BÁO GIỚI VÀ VĂN HỌC QUỐC NGỮ (phần 2)
(Thiếu Sơn - Bài diễn thuyết đọc ở Hội Nam kỳ Khuyến học
Sài Gòn ngày 19 Juillet
1933)
Tới đây tôi có một điều muốn hỏi các ngài nên nhận kỹ cùng tôi là ở các nước văn minh tân tiến thì văn học đều có trước báo chí, mà ở nước ta thì chính lại nhờ báo
chí xây dựng nền văn học.
Những nhà trứ thuật ở nước ta nếu không xuất thân ở báo giới, thì cũng luyện tập cây viết ở một vài cơ quan ngôn
luận, hoặc đã chịu ảnh hưởng về văn thể của báo chí quốc văn.
Tiếp theo với những tạp chí tân văn ta đã thấy lần lần có
những thư quán, tùng thư, thư xã, văn xã, xuất bản nhiều sách, lắm quyển cũng
có giá trị hẳn hoi. Tỷ như Tân dân thư
quán của ông Vũ Đình Long, phần nhiều xuất bản tiểu thuyết. Tản Đà thư cục xuất bổn văn thơ của ông Nguyễn Khắc Hiếu. Cổ kim thư xã và Việt văn thư xã của các ông Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, Trần
Trọng Kim, Bùi Kỷ, chuyên phát dương cái tinh hoa cổ học và sưu tập những tục ngữ
phong dao cũng như thơ văn cổ.
Ông Phạm Quỳnh cũng có cái Nam
Phong tùng thư để xuất bản những bài khảo
cứu có giá trị của ông đã đăng ở Nam Phong.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng có cái Âu Tây tư tưởng để xuất bản những công trình cổ điển phiên
dịch ở văn học Pháp.
Song cũng biết bao nhiêu các nhà văn sĩ không có tùng thư văn xã gì ráo mà cũng có được
lắm công trình rất có giá trị về tư tưởng văn chương (72).
Tuy nhiên, cái phong trào quốc văn đó mới chỉ là
ở ngoài Bắc mà thôi, hồi đầu chưa có ảnh hưởng mấy tới văn giới Nam kỳ.
Cùng thời kỳ đó, Nam kỳ chịu ba cái ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng ở tiểu thuyết Tàu;
- Ảnh hưởng ở tiểu thuyết Tây ;
- Ảnh hưởng ở cái
sự nghiệp văn chương của ông Paulus Của
và của tiên hiền Trương Vĩnh Ký.
Sau khi văn quốc ngữ đã thấy dùng đến trong dân gian thì các nhà nho cũ đua nhau dùng nó mà dịch các tiểu thuyết Tầu như: Phong Thần, Thủy Hử, Chinh Đông, Chinh Tây, v.v...
Lần lần Tây học ngày một thâm nhập một sâu, tiểu
thuyết Tây ngày một nhiều người ham học, thì ta lại thấy những tiểu thuyết như
những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Phú Đức ra đời và được độc giả hoan nghênh lắm,
Song dầu là dịch ở truyện Tàu hay rút ý ở tiểu thuyết Tây mà cái ảnh hưởng về văn thể vẫn phải chịu một phần
lớn ở hai bộ tự vị Paulus Của và Trương Vĩnh Ký, nhờ
đó mà văn chương Nam kỳ mới ít lầm lỗi hơn tiếng nói Nam kỳ, để dự bị sẵn mà tiếp đón cái
phong trào quốc văn ở Bắc đưa vào.
Như trên tôi đã nói, cái phong trào đó, hồi đầu
chưa có ảnh hưởng mấy tới Nam kỳ ta. Nhưng lần lần nhờ có báo chí đưa vào mà người Nam mới lưu ý đến văn Bắc (73).
Tới đây ta lại qui công cho tạp chí Nam Phong, vì trước tiên chính nó là cái
cơ quan được người Nam kỳ đọc tới.
Tôi có mấy ông bạn nay đã có tên tuổi trên, văn đàn, là những ông Đông Hồ, Trúc Hà và Trọng Toán. Mấy ông này phải kể là tri kỷ của Nam Phong trước nhất ở Nam kỳ. Từ hồi Nam Phong xuất bản cho đến bât giờ không
một số báo nào là các ông không đọc rất kỹ lưỡng chăm chỉ, vì chính các ông đã nhận nó là một cáí cơ quan để luyện tập quốc văn cho
các ông.
Chẳng những thế, sau khi các ông đã sở đắc ở đó rồi, các ông còn dùng nó làm sách giáo khoa cho cái trí đức học, Trí đức học xá mà các ông đã lập ra ở Hà Tiên nữa.
Trí đức học xá là một cái trường tư thục chỉ chuyên dạy quốc văn, dạy tại chỗ cũng có, mục đích của các ông là muốn hưởng ứng
theo phong trào quốc văn ở ngoai Bắc, mà cổ động cho người biết yêu mến chữ quốc ngữ trong khi tập cho người
ta biết dùng nó mà làm việc cho xã hội quốc gia.
Ông Đông Hồ mỗi khi biên thư cho tôí đều dùng một thứ giấy có in một cây bút lông, một quản bút gác xéo qua bốn chữ Trí Đức học xá, và một bài thơ ở kế bên rằng:
“Ríu rít đàn chim kêu,
Cha truyền con nối theo,
Huống là tiếng mẹ đẻ,
Ta có lẽ không yêu”
Phải, ông yêu tiếng mẹ đẻ, ông thương tiếng mẹ đẻ,
ông coi nó là cái quốc tuý, ông nhận nó là cái quốc hồn, mà nghĩa vụ của ông là phải yêu
mến thiết tha, thành tâm phụng sự lấy nó vậy (74).
Tuy nhiên, cái ảnh hưởng của văn học Bắc Kỳ đối vớiTrí đức học xã ở Ha Tiên thì là sâu xa thăm thẳm chứ đối với văn giới Nam kỳ vẫn chưa thấm thía vào đâu.
Ta còn phải chờ một cái cơ hội đưa tới, cái cơ hội đó là cái phong trào quốc gia, hồi
1925 và năm 1926.
Cái án Phan Bội Châu ở Bắc, cái tang
Phan Tây Hồ ở Nam chính
là dịp cho báo chí quốc âm cả Nam lẫn Bắc đua nhau mà nói chuyện chính trị, lại cũng chính là dịp cho
văn học chan chứa những tư tưởng quốc gia, tràn đầy những chủ nghĩa cách mạng. Các báo
ngoài Bắc đua nhau dịch văn Lương Khải Siêu, các báo trong Nam đua nhau viết văn đồng thời
lại có
Nam đồng thư xã,
Cường học thư xã, Nữ lưu thư quán v.v… chuyên
viết những sách để cổ động dân tâm, tuyên truyền chủ nghĩa, được quốc dân hoan nghinh biết bao nhiêu.
Những dịp như dịp đó chính rất có ảnh hưởng đến sự thống nhất của văn học Việt Nam.
Hồi đó từ Nam chí Băc, quốc dân đều nuôi chung một cái thị dục, là được nghe chuyện quốe sự cho đữ thèm. Và đều ôm chung một cái hoài bão là sẽ có được cái tương lai vô cùng tốt đẹp.
Cái thị dục đó, báo giới đã làm chô nó được thỏa mãn. Và cái hoài bão đó văn giới đã có công xây dựng nên.
Trong thời kỳ ấy chẳng còn phân là báo Nam hay báo Bắc, sách Bắc hay sách Nam,
hễ báo nào nói nhiều chuyện đó là ham đọc, sách nào kể nhiều chuyện đó là tra coi.
Rồi lần lần thành quen mà sau khi thời cuộc đã qua rồi thi văn học
đã hầu như hiệp nhất mà hai làng báo Nam Bắc cũng như muốn sáp nhập
lại làm một mà kêu chung là báo giới Việt Nam (75).
Chẳng những tờ Thần chung được nhiều độc giả ở khắp ba kỳ, mà Phụ nữ tân văn buổi đầu cũng có biết bao nhiêu tri âm khắp cùng trong nước.
Tờ Thần chung
ta còn có thể cho là chịu ảnh hưởng của thời cuộc. Chứ tờ Phụ nữ tân văn thì chỉ nhờ ở cái thể tài của văn chương mà thôi. Cái thể tài đó là nhờ ở ngọn bút rắn rỏi của ông Phan Khôi và ở sự chủ trương khôn ngoan của ông Đào Trinh Nhất.
Ông Phan Khôi là người Trung kỳ.
Ông Đào Trinh Nhất là người Bắc kỳ.
Mà hai ông nhập tịch vô đồng bào Nam kỳ đều có được cái
địa vị vẻ vang và cái ảnh hưởng xa rộng.
Phải chăng bởi độc giả trong Nam đã quen coi văn Bắc, hoặc các ông này đã biết sửa theo giọng Nam?
Theo ý tôi thì hai lẽ, lẽ nào cũng có hết, mà lẽ
dưới chính cũng có một cái giá trị ngang với trên.
Ông Phan Khôi có nói chuyện với tôi rằng ông vào
trong này cả thẩy hai lần, lần đầu trợ bút ở Lục Tỉnh tân văn mà rồi phải ôm bút trở về, vì những điều ồng viết
ra độc giả chẳng ai thèm hiểu tới.
Về nhà, ông còn luyện tập quốc văn thêm một độ
nữa rồi vào chuyến thứ hai thì viết ra đã có người tri âm thưởng thức.
Theo lẽ trên thì lần thứ nhất, độc giả Nam kỳ vì
chưa quen đọc văn Trung Bắc mà không hiểu văn
ông Khôi.
Theo lẽ dưới thì lần thứ hai ông Khôi đã chịu sửa
theo giọng Nam mà được nhiều người hiểu biết (76).
Cùng với ông Phan Khôi và ông Đào Trinh Nhất, còn
biết bao nhiêu các ông khác
nửa, như những ông Bùi Thế Mỹ, Bút Trà, Hống Tiên, v.v... đều là những người ngoài vào
đây mà đều là những tay kiện tướng trong làng báo quốc âm.
Chẳng những các ông đã có cái học thức tài ba đủ
làm khởi sắc báo giới Nam kỳ mà các ông lại còn là những cái động lực cho sự
thống nhất của văn chương Việt Nam.
Ông Phan Khôi đã bao lần la lớn lên rằng: không có văn Nam kỳ, mà
cũng không có văn Bắc kỳ, chỉ có văn Việt Nam thôi.
Văn nào là văn Việt Nam?
Thưa chính là văn của các ông, tôi vừa kể trên đó.
Các ông là người ngoài vào đây, trước hết các ông
phải hy sinh những thổ âm ở xứ sở các ông, rồi các ông cũng không dám dùng
nhiều những thổ ngữ Nam kỳ, vì các ông phải chiều lòng hết thẩy độc giả mọi nơi, nơi chôn rau cắt
rốn lẫn chỗ gánh vác việc đời.
Vì vậy mà văn ở báo giới Nam kỳ ta phải công
nhận là đứng đắn và phổ thông hơn hết, vừa ít có những thổ ngữ, vừa ít sai
những chữ thường dùng trong ngôn ngữ.
Mà cái sự viết trúng chữ này chẳng những đã có
ảnh hưởng đến văn giới Nam kỳ
mà thôi, lại còn ảnh hưởng đến cả văn giới và báo giới Bắc kỳ nửa. Chịu khó đọc
kỹ các báo chí sách vở ngoài Bắc mới xuất bản gần đây, ta phải nhận thấy rằng
đã đỡ lỗi nhiều lắm, về những chữ x hay chữ s, ch hay tr, g hay d, nh hay 1... là
những chữ người Bắc hay lầm lộn luôn luôn (77).
Ngoài ra, báo giới Nam kỳ lại còn thêm được hai
điều công dụng;
Một là cổ động cho sự hữu ái giữa đồng bào ba xứ;
Hai là giúp cho bạn thanh niên tân học một cái lợi khí để làm việc cho xã hội quốc gia.
Thưa các Ngài, nội trong các thính giả ngồi đây, tôi chắc cũng có
một số đông các anh em Trung Bắc. Mà trong số các ông đó, tôi chắc cũng có nhiều người phàn nàn như tôi về cái óc phân chia giữa xã hội ta
này.
Biết bao người Trung Bắc vào đây, vì ngôn ngữ bất đồng,
hoặc vì lợi quyền tương phản, mà bị nhạo báng, khinh khi, hoặc
bị thù hiềm ghen ghét,
Vẫn biết cái số người có óc phân rẽ đó là số ít. Song không phải ít quá không đủ cho ta lưu ý tới
mà phải có sự phàn nàn.
May thay! sự đáng phàn nàn đó, báo giới đã có
công sửa chữa, mà cái số ít người khó
chịu đó, đã chịu cái ảnh hưửng của báo
giới mà càng ngày càng ít đi mãi.
Những bài nói chuyện về lịch sử cho ta biết được
cái cội rễ chung của chúng ta; những bài nói chuyện về thời thế, cho ta biết được cái cảnh ngộ chung của chúng ta; những bài nói
chuyện về mọi nỗi thiên tai thuỷ lạo, khiến ta phải thương tâm vi đồng bào nòi
giống; những cuộc nghĩa quyên để chẩn tế xã hội, bắt ta phải đem lòng công đức mà giúp đỡ
vào những nạn nước, nạn dân... nhất thiết đều có ảnh hưởng đến tâm hồn tình cảm của ta, nhất
thiết đều như xúi ta, biểu ta phải bỏ hết mọi cái tiểu lợi hư danh, mọi mối tư tình tư
dục, mà cùng nhau thờ chung một cái lý tưởng thâm thiết, nuôi chung một cái
nguyện vọng cao xa.
Cái lý tưởng thâm thiết đó, phải chăng là cái lý tưởng
quốc gia? Cái nguyện vọng cao xa đó, phải chăng là đối với sự tiến hoá của nhân
quần xã hội? (78)
Cáí ảnh hưởng của báo giới đối với quần chúng, nó mạnh mẽ sâu xa như thế, lẽ nào những bậc tri thức trong nước không biết lợi nó để thi thố cái tài ba học vấn của mình?
Bởi vậy cho nên gần đây, biết bao nhiêu các bạn thanh niên tân học, đua nhau luyện tập quốc văn để viết
sách, làm báo, ngõ hầu cố đem những cái sở trí sở thức mà truyền bá cho độc giả đồng bào.
Chẳng nói chi những người như ônn Diệp Văn Kỳ, ông Cao Văn Chánh, là những người đã sẵn có cây viết quốc văn trước khi xuất dương du học, về nước ngày nào
là có thể dùng nó làm việc ngày nấy.
Còn biết bao nhiêu các ông khác, xưa rày chỉ quen
viết văn Tây, nay cũng trở lại mài cây viết quốc văn mà len vào làng báo quốc ngữ.
Ví dụ: ông Nguyễn Phan Long ở Đuốc nhà Nam, ông Trương Vĩnh
Tông ở Tân á, ông Nguyễn Văn Nhá, ông Nguyễn Văn Nho ở Đồng Naì tạp chí. Lại ví dụ ông Nguyễn Văn Tạo, ông Nguyễn An Ninh ở Trung Lập, vừa mới khuất dạng gần đây.
Như vậy là chữ quốc ngữ đã thắng được chữ Tây, cũng như trước kia
chữ nôm đã được ông cha ta dùng thế cho chữ Tàu vậy. Song chữ nôm thì tới thế kỷ thứ
13 mới được Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố dùng đến, và phải những ba bốn thế kỷ về sau mới
thiệt là đắc dụng.
Còn chữ quốc ngữ của ta bây giờ, chỉ mới trong vòng 20 năm nay mà đã mau có được cái địa vị vẻ vang
vô cùng (79). Nó không còn là thứ chữ riêng cho mấy bác văn sĩ thất học, mấy ông đồ nho lỡ thời, mà nó đã được các ông tây học
đứng đắn sủng ái và cần dùng tới nó vậy.
Thế là quốc ngữ đắc thắng! Mà sự đắc
thắng này, không những ta thấy ở
báo giới Nam kỳ mà thôi. Cả báo giới Bắc kỳ cũng thấy bày ra cái hiện tượng
khả quan đó nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét