3. Tại
sao lại học Ph.D? Có nên học Ph.D không?
Ta thử
ghi ra đây một phần nhỏ các lý do:
a) Bạn
bè đều đi nước ngoài học sau đại học.
b) Ðược
xã hội nể trọng, oách ra phết.
c) Ðể
học được kiến thức tiên tiến.
d) Không
rõ lắm. Từ bé học đã giỏi, thì cứ tiếp tục học.
e) Có lẽ
là con đường duy nhất để cải thiện đời sống gia đình và cá nhân.
f) Ðể mở
tầm mắt ra những chân trời mới.
g) Ðể
sau này về làm giáo sư đại học.
h) Ðể
được làm nghiên cứu khoa học.
i) Ðể
thay đổi thế giới quan.
......
z) Tất
cả các lý do trên.
Và z
phẩy) Không làm Ph.D thì làm gì?
Ðối với
đa số gradudate students và graduate-students-tương-lai thì câu trả lời là một
tập con khá lớn của vài tá câu trả lời mà ai cũng có thể nghĩ ra.
Ta hãy
thử phân tích vài chọn lựa quan trọng nhất.
Làm Ph.D để
mở mang kiến thức. Ðây là một mục
tiêu rất quan trọng và mang tính cá nhân. Mark Twain từng nói: "Đừng để
trường lớp cản trở con đường giáo dục của bạn" (Don't let school get in
the way of your education). Trường lớp không phải là con đường duy nhất đến Rome của tri thức. Tuy
vậy, trong hoàn cảnh lạc hậu của một nước thế giới thứ ba như Việt Nam ta, thì ra nước ngoài học thêm
là con đường hữu lý.
Câu hỏi
chính mà ta nên đặt ra là chỉ nên học M.S thôi, hay là học cả Ph.D. Chỉ về kiến
thức mà nói, thì hai năm M.S cũng đủ cho một sinh viên thông minh sau đó tự
học. Làm Ph.D cũng đa phần là tự học thôi.
Làm Ph.D để
có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được xã hội nể trọng hơn; vì bạn bè ai cũng học
Ph.D; có bằng Ph.D rất oách; từ bé đã học giỏi thì cứ tiếp tục học; vân vân.
Một Ph.D
thực thụ sẽ cho bạn biết rằng các lý do loại này đều là sai lầm to lớn! Tôi
hoàn toàn không có ý định "giảng đạo" về chọn lựa cá nhân của ai. Tôi
cũng không nói động cơ "hám bằng cấp" hay "oai oách" là sai
trái. Ðó là chọn lựa của từng cá nhân. Ðiểm tôi muốn nói là các động cơ loại
này sẽ không thể giúp sinh viên hoàn thành tốt việc học Ph.D. Việc hay so sánh
mình với bạn bè và người khác sẽ tạo nên áp lực tinh thần không thể chịu nổi trong
khi học. Yêu thích "tiếng tăm" cũng vậy. "Học giỏi", theo
nghĩa ở ta, là thi thố điểm cao và "nhai lại" những gì được dạy, cho
nên học giỏi chưa chắc đã liên quan mấy đến khả năng sáng tạo - khả năng sống
còn của Ph.D.
Từ khóa
dẫn đến thành công của sinh viên Ph.D phải là “đam mê". Ðam mê học
hỏi và sáng tạo trong một phân ngành nhất định! Trừ những người thật sự xuất
chúng thì đa số chúng ta sẽ không thể làm thành công Ph.D ở một ngành nào đó
chỉ vì "xã hội cần nó", hay "nó kiếm ra tiền".
Nếu chỉ
đam mê học hỏi không thôi thì cũng không đáng bỏ ra ngần ấy thời gian để làm
Ph.D. Ta hoàn toàn có thể làm M.S rồi tự đọc, tự học thêm.
Tất cả
các thành quả như chức vụ, danh tiếng, oai oách, vân vân đều phải, và nên, là
sản phẩm phụ của quá trình theo đuổi nỗi đam mê sáng tạo và mở mang tri thức
này.
Ðấy là
nói về "động lực" học Ph.D. Thế còn "khả năng" thì sao? Quá
trình học Ph.D lên xuống như hình sin. Sẽ có bao nhiêu trở ngại kinh tế, tinh
thần phải vượt qua. Một trong những trở ngại lớn nhất là: sau một vài thất bại
trong nghiên cứu, các sinh viên sẽ phải tự hỏi "ta có đủ khả năng làm Ph.D
không nhỉ?"
Ðam mê
và khả năng tạo thành cái vòng luẩn quẩn. Ta có xu hướng đam mê cái mà ta giỏi,
và ta thường xuất sắc ở công việc mà ta đam mê. Nhảy vào được cái vòng này là
hành trình cá nhân. Có lẽ không ai trả lời thay ta được.
4. Phụ
huynh: xin đừng gây áp lực tâm lý
Không ít
các bậc phụ huynh mà tôi được dịp quan sát đặt rất nhiều kỳ vọng vào con em
mình về con đường hàn lâm. Họ đầu tư tiền bạc và thời gian, nuôi niềm hy vọng
ngày nào đó sẽ có một "trạng nguyên" vinh quy bái tổ, nở mày nở mặt
với hàng xóm láng giềng và bè bạn. Chuyện này có ở tất cả các học bậc, không
riêng gì Ph.D. Tuy vậy, áp lực ở Ph.D lớn hơn khá nhiều vì graduate students sẽ
phải cạnh tranh với các sinh viên xuất sắc trên toàn thế giới.
Tôn
trọng tri thức và học tập là điều tốt, và bằng cấp là một thước đo tương đối
chính xác của tri thức. Nhưng nó không phải là thước đo duy nhất. Ðó là chưa
nói đến các câu hỏi như: đạt được tri thức loại gì thì mới được coi là
"thành nhân"? Khó mà có thể đo lường xem một Ph.D và một anh đạp xích
lô ai có "đóng góp" nhiều hơn cho xã hội, hay ai "hạnh
phúc" hơn ai, theo bất kỳ nghĩa nào của các từ này. Có một ranh giới rất
bé giữa "tôn trọng tri thức" và "hám bằng cấp".
Hy vọng
tôi đã hay sẽ thuyết phục được bạn rằng Ph.D cũng thượng vàng hạ cám. Một Ph.D
về khoa học máy tính chẳng hạn, nếu làm nghiên cứu về một phân ngành chẳng ai
quan tâm, đăng vài bài báo ở các chỗ linh tinh, thì sẽ từ từ xa rời dòng chảy
chính của tri thức nhân loại. Có không ít Ph.D về khoa học máy tính lập trình
không ra hồn, thua hẳn một kỹ sư thông thường, chính là vì lý do này.
Tôi lại
triết lý 3-xu rồi. Ðiều tôi muốn nói là niềm "hy vọng" của các bậc
phụ huynh tạo áp lực cực lớn ảnh hưởng đến kết quả học tập và nghiên cứu của
sinh viên. Trong khi chọn lựa nghề nghiệp tương lai đáng lẽ nên là chọn lựa cá
nhân!
5. Ðạt được Ph.D chỉ là bước đầu
Còn khá
nhiều điểm khác tôi muốn nói, nhưng bài đã dài. Lấy Ph.D chỉ là bước đầu rất
nhỏ của một nghề nghiệp, cũng như bao nhiều nghề nghiệp khác. Có Ph.D có thể
đồng nghĩa với những phần thưởng đáng quí về kinh tế và tinh thần về cả mặt xã
hội lẫn cá nhân, nhưng bù lại cái giá phải trả về mọi mặt cũng cao không kém.
"Nghề" Ph.D chẳng cao quí hơn nhiều nghề khác, mà thời gian và công
sức bỏ ra lại nhiều hơn khá nhiều.
Cuộc
sống và các chọn lựa cá nhân lẽ dĩ nhiên là phức tạp. Tôi hy vọng qua bài viết
này các bạn trẻ có thể có một cái nhìn và suy nghĩ cẩn trọng hơn trước khi theo
đuổi "con đường đau khổ" này. Ta không thể theo nó chỉ vì các ảo
tưởng danh tiếng, bằng cấp và tiền bạc. Ðầu tư như vậy không có lãi!
Một
trong những điều kiện cần cho nghề này là khả năng theo đuổi nỗi đam mê nghiên
cứu và sáng tạo trong một thời gian dài. Bằng Ph.D chỉ là một bước cỏn con
trong hành trình chông gai nhưng thú vị này. Nó hoàn toàn không phải là con
đường duy nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét