Mới đây, trao đổi với hai người bạn đang làm master tại Đại học KHXHNV chuyên ngành quản lý khoa học (oách nhất trong các loại oách), khi được hỏi phương pháp nghiên cứu khoa học và những công cụ của nó là gì? giới thuyết là gì và khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể, người nghiên cứu phải dựa vào những khung lý thuyết cơ bản nào? chịu chết và chịu chết. Hai ông bạn cho rằng, điều đó ko phải do các thầy dạy mà biết mà quan trọng là khi làm luận văn, luận án, thầy hướng dẫn sẽ bảo cho mà biết. OK, nhưng thầy hướng dẫn liệu có bảo được hay ko khi chắc gì thầy đã biết... Bó tay.com luôn.
Vô tình hôm qua, kẻ hay đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn (thực ra là đang đi tìm câu trả lời có câu hỏi ngớ ngẩn đó) đã vô tình tìm được một cuốn sách cũ rích đã xuất bản từ năm 1998 của nhà nghiên cứu L. Therese Baker. Mặt mũi cuốn sách là đây: THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI
Cuốn sách khá nhiều trang (766 trang) gồm có 4 phần:
- Hình thức và mục đích nghiên cứu
- Xây dựng dự án nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu
- Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Lâu nay hầu hết chúng ta đều học có sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu khoa học... những ddieuf căn cốt xa lắc lơ trên trời. Vậy nên khi thấy cuốn sách này lập tức thấy nó chỉ nêu toàn những cái dưới đất, kiểu cầm tay chỉ việc. Tất nhiên lý luận của nó nằm trong từng điều chỉ dẫn ấy. Hay nhất là cuốn sách bàn rất sâu về các công cụ điều tra xã hội với những thuật ngữ chuyên ngành mà lâu nay kẻ ngu ngơ này toàn nghe ở tận đâu đâu.
Khoe tý thôi, Bác nào máu thì ra hiệu sách mà tìm xem loại này chắc rẻ như cho hoặc đời em 3 năm nữa sẽ cho mượn.
nguyenbuikhiem@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét