TS.
Nguyễn Khắc Sính
Trong các vấn đề về phong cách văn
học ở ta, cho đến nay, trong các công trình, giáo trình lí luận phần lớn đều
nói tới vấn đề phong cách thời đại, phong cách cá nhân của nhà văn. Các khía
cạnh khác của phong cách như phong cách thời đại, phong cách trào lưu, phong
cách dân tộc tuy cũng có được nhắc tới nhưng hầu như chưa đựơc bàn bạc và vận
dụng vào thực tiễn bao lăm. Theo nhịp độ phát triển và giao lưu, hội
nhập của cuộc sống hiện nay, vấn đề phong cách chung đựơc nhìn nhận rõ hơn và
đã đến lúc cần xem, xét cụ thể vấn đề rất phức tạp này.
Nhìn vào lịch sử vấn đề, thì từ xa
xưa cho đến hiện đại, trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề phong cách chung bao
giờ cũng được xem xét bên phong cách cá nhân, thậm chí là mẫu số chung đề nhìn
nhận ra phong cách cá nhân. Ở thời Hi Lạp cổ, theo Aristote, phát ngôn lý tưởng
là kết hợp hài hòa giữa logic và cảm xúc dấu hiệu của nó là có kết cấu và có
phong cách. Kết cấu đòi hỏi bài văn phải có bố cục gồm nhiều phần liên
kết hợp lí, còn phong cách đòi hỏi phải có các phẩm chất chung, cơ bản và các
phẩm chất cá nhân. Phong cách được hiểu chủ yếu là phong cách ngôn ngữ, các
phương tiện của nó là cách sử dụng đúng đắn các từ đồng nghĩa, đồng âm, các
tính từ, các ẩn dụ …Aristote viết trong Tu từ học (Rhetorica) như sau: “Phong
cách sẽ có được các phẩm chất cần phải có, nếu như nó tràn đầy tình cảm, nếu
như nó phản ánh đựơc tính cách và phù hợp với tình hình thực tế của sự vật”.
Các phẩm chất cơ bản đó còn thể hiện qua nhịp điệu, bố cục …theo ông, phong
cách (ngôn ngữ) phải được trau chuốt và trang nhã. Đó chính là phong cách ngôn
ngữ chung của ngôn ngữ văn học. Đarli và Vamana, hai nhà lý luận văn nghệ cổ Ấn
Độ trong các công trình của mình (Kaviadarsa và Kavialankarasutra) cũng
đã trình bày học thuyết về các phẩm chất của phong cách chung – phong cách hay,
bao gồm cả các yếu tố tu sửa ngôn từ tiêu biểu cho các tác phẩm, đặc biệt là
nguyên tắc dhvani - ám thị , chứ không biểu trực tiếp, làm cho văn bản giàu
chất thơ. Các nhà lý luận cổ điển Trung Quốc như Lưu Hiệp, Chung Vinh, Tư Không
Đồ cũng nêu ra tư tưởng về chuẩn mực văn chương như, “ lục nghĩa” của Lưu Hiệp.
Như vậy, phong cách chung như là chuẩn mực của văn chương đã đựơc đề xuất từ
sớm.
Khái niệm phong cách cá nhân thực sự
được đề xuất từ thế kỷ XVIII. Với Buffon, phong cách là sự biểu hiện hoàn mỹ vào tác
phẩm cái nhân cách, tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Xin lưu ý
là khái niệm phong cách của Buffon không chỉ áp dụng cho văn học, mà cho mọi
sáng tác về tư tưởng như khoa học, triết học, lịch sử. Về sau Marx cũng sử dụng
khái niệm phong cách này để đánh giá tác phẩm về kinh tế học của Prudon. Tư
tưởng này được Flaubert (Pháp), Rauli (Anh) tán thành.
Với Goethe, phong cách là sự thống nhất chủ
quan và khách quan trong sáng tác, khi nhà văn vừa vượt lên trên mọi sự mô
phỏng đơn giản đối với tự nhiên, vừa vựơt lên trên cái tác phong, kiểu cách chủ
quan của nhà văn. Với Hégel, phát triển tư tưởng của Phôn Rumô, phong
cách được hiểu là phương thức biểu hiện, quy luật nghệ thuật của một loại hình
nghệ thuật nào đó: phong cách thơ, phong cách nhạc kịch.
Như vậy, ở thế kỷ XVIII đến thế kỷ
XIX, khái niệm phong cách không phải chỉ nhấn mạnh vào phong cách cá nhân. Đi
vào lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ phải nhường chỗ cho các
phương diện khác như cá tính, quy luật nghệ thuật. Đáng chú ý là vào thế kỷ
XVIII, khi khái niệm phong cách cá nhân đựợc đề xuất thì tại Đức, nhà mỹ học
Winc Kelmann đã đưa ra khái niệm phong cách như một phạm trù của lịch sử nghệ
thuật. Ông đã nói đến phong cách thời đại và phong cách cá nhân nghệ sĩ trong
các dân tộc; do thời đại đổi thay mà nghệ thuật có những phong cách khác
nhau…Ví dụ, ông chia nghệ thuật Hi Lạp cổ làm 4 thời kỳ với 4 phong cách: Phong
cách đường nét, Phong cách cao cả, Phong cách đẹp, Phong cách chiết trung.
Sang thế kỷ XIX, H. Taine trong Triết
học nghệ thuật (1865 – 1869), quan niệm văn hóa lịch sử về văn học nghệ
thuật dựa trên cơ sở mô phỏng đời sống, cũng nói tới phong cách thời đại. Chẳng
hạn, phong cách nghệ thuật Hi Lạp cổ, Phong cách Cơ đốc giáo, Phong cách tao
nhã quý tộc cung đình thời Louis XIX có ảnh hưởng tới hầu như toàn châu Âu: Ý,
Anh, Nga, Đức, Tây Ban Nha. Khi nào văn học xa rời thực tế thì phong cách suy
thoái.
Vào thế kỷ XX Ken Viper trong sách Lịch
sử các phong cách của nghệ thuật tạo hình (1910), Henrích Vônfơlin trong
công trình Các khái niệm cơ bản của lịch sử nghệ thuật – vấn đề tiến hoá của
phong cách trong nghệ thuật mới (1915), tác giả Mỹ W.Fleming trong sách Nghệ
thuật và quan niệm (1947), cũng đều lấy khái niệm phong cách chung, phong
cách thời đại, trào lưu để nghiên cứu mô tả quá trình lịch sử của nghệ thuật.
Nhà nghiên cứu văn học Nga D.S.Likhachov nhận định: “ Trong thời đại của
chúng ta có thể nói về phong cách thời đại, như phong cách barôcô trong chừng
mực mà nó thể hiện trong tất cả các loại hìnhhoạt động nghệ thuật, trong những
giới hạn thời gian và giới hạn địa lý.” Phải chăng trong mọi thời đại đều
tồn tại cái mà chúng ta có thể gọi là phong cách thời đại. Xem thế đủ thấy
trong lịch sử văn học nghệ thuật khái niệm phong cách chung luôn luôn có vai
trò của nó, bên cạnh khái niệm phong cách cá nhân. Thậm chí nó còn có cả vai
trò trong các thời đại, khi điều kiện để xuất hiện phong cách cá nhân chưa chín
muồi.
Các công trình lí luận đầu thế kỷ XX
như của V.Girmunski, của E.Utitz đều đặt khái niệm phong cách thời đại vào vị
trí quan trọng của lí luận về phong cách.
Thế nhưng về phương diện lí luận,
trong giới lí luận các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt từ khi lí luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời vào những năm
30 của thế kỷ XX, người ta có xu huớng chỉ thừa nhận phong cách cá nhân như là
sự thể hiện đa dạng của phương pháp chung, sự thống nhất về phương pháp và sự
đa dạng của phong cách cá nhân, và như vậy đã thu hẹp phạm vi
biểu hiện của hiện tượng phong cách, xa rời một truyền thống nghiên cứu đã có
hàng trăm năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét