Khiemnguyen

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Vũ Bằng và Hoàng Tích Chu



Vũ Bằng viết về Đông Tây và Hoàng Tích Chu


(Trích từ Bốn mươi năm nói láo)[1]
“… ngay lúc định bước vào nghề: không có hy vọng vào tờ Đông Tây giúp việc - sau cuộc hội kiến với Hoàng Tích Chu. Vừa đi bước một ven bờ hồ Hoàn kiếm, tôi vừa suy nghĩ. Tôi nhớ lại đã có một lần, không cách đó bao xa, tôi cũng được “chơi chèo” hội kiến vi một nhà văn tên tuổi là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Ông Vũ Hùng Toán, lấy tư cách là quản lý báo, mời tôi là một nhà bỉnh bút của Tạp chí An nam đến thăm ông chủ bút. Cuộc diện kiến diễn vào buổi tối một mùa Đông lất phất my hạt mưa phùn. Lần đó, tôi cũng thất vọng như lần này: Tản Đà, thấy tôi vào, cứ ngồi ì ra không thèm đứng dậy; một lúc lâu, mi nhìn tôi một hồi như thể nhìn thằng ăn cắp, rồi “à” một tiếng và bảo tôi ngồi xuống ghế. Thì ra ông ta đang say. Bên cạnh ông là một cái hỏa lò than cháy râm râm, trưc mặt là một cái mâm nhỏ trên bày thức ăn bừa bãi. Ông ta uống một tợp, gắp một miếng, khà một cái, hơ tay vào lò than rồi... ngồi rung đùi ngâm, vối cái giọng khê năng nặc:
Vèo trông lá rụng đầy sân,
Tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Vừa ngã vào làng báo, tôi gặp hai nhân vật điển hình: một ông công tử bột, đánh phấn bôi môi làm cách mạng văn chương vi một giọng văn cụt lủn, có khi không “suy dê”, không “véc bờ” và nổi tiếng làm tiền của gái, và một ông hủ “mớ đời” làm báo mà chỉ lo chau chuốt một chữ trong thơ, cả ngày say rượu, không thèm biết một tí gì về tình hình quốc nội và quốc tế!
Nghĩ vậy, nhưng trong thâm tâm, tôi phục sát đất cả hai ông, bi vì thơ của một ông rung động, còn văn của một ông có tính cách cách mạng, trẻ trung, chứ không già lụ khụ như Hoàng Tăng Bí hay Dương Bá Trạc. Tôi phục Tản Đà đã đem một cái đẹp cao siêu vào mục thi ca cho làng báo, còn Hoàng Tích Chu thì đã làm “cách mạng thực sự” trong nghề báo, dám đưa ra những cải cách mà lúc đó ai cũng cho là quá ng.
Cả hai đặc điểm đó, tôi tự xét không thể nào theo nổi, nhưng sau khi gặp Hoàng Tích Chu, điều hợp, mổ xẻ và học tập hai buổi tiếp xúc lịch s, tôi rút được một đặc điểm thứ ba, mà đặc điểm này chung cho cả hai người: đó là tính tự phụ, coi thiên hạ như cỏ rác. Vì lẽ tôi không bắt chước được hai bậc đàn anh về những cái gì cao siêu, tôi bắt chưc cái gì dễ theo nhất, dễ làm nhất, để ra cái vẻ “ta đây cũng là một thứ đàn anh”. Sửa một bộ mặt lạnh lùng, khinh khỉnh, tôi mặc “ba đờ suy”, quàng “ca rê”, đi “ghệt đờ vin”, làm mặt chán chường một cây không thiết sống, không buồn nhìn chung quanh. Ai nói chuyện, tôi cũng nghe bằng lỗ tai lơ đãng, ra cái vẻ “mình đã biết cả rồi”.
Nhà báo tôi gặp đầu tiên là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Những bài tôi viết An nam Tạp chí là những tư tưng của một ông cụ non, may đã tam sao thất bản rồi, chớ không mà phải đọc lại thì xấu hổ mà chết mất. Tôi nói: “Thích nghề viết báo”. Chớ thực ra thì chưa ham viết.
Tôi còn nhớ rõ ràng tôi bắt đầu ham viết báo là kể từ ngày các ông Hoàng Tích Chụ, Đỗ Văn, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bính, Vũ Đình Chí làm tờ Ngọ Báo của ông Bùi Xuân Học. Cho đến bây giờ và mãi mãi tôi vẫn nhận rằng Hoàng Tích Chu đã làm được một kỳ tích: viết Nam Phong ký tên Kế Thương, đọc chán như cơm nếp nát; thế mà đi Pháp mấy năm về, làm được một phát rất “trì” là làm sôi động cả ngành báo chí, đem lại cho t báo một bộ mặt mới, một hơi thơ mới, một sinh lực mới.
Ngọ Báo một xu bán chạy không chê được. Đọc không bỏ một chữ. Văn hay không chịu được, cái lớp tiểu yêu như tôi lúc đó đều công nhận như thế, nhưng các ông lớn tuổi thì dường như không tán thành.
 Nhưng thi gian đem tiến bộ đến cho ngưi ta, sức mấy mà chờ đợi những ngưi ngồi bình luận suông. Ông phản đối ư? Thì xin mời ông hành động. Chỉ “tri” mà không “hành” như Vương Dương Minh đã nói, thì... tiêu! Làn sóng Hoàng Tích Chu và tập đoàn đánh ào các bố già đi, không có gì lạ hết. Và người ta sẽ không lạ là một khi cao trào đã phát khi rồi thì chỉ có tiến mà không có lùi, chỉ có lên mà không có xuống.
Tôi không thể tả được sự khâm phục của tôi lúc thấy các bức tường đu Hàng Trống, Hàng Bông dán những bức quảng cáo to bằng cái chiếu vẽ một ông qu xuống đội quả địa cầu trên vai. Mới quá, cao cấp quá! Báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu ra đời, sau khi ly khai với cụ Bùi Xuân Thành, thân phụ ông Bùi Xuân Học. Phải nói rằng bốn mươi năm đã trôi qua, tôi chưa thấy có một quảng cáo nào làm cho tôi say mê như thế, hấp dẫn như thế, kể cả những tờ báo bây gi có nhiều phương tiện mà cũng có nhiều tiền hơn t Đông Tây.
Tôi còn nhớ có chiều đi học về, đỗ xe đạp lại, tôi đứng xem từng nét vẽ cái ông Atlas ôm quả địa cầu và quả thực tôi đã đợi từng ngày để mua Đông Tây số 1. Phải nói thực: đẹp thì tờ báo có đẹp thực, nhưng bài ít quá, và không có gì xuất sắc, trừ vài câu thơ in những chỗ thiếu bài như: “Trên chiếc ô tô con chó ngồi - dưới cái xe bò thằng người lôi”... Chính lúc này, bọn người “nghịch” vi Hoàng Tích Chu mới đưa ra luận điệu tấn công: “Chu học d chết đi, rỗng như đít bụt” hay “Chu thì chữ nho một vốc, chữ tây ba xí ba tú chớ có xôm gì!”.
Muôn nói gì, mặc; người ta vẫn theo đọc Đông Tây và đến lúc ra hàng tuần (kh báo 60 x 80), rồi từ hàng tuần ra hàng ngày (khổ báo như tờ Monde bây giờ) hầu hết đều nhận thấy Đông Tây là t báo “số dách” Hà thành. Ngoài mục “Chuyện đâu” của Văn Tôi mà lúc đó tôi coi là “siêu văn nghệ”, tôi còn nhớ mãi mấy cái truyện ngắn mà tôi lấy làm kiểu mẫu viết văn, như “Gò cô Mít” của Hoàng Ngọc Phách (ký tên là Hoàng Tùng), truyện Trương Chi của Phùng Tất Đắc, kể lại câu chuyện cũ anh lái đò mê con quan thừa tướng, lúc chết, nhập hồn vào một cây bạch đàn, và truyện Bích Mã Lương (cũng của Phùng Tất Đắc) nhắc lại chuyện nhà nghệ sĩ mê chính bức tượng mà mình đã tạo ra...
Đọc những truyện đó, tôi thán phục các tác giả, rồi từ đó, tôi coi tất cả những người nào đã cộng tác, đã giao lưu với Hoàng Tích Chu đều là những bậc tài ba lỗi lạc, và có nhiều lúc tôi mơ ước nếu được “biếtcác vị này, có một bài đăng lên báo cùng với họ thì “bô” hết sức. Thèm quá đâm ra liều. Một ngày mùa Thu của một năm mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ nữa, ngưi học trò dốt toán nhứt Lýt Sê là tôi, đã đánh liều gửi ba truyện ngắn đến cho báo Đông Tây, yêu cầu “phủ chính” và “nếu có thể thì đăng tải”.
nhân tôi đ các tật xu, nết hư nhưng tôi quan niệm các bậc đàn anh đó, các thủ lãnh của tôi không được là những người tầm thường, lố lăng, nhăng nhít. Bi vì nói cho thực, thấy các ông ra vẻ chơi bi khét tiếng, có khi lố lỉnh, trắng trợn, lại trà rượu nhảy nhót, tôi cảm thấy họ đã vi phạm đạo đức, mà đạo đức lúc ấy đã xuống quá rồi. Tập đoàn Hoàng Tích Chu, Chu Mậu, muốn nói gì thì nói, cũng đã có một cái lỗi, là đẩy thanh niên, thiếu nữ lúc đó nhảy những bước nhảy vọt vào sự ăn chơi liều lĩnh, coi đi là “nơ pa”, coi đời như “bãi phân”. Có nhiều người, đồng ý vi tôi, không tán thành; nhưng trái lại; cũng có một số người ci m hơn, sẵn sàng tha thứ, viện lẽ rằng mỗi khi có một cuộc đổi thay quan trọng, trong lúc giao thời, sao tránh được những lăng nhăng, quá trớn!
Dù sao đi nữa, cảm tình của tôi và tập đoàn Hoàng Tích Chu, Đỗ Văn, Chu Mậu không vì thế mà giảm thiểu. Tôi có cảm giác là tập đoàn ấy ngồi xổm lên xã hội, và một số ngưi trong tập đoàn có một thái độ khinh bạc, kiêu hãnh; nhưng nghe thấy họ thoá mạ xã hội, mạt sát những cái thối tha - dù là không có một kế hoạch xây dựng tôi vẫn cứ mê như thưng…”.


[1] Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, Nxb Lao động, Hà Nội, 2008.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét