Phong cách sáng tạo là gì?
Một
bài viết ngắn nhưng rất thú vị, gợi mở những suy nghĩ xung quanh đề tài
sáng tạo. Mỗi người một phong cách riêng, mỗi người một điều kiện riêng
để làm bật lên sức sáng tạo của mình. Xin giới thiệu những chia sẻ về
phong cách sáng tạo của một tác giả:
“Heraclitus sống vào khoảng
năm 500 trước Công nguyên và ông được xem là người thầy sáng tạo đầu
tiên của thế giới. Câu nói nổi tiếng của ông để đi đến những sáng tạo
liên tục, đó là: “I searched into myself” (Tôi lục lọi trong chính bản
thân mình).
Ông cho rằng lắng nghe trực giác của bản thân, chạm
đến những suy nghĩ bên trong bản thân mình là một cách giúp sáng tạo rất
tuyệt vời. Tuy nhiên, ít ai trong chúng ta có thể vận dụng được điều
này. Hầu hết hệ thống giáo dục của chúng ta định hướng cho người học đáp
ứng yêu cầu của người dạy và chúng ta hiển nhiên tin rằng những ý tưởng
tốt nhất đang ở nơi họ, mà không phải là đang tiềm ẩn bên trong chúng
ta. Heraclitus đã nhắc chúng ta về những ý tưởng tốt đang chờ cơ hội
xuất hiện nếu chúng ta nỗ lực đào sâu tư duy của mình.
Khám phá phong cách sáng tạo của mình
Ai
cũng có thể sáng tạo theo một cách riêng của mình. Và chúng ta, ai cũng
có thể cạnh tranh với khả năng sáng tạo của Heraclites, vì chẳng bao
giờ có giới hạn cho sức sáng tạo của mỗi người.
1. Sáng tạo ngay trong lúc chịu áp lực nhiều nhất
Động
lực lớn nhất cho sáng tạo chính là thời hạn cuối cùng, mà chúng ta đã
quen gọi là “deadline”. Có nhiều người không thể bắt tay vào việc khi
nghĩ đến thời hạn hoàn thành còn lâu mới đến. Thế nhưng, khi thời điểm
ấy ngay sát cạnh bên mình, họ mới giật mình lao vào hoàn thành. Và dĩ
nhiên, độ an toàn khi ấy là đủ tốt, nếu không thì lại nguy hiểm cực kì.
2. Không đi trên lối mòn
Tôi
hoàn toàn bị ức chế về mặt tinh thần khi cố gắng giải quyết vấn đề vì
luôn hướng đến một cách giải quyết kiểu lối mòn đã thành thói quen.
Chính điều ấy hạn chế khả năng tìm kiếm phương án thay thế. Chỉ khi nào
tôi ép bản thân mình tách ra khỏi những điều ấy, tôi mới tìm được những
câu trả lời mới mẻ hơn cho mình. Bỏ sang một bên ý tưởng đã được ấp ủ và
sử dụng trước đó đôi khi lại mở ra những hướng mới.
3. Tôi chú tâm hơn vào những điều nhỏ nhặt chung quanh
Nhiều
khi tôi tự đặt cho mình những câu hỏi về những điều mình quan sát được,
rồi cố gắng tìm cách lý giải. Đó cũng là cách tôi chọn để tự ép bộ óc
mình làm việc. Tôi là người thuận tay trái, phải sử dụng những đồ vật
chỉ thiết kế riêng cho người thuận tay phải. Tôi gặp rất nhiều khó khăn
khi phải tìm cách làm sao cho mọi thứ kết hợp được với nhau một cách… dễ
chịu nhất.
4. Tôi luôn hướng mình đến những cái mới
Hướng
đến nững cái mới mẻ, thậm chí là những thứ mình chưa bao giờ làm, chưa
bao giờ thích. Đôi khi sau đó lại thấy những điều tưởng như không liên
quan ấy lại trở nên hấp dẫn.
5. Tôi không biết cái mà tôi không biết
Tôi
biết mình có những lỗ hổng kiến thức ở một số lĩnh vực. Tôi chọn cách
đặt mình ở một vị trí thấp nhất là liên tục đưa ra những câu hỏi, liên
tục tìm câu trả lời từ nhiều nguồn nhất có thể và luôn mở rộng tư duy
của mình để cập nhật, bổ sung những điều tôi chưa bao giờ biết đến.
6. Lắng nghe
Tôi
không ngại đưa ra những ý tưởng chưa thực sự hoàn chỉnh của mình. Sau
đó, tôi trao đổi với những người hoàn toàn xa lạ rằng họ nghĩ như thế
nào. Tôi muốn lắng nghe những lời thẳng thắn nhất và vì họ không rõ tôi
là ai, nên họ có thể nói ra suy nghĩ và nhận xét khách quan của họ.”
Còn
bạn? Những ý tưởng của bạn thường xuất hiện khi nào? Chúng ta có thể
chia sẻ cách nuôi ý tưởng của mình để góp vào thành bộ sưu tập cách sáng
tạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét