử loài người.
Song những chuyện lý thú như thế tôi không được coi sách Tây, sách Tàu, mà
tôi cũng không được đọc văn Anh, văn Nhật, thì tôi làm sao mà biết được kia chứ?
Vậy mà anh có biết văn quốc ngữ không?
Biết.
Nếu biết văn quốc ngữ thì anh có thể dùng nó mở cửa vào chơi
trong làng văn học Việt Nam. Mới vào có lẽ anh hơi bị thất vọng, vì những lời tôi ca tụng nó
từ nãy tới giờ vẫn không đủ che lấp được cái vẻ sập sệ nghèo nàn của nó, để anh thấy rằng nó chưa đủ thoả mãn được cái chí cầu học của anh. Song tôi lại nhắc lại với anh rằng:
Nó mới thành lập được trên haí chục năm nay mà được vậy là đã khá lắm rồi.
Nó sẽ theo thời gian mà còn tấn bộ, vì ta đã thấy có những bực đa tải túc học
đương gia công tri chí mà tô điểm cho nó được phát đạt mãi lên.
Trước kia, ông cha ta đã đem những tư tưởng tính
tình của mình mà cống hiến cho văn học Tàu, nhưng văn học Tàu cũng không vì đấy mà thêm
tăng giá trị.
Gần đây, các nhà Tây học cũng nô nức đem văn tài thi
cảm của minh mà cống hiến cho văn học
Pháp, nhưng văn học Pháp cũng không vì đó mà tấn tới hơn lên.
Đến nay ta đá thấy cám cảnh cho sự học mướn viết nhờ mà hồi cố đến chữ quốc ngữ của ta.
Ta biết chỉ nó là có thể dùng làm cái lợi khí
phổ thông chớ sự giáo dục học vấn của dân chúng đồng bào (88).
Ta đá chịu đem những cái sở đắc của Hán học, Tây học mà diễn dịch ra quốc văn, theo những
cái quy mô phương pháp của người ma tạo thiết ra những công trình trứ thuật, ấy nghĩa là ta đã biết đem những vật liệu
hương thảo, dùng những kiểu mẫu tối tân mà tu bổ cái làng văn học Việt Nam của ta đó.
Rồi cái làng đó một
ngày một nguy nga, lộng lẫy, một ngày một rực rỡ trang nghiêm, ấy chính là cái danh giá của chủng tộc mà cũng chính là cái nguyên động lực cho sự tấn hoá của xã hội Việt Nam (89).
Sài Gòn, 1933
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét