“Phong cách
(…) cũng như màu sắc đối với người họa sĩ, không phải là một vấn đề về kỹ thuật
mà là về cách nhìn. Nó là một phát lộ, vốn sẽ không thể có được bằng những
phương tiện trực tiếp và hữu thức, về sự khác biệt về chất có trong cách mà thế
giới hiện ra với mỗi chúng ta, sự khác biệt mà, nếu không có nghệ thuật, thì sẽ
mãi là bí mật vĩnh hằng của mỗi con người”[1]
Nói cách
khác, phong cách tác giả không đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật hay chỉ là lớp
vỏ ngoài trang trí cho tác phẩm văn chương mà nó là cách nhìn rất riêng của mỗi
người về thế giới, phân biệt với cách nhìn của những người khác.
Mỗi người sinh ra và lớn len đều có riêng trong mình
một khí chất, năng lực và kinh nghiệm để có thể tiếp thu những cái tốt đẹp và
loại trừ những cái xấu. Qua trình đó dần hình thành trong mỗi chúng ta một vốn
cá tính đặc biệt mà ta hay gọi là phong cách. Xét trên bình diện này, Buy-phong
– một nhà văn nổi tiếng của Pháp từng nói: “Phong cách chính là người”. Quả thật trong cùng một hoàn cảnh
nhưng phong cách của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, mà nó chính là bản
thân người mang phong cách đó. Cùng suy ngẫm và chiêm nghiệm về câu nói của
Buy-phong để mỗi chúng ta có thêm những hiều biết và dần định hình trong mình
một phong cách riêng. Trong cuộc sống, người ta thường định hình phong cách
theo hai nghĩa. Một là, phong cách nghệ thuật. Đó là phong cách của một nhà
văn, nhà thơ, nhà kiến trúc... hoặc phong cách của một thời đại nào đó.
Hai là, tác phong, tính cách của một người hay một
lớp người nào đó trong xã hội được hình thành một cách tương đối ổn định, làm
nên phong cách riêng của một người hay một lớp người đó.
Phong cách tuy đa dạng như vậy nhưng nhìn chung khi
nhắc đến phong cách ta vẫn thường nhắc đến dấu ấn cá nhân của sự vật. Ngoài ra
một điểm chung của bất kì loại phong cách nào là cũng đều chịu tác động mạnh mẽ
sâu sắc của môi trường sống. Đó là những tác động của truyền thống văn hoá, đạo
đức, tâm lí nghề nghiệp. Nhìn từ bình diện văn học, phong cách cũng đa dạng
nhưng không kém phần sâu sắc.
Buy-phong đã rất tinh tế khi nhìn nhận “Phong cách chính là người”. Trong
văn học, phong cách là yếu tố cấu thành tác phẩm không thể thiếu. Độc giả cũng
như mọi nhà lý luận văn học mỗi khi nhìn nhận một tác phẩm, người ta thường hay
chú ý đến hai phương diện quan trọng của phong cách văn học là: nội dung và
nghệ thuật. Về nội dung, phong cách là dấu ấn thể hiện cách nhìn nhận con người
và cuộc sống, cách lí giải cuộc sống và con người… Về nghệ thuật, phong cách là
cách lựa chọn những thủ pháp nghệ thuật, kết cấu ngôn từ, sử dụng ngôn ngữ... Một
tác phẩm hay chỉ được đánh giá khi tạo ra được dấu ấn riêng, mang lại cho người
đọc những lay chuyển xúc cảm nhẹ nhàng mà tinh tế. Chính vì vậy, dù trên bất cứ
bất cứ bình diện nào, khi đánh giá tác phẩm hay con người, phong cách cũng vừa
là tiêu chí quan trọng, vừa là nơi thể hiện cái tính cách cũng như tâm hồn
trong tác giả. Xin một lấy một góc nhỏ của nền văn học Việt Nam để chứng
minh và làm rõ hơn khi nhìn nhận “Phong cách chính là người”.
Nhắc đến văn học Việt Nam, nhắc đến phong cách con người
tôi dần mường tượt ra sợi dây lien kết giữa chúng. Nguyễn Đăng Mạnh trong “Nhà
văn, tư tưởng và phong cách” đã gắn phong cách với cá tính nhà văn khi ông
xác định: “Văn chương là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là
lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách”. Rồi sau
đó, trong “Nhà văn Việt Nam
hiện đại: chân dung và phong cách, ông lại một lần nữa coi phong cách “phụ
thuộc vào những thói quen tâm lý và những sở trường riêng của nhà văn”. Từ đó,
“dựng” nên phong cách nhà văn, như Nguyễn Tuân ngông, Quang Dũng tài hoa, tài
tử, phong tình và lãng mạn, Nguyễn Đình Thi nhà thơ của đất nước tươi đẹp và
hùng tráng đau thương, thơ Hoàng Cầm là linh hồn của quê hương Kinh Bắc cổ
kính, đầy huyền thoại, cổ tích và chứa chan chất nhạc, chất thơ. Nguyên Ngọc là
cây bút sử thi - lãng mạn, một chủ nghĩa lãng mạn anh hùng đầy chất thơ... Rồi
Đào Thái Tôn trong Thơ Hồ Xuân Hương, từ cội nguồn vào thế tục, khi đi
tìm một cơ sở để lựa chọn thơ nôm truyền tụng của nữ sĩ đã “dùng phong cách Lưu
Hương ký để xác định phong cách “thơ nôm truyền tụng” của Hồ Xuân Hương”.
Phong cách ở mỗi bình dịên đều đa dạng và sâu sắc.
Văn học chỉ là một trong số những bình diện mà tôi muốn vay mượn nhằm đánh giá
đúng và chính xác khi nhìn nhận con người. Tôi dần nhận ra câu nói của
Buy-phong hết sức chập chờn. Bởi vì như tôi đã nói các định ngữ đã để định
nghĩa chập chờn. Như tôi đã nói về một số phong cách như thơ Hồ Xuân Hương vui
mà không buông tuồng, thơ Hoàng Cầm là linh hồn của quê hương Kinh Bắc cổ
kính... có thể đóng vào con người Hồ Xuân Hương, con người Hoàng Cầm cũng được,
mà vào thơ Hồ Xuân Hương, thơ Hoàng Cầm cũng chẳng sao. Chính sự “nhập nhằng”
này làm cho các định nghĩa trên không có giá trị khái niệm hóa đã đành, mà cả
giá trị thao tác cũng không rõ rằng. Đó chính là sự chập chờn trong câu nói
“Phong cách chính là người” của Buy-phong: Nó tạo cho những người đọc cho ta nhiều
cách nhìn nhận riêng. Đó là sự tinh tế và óc sáng tạo khi nhìn nhận vấn đề của
Buy-phong.
Dĩ nhiên, không phải công trình nghệ thuật nào cũng
có phong cách. Một tác phẩm chỉ có phong cách khi nó đạt được tính cấu trúc,
tức có sự thống nhất hữu cơ của các bộ phận trong một chỉnh thể. Bởi vậy, chỉ
cần biết một bộ phận là có thể suy ra cái toàn thể, như lý thuyết toàn đồ đã
chứng minh. Chính vì phong cách là một phạm trù chất lượng, nên trong nghệ
thuật có được phong cách là một hiện tượng rất quý. Và, vì thế, không phải tác
giả nào cũng có phong cách, thể loại nào cũng có phong cách và thời đại nào
cũng có phong cách.
Chính từ đó, mỗi học sinh chúng ta, nhìn nhận từ câu nói của Buy-phong, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tập riêng cho mình thói quen nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề trong cuộc sống một cách rõ ràng, tinh té. Đồng thời cần không ngừng trau dồi vốn từ và sử dụng nó một cách linh hoạt. Đó chính là điều kiện dần cấn và đủ để ta đãn hình thành trong mình một phong cách nhỏ, nơi thể hiện cái tôi cá nhân của ta trong cuộc sống.
Chính từ đó, mỗi học sinh chúng ta, nhìn nhận từ câu nói của Buy-phong, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tập riêng cho mình thói quen nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề trong cuộc sống một cách rõ ràng, tinh té. Đồng thời cần không ngừng trau dồi vốn từ và sử dụng nó một cách linh hoạt. Đó chính là điều kiện dần cấn và đủ để ta đãn hình thành trong mình một phong cách nhỏ, nơi thể hiện cái tôi cá nhân của ta trong cuộc sống.
“Phong cách chính là người”- Buy-phong đã cho ta một
nhận định sâu sắc, một bài học khi ta bước vào cuộc sống. Riêng tôi, nỗ lực để
tạo riêng cho mình một phong cách, một cá tính sx là động lực giúp tôi vượt qua
mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét