|
Hà Minh Đức
|
Cũng như nhiều vị lãnh tụ của giai cấp vô sản:
Các Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình
bằng tiếng nói đấu tranh của báo chí. C.Mác, Ph.Ăngghen ngay từ trong thời kỳ trẻ đã hăng hái tham gia
hoạt động báo chí. Những bài báo của Mác-Ăngghen bênh vực quyền lợi của những người lao động, phê phán
sự bóc lột tàn nhẫn của bọn tư bản, phê phán chế độ kiểm duyệt báo chí khắt khe
đã gây tiếng vang rộng rãi. Ph.Ăngghen trong hoạt động báo chí đã nhấn mạnh
tính chiến đấu, tính đảng của báo chí để bảo vệ tư tưởng, lợi ích của Đảng.
“Phải tiến
hành tranh luận, thuyết minh, phát triển và bảo vệ những lợi ích cửa Đảng, bác
bỏ và đánh bại các luận điệu huênh hoang của đảng đối địch”[2]. Theo Lênin báo chí thực sự là vũ
khí chiến đấu của giai cấp, là cơ quan tuyên truyền, là người tham gia
vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạt động ngôn luận của mình (17). Sử dụng có hiệu quả
báo chí để phát triển lực lượng cách
mạng Lênin đã có những ý kiến sâu sắc: “Tác dụng của báo chí không những chỉ hạn chế ở chỗ truyền bá tư tưởng
giáo dục chính trị, và thu hút những người đồng tình về chính trị, báo chí
không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và
người cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”[3].
Hồ Chí Minh ngay từ những năm hai mươi đầu thế kỷ
đã thấy rõ tầm quan trọng của báo chí cách mạng và trong suốt cuộc đòi của Người,
Người đã dành một phần quan trọng của thời gian, dành tâm huyết cho hoạt động
báo chí vì hoạt động báo chí cách mạng chính là hoạt động cách mạng trong chiều
sâu nhất của sự phát triển của phong trào. Cùng với việc thành lập tờ báo Người cùng
khổ để đoàn kết và tổ chức phong trào của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực
dân Pháp, năm 1920 tại Đại hội Tua, Người đã tố cáo: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn
luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền sống
hoăc đi du lịch ở nước ngoài, chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt
tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập...”. Tiếng nói ấy càng mạnh mẽ hơn, vang sâu hơn qua nhiều bài viết của
Nguyễn Ấi Quốc về chế độ báo chí. Luận điểm quan trọng nhất về
báo chí mà Nguời khẳng định suốt trong thời kỳ lịch sử dài dưới chế độ thực dân phong kiến là
đấu tranh cho quyền tự do báo chí (18).
1. Tự do báo chí là quyền lợi tinh thần to lớn của một dân tộc, một
đất nước
Báo chí là hoạt động tinh thần quan trọng của một
xã hội. Đó chính là diễn đàn để nhân dân biểu hiện ý chí và nguyện vọng của mình, là thước đo về tinh thần dân chủ có
được của một xã hội, là gương mặt rõ nét về một trình độ văn hóa và khoa học. Chế độ thực dân Pháp hiểu rõ
điều đó nên ra sức đàn áp báo chí. Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên tình trạng nghịch lý và kỳ dị đến nỗi
khó mà tin được: “Giữa thế kỷ XX này ở một nuớc có đến 20 triệu dân
mà không có lấy một tờ báo. Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi”. Báo chí lúc này do chính quyền
Pháp ở Đông Dương độc quyền. Báo tiếng Việt phải do Toàn quyền cho phép và bản thảo phải
trình duyệt lên Toàn quyền trưóc khi in. Báo chí trong bản chất của nó là gắn bó và
đấu tranh cho những khuynh hướng chính trị. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã cấm ngặt những
tờ báo đả động đến chuyện chính trị hoặc có liên quan đến chính trị: “Trước khi đưa đi nhà in, tất cả
các bài báo phải dịch ra tiếng Pháp và đưa kiểm duyệt đã. Cấm ngặt những tờ thông tin ấy không
đuơc đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo mà chỉ đuợc đăng những tin tức
thông thường, những vấn đề xét ra có lợi cho nhà nước”. Một tờ báo mà không đề cập đến vấn đề chính trị và những
chuyện thiết thân đến cuộc sống của người dân thì dần tự thủ tiêu chức năng của
mình. Xu hướng chính trị là linh hồn của tờ
báo. Nói như
Lênin: “Một tờ tạp chí mà không có xu
hướng là một điêu lố lăng phi lý, chướng tai gai mắt và có hại”. (19).
Chính quyền thực dân Pháp đã áp dụng chế độ kiểm duyệt gay gắt.
Không phải chỉ là vấn đề chính trị mà cả những chuyện kinh tế, chuyện sinh hoạt hằng ngày cũng bị theo dõi và kiểm duyệt gắt gao. Bọn
thực dân Pháp chính là những con sói già ranh mãnh, chúng hiểu rằng đằng sau một vấn đề kinh tế bao giờ cũng tiềm ẩn một
quan điểm chính trị, một cách bình luận và khai thác có ý nghĩa chính trị.
“Các bạn chớ tưởng rằng mấy tờ báo
thông tin khốn khổ ấy được tự do phân tích những cái thuộc về kinh tế. Chẳng
hạn họ không đưọc nói đến đời sống đắt đỏ, đến việc mất mùa, đến việc
buôn gian bán lận của bọn con buôn người Âu, đến việc xoay sở tiền nong bất lương
của bọn quan cai trị, đến những vụ đầu cơ đê tiện của bọn chủ đồn điền và
chủ nhà máy người da trắng”.
“Tác giả Nguyễn Ái Quốc phê phán tình
trạng mất tự do của báo chí dưới chế độ thực dân Pháp nhưng đồng
thời cũng nêu lên những ý tưởng quan trọng về chức năng của
báo chí. Báo chí dưới chế độ cũ phải thực hiện đúng
chức năng phê phán, phê phán chế độ chính trị tàn bạo và khuynh hướng nô dịch hóa của bọn thực
dân, phê phán trên bình diện rộng lớn nhiều vấn đề kinh tế và từ đấy vạch trần
những hành vi chính trị của giai cấp thống trị, bọn quan lại da trắng và những
kẻ đồng mưu”[4].
Và tình trạng đàn áp báo chí, đàn áp các nhà báo đã
bộc lộ tính chất phát xít của chế độ thực dân phong kiến: “Ông Phan Văn Trường một nhà báo Việt Nam
đã bị hai năm tù vì ông đã có tội đăng lại một bài của báo Nhân đạo bàn về sự Đoàn kết huynh đệ với Cách mạng Trung Hoa... Hai anh em ông Vương Gia Bột và Vương Gia Ngãi ở Trung Kỳ đã bị kết
án một người (20) ba năm tù, một người hai năm chì vì có tội là bày
vào tủ hàng sách của các ông quyển Tiểu sử Tưởng Giới Thạch[5]. Một học sinh 17 tuổi bị giam cho đến tuổi thành niên vì đã làm bài thơ Chiêu hồn nước”[6].Tác giả Nguyễn Ái Quốc trong bài nói về chế độ
báo chí cũng kể rõ tình
trạng đàn áp báo chí ở Đông Dưong. Tờ Người cùng khổ bị chính phủ Pháp “có lệnh cấm không cho tờ báo đó vào các
thuộc địa. Ở các thuộc địa nhất là ở Đông Dưong ai đọc Người cùng khổ đều bị bắt”. Và còn nữa...
“Người ta cấm ngặt không cho đọc báo Nhật Bản và
Trung Quốc. Giữ một tờ tạp chí, một quyển sách Trung Quốc nào đó có thể là một
trọng tội đối với người Việt Nam. Tôi biết nhiều nhà văn thân bị kết án khổ sai chung thân vì đã đọc
tạp chí Trung Quốc hồn, Ẩm băng và những bài cùng loại ấy của nhà duy tân Trung
Quốc. Năm 1920 có nhiều người Việt Nam ở Bắc Kỳ bị kết án từ hai đến năm năm tù, chỉ vì một người đã làm
thơ ca tụng tự do và các người khác đã nghe ngâm bài thơ”.
“Như thế cũng là đủ để nói lên bản
chất chế độ thực dân phong kiến. Chúng sợ hãi những hoạt động tinh thần
lành mạnh từ những khát vọng tự do của quần chúng đến ý thức
phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội bất công, mà báo chí tiến bộ là tiếng
nói đại diện tiêu biểu”[7]. Thực tế trên làm chúng ta nhớ tới ý của Mác trong bức
thư gửi Acnôn Rugo ngày 25/1/1843: “Những số báo đã hoàn thành
của chúng tôi phải được trình lên cảnh sát, tại đó người ta ngửi chúng tôi
tứ phía và chỉ cần (21) cái mũi của cảnh sát đánh hơi thấy một điều gì đó không mang tính chất Cơ đốc giáo, không mang tính chất Phổ
thì số báo ấy sẽ không được ấn hành”[8].
2. Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ
nhân dân, phục vụ cách mạng
Báo chí xuất hiện và phát triển do yêu cầu thông
tin chính trị; kinh tế và giao lưu văn hóa tư tưởng của xã hội. Và
ngay từ những tiếng nói đầu tiên đơn giản nhất, báo chí đã mang theo
khuynh hướng và người hoạt động trong lĩnh vực này lại càng phải có ý thức về xu hướng chính trị của
mình. Với báo chí cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng.
Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”[9].
Trong những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những đoàn thể cách mạng Người
thường hay dùng hai chữ chiến sĩ, nhà văn chiến sĩ (“Văn hóa
nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”), nhà nông chiến sĩ (“Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ
khí, nhà nông là chiến sĩ. Hậu
phương thi đua với tiền phương”). Người muốn nhấn mạnh qua hai chữ chiến sĩ ý thức tư nguyện và năng
động, tinh thần xung phong quả cảm trong mọi công việc. Mỗi người phải là chiến
sĩ trên mặt trân đấu tranh của mình, quân sự, chính trị hay là văn học nghệ
thuật. Đối với nhà báo phải có dũng khí, không để ngòi bút lệ thuộc vào tiền tài, danh vị, quyền
lực, không bẻ cong ngòi bút và nhân tố quyết định cho phẩm chất đó là “lập trường chính trị vững
chắc”, “chính trị phải làm đúng (22). Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên
các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.
Đường lối chính trị thể hiện trong nhiều phạm vi khác
nhau. Có khi là nhiệm vụ chính trị của một đất nước, một dân tộc, trong một
giai đoạn nhất định. Có khi nhiệm vụ chính trị mở rộng ra liên kết được nhiều
tiếng nói khác nhau của các dân tộc trưóc một mục tiêu chung. Ngay từ khi sáng
lập tờ báó Le Parìa, Người đã góp phần thức tỉnh tinh thần
chống thực dân ở nhiều nước thuộc địa, khơi nguồn cho làn sóng cách mạng lớn lao của các nước thứ ba chống thực dân đế
quốc. Mục tiêu chính trị đúng đắn đã tạo nên sức mạnh tinh thần cho tờ báo, đem lại dũng
khí cho các cây bút mà không một thế lực nào của chủ nghĩa thực dân có thể
khuất phục được. Gần nửa thế kỷ sau trong bức điện mừng các nhà văn Á- Phi, những người bạn chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, Người vẫn có thể viết : “Đối với những người viết báo chúng ta,
cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để đảng viên quần
chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa đế
quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hòa bình thế
giới”[10]. .
Làm theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng
Việt Nam suốt trên 6, 7 thập kỷ đấu tranh luôn gắn với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Báo chí đã góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước
làm nên Cách mạng tháng Tám và báo chí đã phục vụ sát sao hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc; báo chí thực sự khởi sắc và góp phần hiệu
quả vào công cuộc đổi mới của dân tộc (23).
[1] Hà Minh
Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ
Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
[4] Hà Minh
Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ
Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.20
[5] Cuốn
sách được viết khi Tưởng Giới Thạch còn ở trong đội quân cách mạng do Tôn Trung
Sơn lãnh đạo.
[7] Hà Minh
Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ
Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.21.
[8] CMác
và PhĂngghen. Toàn
tập, tập 27, tr. 606.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét