Khiemnguyen

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Sự thật là yếu tố quan trọng hàng đầu của báo chí


Khách quan và chân thật là những khái niệm tương đối, không thể định lượng kiểm tra một cách tuyệt đối. Trong nhiều trường hợp cụ thể, khách quan hay không khách quan phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị của nhà báo của cơ quan báo chí. Nguyên tắc đó không tách khỏi sự chi phối bởi nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí.
Vậy, trung thực thực nghĩa của nó là gì? Tại Từ điển tiếng Việt, xác định rõ: “1. Ngay thẳng, thật thà - con người trung thực. 2. Đúng với sự thực, không làm sai lạc đi. Báo cáo trung thực sự việc xảy ra. Tác phẩm phản ánh trung thực cuộc sống”.
Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã xây dựng bản: “Quy định về đạo đức nghề nghiệp” bao gồm 9 điểm. Bao quát 9 điểm của bản Quy định với tính tư tưởng chủ đạo vẫn là yếu tố trung thực. Tuy vậy, tính trung thực vẫn được nêu rõ ở điểm 3: “Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”. Rõ vậy, cũng chẳng cần phải bàn luận thêm nữa.
Tính Đảng của với tư cách là khuynh hướng phát triển ở trình độ cao của báo chí cách mạng không hề đối lập và mâu thuẫn với tính chân thật. Với tính nhìn váo sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đòi hỏi báo chí phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan đúng bản chất. Báo chí phát hiện và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Đồng thời báo chí cũng phát hiện và tích cực tuyên truyền cổ động cho các nhân tố mới, các mô hình và các điển hình tiên tiến. Báo chí không chỉ có nhiệm vụ truyền bá, phổ biến những quan điểm, tư tưởng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà còn có nhiệm vụ phản ánh những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phản ánh những cách làm hay diến ra hàng ngày trên mọi miền đất nước. Báo chí chân thực không chỉ phản ánh đúng từng sự việc cụ thể, từng góc độ và thời điểm của cuộc đấu tranh xã hội mà còn vạch ra toàn bộ xu thế là bản chất của cuộc đấu tranh đó.
Trong quá trình thâm nhập cuộc sống, nhà báo bộc lộ thái độ của mình, báo chí bộc lộ khuynh hướng và đỉnh cao của nó là nguyên tắc tính Đảng. Tính Đảng đòi hỏi nhà báo, cơ quan báo chí phản ánh trung thực khách quan chân thật trong khi tiếp cận sự kiện, vấn đề với một thái độ xây dựng. cầu thị cùng với toàn bộ xu thế phát triển của xã hội, với sự nghiệp đổi mới đang diễn ra vừa khó khăn vừa thuận lợi, vừa có thành tựu vừa có vấp váp sai lầm. Sự thật là đặc điểm đặc trưng là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí. Nó đạt đến mức độ nào, trình độ nào, bị bóp méo, xuyên tạc hay bị lợi dụng, cắt xén là tùy thuộc nhiều vào nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trong thư Bác gửi Hội nghị thông tin, tuyên truyền và báo chí toàn quốc tháng 2 năm 1948, có đoạn: “…đôi khi sơ suất, cẩu thả làm giảm giá trị tờ báo hoặc làm mất lòng người xem. Thí dụ: Tờ báo nọ đăng bài có đầu không đuôi. Tờ báo kia quên cả lịch sử trận Đống Đa ngày 5 tháng Giêng âm lịch thì viết là 10 tháng 11. Tờ báo khác đăng tin vị linh mục X. hàng địch, kỳ thực, vị ấy là người tốt”. Bác chỉ nêu khái quát một số trường hợp để làm ví dụ cho bổn phận và trách nhiệm của người làm báo mà tính thiết yếu là sự trung thực; phải trung thực với lịch sử khi viện dẫn; phải trung thực khi thông tin sự việc; phải trung thực khi phản ánh các hiện tượng tiêu cực; phải rõ ràng, minh bạch, không lấp lửng, không đầu không đuôi, dễ phản tác dụng… Bác Hồ của chúng ta quả tâm huyết và thấu đáo biết chừng nào với vai trò của báo chí và phẩm chất của người làm báo. Và, Người dạy chúng ta bằng chính việc làm của mình là viết những bài báo chân thực có sức truyền cảm.
Rõ ràng rằng, lịch sử là lịch sử, không ai có thể “bẻ cong” nó theo ý đồ của mình được. Nếu làm điều đó với lịch sử, tất yếu sẽ nhận được sự phỉ báng của nhân dân, những người đã đổ máu và công sức để giành độc lập dân tộc. Trung thực với sự kiện lịch sử chính là thước đo nhân cách và nhãn quan chính trị của người làm báo vậy.
Để làm được điều đó khi đưa tin hoặc bình luận mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí cần phản ánh đúng sự thật, tránh hư cấu, tránh điển hình hóa nhân vật, khái quát hóa bối cảnh tình hình cụ thể, tránh bịa đặt những chi tiết khi chưa kiểm tra, xác minh. Ngay cả khi lấy tin, trích dẫn các nguồn tin của các báo, đài nước ngoài cũng cần phải thận trọng, chắt lọc kỹ không nên dưa một cách vô thưởng vô phạt. Giữ vững lòng tin với nhân dân, với Đảng trong mỗi bài viết, trên mỗi tấm ảnh của chính mình cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo tính khách quan, chân thật của báo chí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét