Khiemnguyen

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Quan điểm của Hồ Chủ tịch về báo chí (phần 2)



QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH H CHÍ MINH VỀ BÁO CHÍ[1] (phần 2)

Hà Minh Đức
3. Báo chí cách mạng phải mang tính tiên phong, định hướng trong cuộc sống
Báo chí cách mạng là vũ khí đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng và tác động sâu xa đến đi sống xã hội. Do đó báo chí cách mạng phải giữ vị trí tiên phong, m đưng, truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ. Báo chí Hồ Chí Minh dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nên đã có những phẩm chất đặc biệt, có khả năng tiên đoán và phát hiện nhiu sự kiện quan trọng trong đi sống và góp phần phát triển phong trào đấu tranh cách mạng. Người đến với báo chí trong thi điểm đặc biệt, không phải với s tiếp tục, tiếp nối một tiếng nói đã có mà chủ yếu với tu cách người sáng lập, người tổ chức. Đó là thi điểm lịch sử cn phải có tiếng nói chủ đạo để tổ chức phong trào hướng dn qun chúng. Người thực hiện đúng li của Lênin với ý thức “báo chí là người tuyên truyền, người c động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung”. Muốn làm tròn trách nhiệm đó báo chí phải đi tiên phong m đưng, bảo vệ, củng cố, phát triển phong trào. Làm thế nào để t báo là “ngọn c”, là “tờ hịch cách mạng” nếu người cầm c, người phát hịch không hàng đầu của phong trào? Tờ báo Người cùng khổ đã đến đúng lúc, đúng thi điểm cần có cho phong trào để tố cáo chế độ thực dân, thức tinh phong trào các xứ thuộc địa. Tờ báo Thanh niên do Người sáng lập là dòng tư tưởng cách mạng và thi sự đầu nguồn góp phần đưa phong trào cách mạng sang giai đoạn mi. Tờ báo Việt Nam độc lập ng dẫn phong trào cách mạng trong thời kỳ bí mật chuẩn bị cho cào trào đấu tranh thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Tuân theo li dạy của Người, báo chí Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đã nỗ lực vươn lên vị trí xung kích (24). Hàng trăm nhà báo có mặt tiền tuyến, tờ báo đến với chiến trưng Tây Bắc Điện Biên Phủ rồi trong tiền tuyến lớn của thời kỳ chống Mỹ cứu nưc. Và đặc biệt trong công cuộc đổi mi, báo chí đã nhanh chóng tự đổi mi mình và góp phn có hiệu qu trong công cuộc đổi mi của đất nước. Báo chí đã không tự đánh mất mình, không giảm hiệu quả mà ngược lại đã nhân lên tác dụng khi vị trí tiên phong, là tiếng nói đầu nguồn, góp phần định hưng cho sư phát triển phong trào.
4. Báo chí phải có đặc điểm và màu sc
Từ sau Cách mạng tháng Tám chúng ta có hàng trăm tờ báo khác nhau, báo của nhà nưc, đoàn thể, báo chuyên ngành kỹ thuật... đưc xuất bản định kỳ hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cu báo chí nước ta phải có đc điểm riêng. Tờ báo phải hp với đi tưng, từ nội dung cho đến hình thức. Một trong những nhược đim của báo chí suốt thời kỳ bao cấp là tình trạng trùng lặp về đề tài, về các tiết mục trên các báo. Thậm chí nhiều tờ báo cùng sử dụng một tin tức đưc cung cấp, thậm chí trùng lặp cả về ảnh. Tác giả phê phán sự rập khuôn: “Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hòa bình thế gii. Nhưng một tờ báo như báo của nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ, v.v... nên có đặc điểm của nó, về hình thì không rập khuôn, rập khuôn thì báo nào cũng thành khô khan, làm cho người xem dễ chán (25).
Điều thú vị quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này đuc thể hiện qua những ý kiến cụ thể, sinh động. Trong bức thư gửi báo Bạn chiến đấu, Người đã ch rõ: “Rất cảm ơn các bạn về những số báo của Bạn chiến đâu. Đây là một vài ý kiến nhỏ đề nghị với các bạn: tờ báo này dành cho những người lính lê dương, những chàng trai vui tính, dễ cáu kỉnh, dễ cảm xúc, chứ không phải là những người làm chính trị sâu sắc. Bi vậy cần có những bức tranh, những bức vẽ khôi hài, những gì làm cho họ vui cưi, những tin tức ngắn về nưc Đức và nưc Pháp, đặc biệt là những tin tức có liên quan đến đi sống của nhân dân (như không đủ lương thực tiếp tế, đình công, sự phin nhiễu của các cơ quan cai trị...). Nói tóm lại, cần làm cho họ cảm động, thoải mái, làm cho họ cưi và khóc để lôi cuốn họ về phía chúng ta. Không nên viết những bài dài. Không nên viết những vấn đề chính trị lớn đương thời. Các bạn nghĩ thế nào?”. Thật là một bức thư nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấu tình đạt lý. Tác giả nêu lên nhiều vấn đề v tính hấp dẫn cần phải có của một tờ báo, về đối tưng phục vụ của báo chí.
Trong những hoạt động tinh thần thì văn học và báo chí có khả năng tác động rộng rãi đến người đọc, tạo dư luận và tạo sự đồng cảm trên nhiều vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, thẩm mỹ... Tuy nhiên sự tiếp nhận của văn học cũng như báo chí mang tính cht t nguyện. Không th áp đặt, sử dụng một quyền lực nào mà chủ yếu văn học và báo chí đến với người đọc bằng chính sức hấp dẫn của những tác phẩm. Về tính hấp dẫn của văn học và báo chí chắc chắn là một vấn đề phải luận bàn. Tuy nhiên trong ý nghĩa đúng đắn của những khái niệm này thì tính hấp dẫn của văn học và báo chí thể hiện cả hai phạm vi nội dung và hình thức. Tính hấp dẫn phải dựa trên cơ s của sự chân thật, chân thật trong văn học và cả chân thật trong báo chí[2] (26).
Trong công tác tuyên truyền, Người cũng căn dặn phải trung thực, tôn trọng sự thực: “Tuyên truyền anh em nên chú ý một điều này nữa là bao gi ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói s thực thì việc tuyên truyền của mình mi có nhiều người nghe”[3]. Trong li phát biểu tại buổi bế mạc Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đề tài cực kỳ phong phú trong phong trào thi đua yêu nước của đông bào miên Bắc và công cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam và yêu cu phản ánh trong tác phẩm văn học: “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn những người, những việc ấy, bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng các nghệ thuật khác...”.
Tác phẩm văn chương phải hay, phải hấp dẫn, đó là phẩm chất đảm bảo s tồn tại lâu dài của nó. Tất cả những kiệt tác văn học đu hấp dẫn. Nhưng một mặt cũng có nhiều cuốn sách tạo được sức hấp dẫn nhất thời vì không gắn với tính chân thật của nghệ thuật. Đối với báo chí vấn đề tính hấp dẫn cũng đưc đặt ra như một vấn đề cấp thiết…”[4] đặc biệt trong thời kỳ đổi mi. Bưc vào cơ chế thị trưng, báo chí tuy là một hoạt động tinh thần nhưng cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Nhiều tờ báo đã khá hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc v nội dung tin tức cũng như hình thức thể hiện. Thời điểm hiện tại đòi hỏi báo chí phải hấp dẫn. Về vấn đề này trưc đây Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những ý kiến bổ ích. Người nêu lên kinh nghiệm hoạt động báo chí của chính bản thân: “Khi đi qua Liên Xô, đồng chí L. phóng viên tờ báo Tiếng còi bào mình viết bài và dặn phải viết rõ sự thật, việc đó ai làm, ỏ đâu, ngày tháng nào? và phải viết ngắn gọn (27). Cách đây mấy năm mình tr lại Liên Xô đồng chí L. lại bảo mình viết. Nhưng L. lại bảo “ch viết khô khan quá. Phải viết cho văn chương vì ngày trưc khác, người đọc báo ch muốn biết những việc thật. Còn bây gi khác, sinh hoạt đã cao hon, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chưong thì mi thích đọc[5].
5. Cách viết. Nghệ thuật ngôn từ của báo chí
Là tác giả của hàng ngàn bài báo và được viết ra suốt trên 50 năm hoạt động cách mạng, nhà báo Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý đến đối tượng phục vụ. Những bài báo viết bằng tiếng Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX cho độc gi chủ yếu là người Pháp, những bài báo trên tờ Việt Nam độc lập nhằm vào đối tượng quần chúng công nông một địa bàn rừng núi chiến khu rồi hàng trăm bài cho đông đảo độc giả trong cả nước - tất cả đều đưc viết ra phù hp với trình độ đối tượng. Tác giả đã ch rõ: “Muốn cho người xem hiểu đưọc, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng gọn gàng, ch dùng chữ nhiều”.
Trong thư gi báo Quân du kích, Người cũng chỉ rõ: “Viết sao cho giản đơn, dễ hiu, thiết thực. Sao cho mỗi đồng bào, mỗi chiến sĩ đu đọc được, hiểu đưc, nh đưc, làm được. Nội dung của báo Quân du kích phải thế cho phù hop vi đối tương của tờ báo[6].  (28)
Người đã thâu tóm cách viết trong những ý cô đúc:
- Vì ai mà mình viết ?
- Mục đích viết làm gì ?
- Viết cái gì ?
Những câu trả li của tác giả cũng gọn gàng: “Viết cho đại đa số”, “Viết để phục vụ quần chúng”, “Viết đ nêu lên nhng cái hay, cái tốt của dân tộc ta, bộ đội, cán bộ ta và phê phán kẻ thù”. Tác giả cũng nêu lên khá kỹ một khâu trong quá trình viết: Ly tài liệu đâu mà viết? Và chỉ rõ muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là: Nghe - Hỏi - Thấy -Xem - Ghi. Và tiếp tục là Cách viết thế nào? Viết ri phải thể nào? Có thể nói những ý kiến của tác giả vừa là sự đúc kết kinh nghiệm viết của một đi làm báo mà sâu sắc hơn còn là sự thấu hiu vai trò của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng và mối quan hệ giữa báo chí và qun chung cách mạng. Những yêu cầu về cách viết không thuần túy chỉ là những đòi hỏi về hình thức mà đều xuất phát từ những quan điểm trong hoạt động văn hóa tư tưng của cách mạng. Người chú ý nhiều đến tính chất dân tộc của ngôn ngữ báo chí. Không thể chấp nhận tình trạng lạm dụng từ nước ngoài, nhất là từ Hán Việt: “Khuyết điểm nng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng[7]. Người nhiều ln nhắc nh cách dùng từ không phải chỗ, “không nói 3 tháng, lại nói tam cá nguyệt” hay “đánh vào sâu thì nói tung thâm”... Người đặc biệt nhắc nh phải “viết ngắn”. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là phi ngắn gọn. “Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu có đuôi”. Tình trạng viết dài đòng “dây cà ra dây muống” hoặc như “rau muống kéo dây” đều không thích hp vội văn phong báo chí và người đọc khó tiếp nhận[8]. (29).
Nhìn chung lại tác giả Hồ Chí Minh đã đề xuất có hệ thống nhiều quan điểm cơ bản và nhng suy nghĩ sâu sắc về hoạt động báo chí. Vn đề tự do báo chí, báo chí là vũ khí phục vụ cách mạng, đặc trưng của hoạt động báo chí, cách viết báo... Những vấn đề lý luận về báo chí cách mạng được soi sáng trong hệ thống chung của quan điểm Mác về các hoạt động tinh thần của xã hội, và đặc biệt được đúc rút từ kinh nghiệm của một nhà báo suốt đi sử dụng có hiệu quả tiếng nói của báo chí như một vũ khí sắc bén trong đu tranh cách mạng. Điều đáng trân trọng là giữa quan điểm lý luận và hoạt động báo chí thực tiễn của Người luôn phù hp, gắn bó, lý thuyết đi đôi với thực hành. Hồ Chí Minh luôn ý thức về vai trò tiên phong và hiệu quả của báo chí. Theo Người báo chí cách mạng phải gi vị trí tiên phong. Nói đến hoạt động báo chí Người luôn chú ý đến hiệu quả. Hiệu quả phải được đánh giá và kiểm tra cụ th. Chính vì s hiệu quả của báo chí cách mạng trong viêc thức tnh quần chúng mà bọn thực dân phong kiến luôn tìm cách ngăn chặn, cấm đoán. Chính vì nhận thức được hiệu quả của báo chí mà báo chí cách mạng càng phải tăng cường tác dụng tích cực và lớn lao của nó trong quần chúng, trong xã hội. Báo chí không phải là những luận thuyết chung chung mà thực sự phải tham gia vào những đổi thay lịch sử và “Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử những bưc ngoặt lịch sử”[9]. (30).
Tiến sĩ Áp Đungani cũng nhận xét: “Người vừa là “một nhà tư tưởng” vừa là “một người hành động”. Điu Người nghĩ và suy nghĩ sâu sắc sau đó Người biến thành hành động trên cơ s luân lý và đạo đức theo nhân dân[10]. Cách mạng phải đạt hiệu quả cuối cùng và hiệu quả trong từng chặng đưng hoạt động. Báo chí cách mạng cũng là lực lưọng tiên phong m đưng và mang giá trị tổng kết bằng hiệu quả thực tế. Điu cần tránh là đừng để tờ báo thành một cái gì dư thừa trong xã hội hoặc là “cái bánh xe thứ năm của cỗ xe nền dân chủ T.Ư châu Âu” như cách nói của C.Mác về báo chí của A. Rugơ (30)./.



[1] Hà Minh Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
[2] Hà Minh Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.26.
[3] Báo Cứu quốc, ngày 9/1/1946.
[4] Hà Minh Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.27.
[5] Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam.
[6] Thư gửi báo Quân du kích. H Chí Minh. Toàn tập, tập V, NXB Chính tr Quốc gia, HN, 1995, tr. 653.
[7] Bài nói chuyện tại Đại hội lần th ba của Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 8/9/1962.
[8] Hà Minh Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.29.
[9] Hội thảo quốc tế Chủ tịch H Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”, NXB Khoa học xã hội, H, 1990, tr. 14.
[10] Hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”. Sđd, tr. 86.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét