Ở Miền Bắc phải tới năm 1892 mới có một tờ báo
viết bằng chữ Hán do một người Pháp tên là Henri Schneider, chủ nhà in xuất
bản; đó là tờ ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO, nội dung của tờ này chỉ là những Nghị Định của Quan Thống Sứ và những bài nhằm mục đích hiểu dụ dân
chúng. Tờ báo Việt ngữ đầu tiên ở Miền Bắc ra
đời năm 1905 và có tên là ĐẠI VIỆT TÂN BÁO do người Pháp tên là E. Babut làm chủ nhiệm, nội dung chỉ nhằm ca tụng những kẻ có
quyền có thế, tuy nhiên cũng có một ít bài khảo cứu văn chương nhưng chất lượng
rất kém. Báo này mỗi trang được chia hai theo
chiều dọc, một bên chữ Hán và bên kia chữ Quốc ngữ. Năm
1907, tờ ĐẠI NAM
ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO CÓ THÊM PHẦN TIẾNG QUỐC NGỮ
VÀ THÊM TÊN BẰNG QUỐC NGỮ LÀ ĐẠI NAM
ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO. Lời phi lộ cho sự thay đổi và
thêm thắt này cho biết: “Kể từ số 793 ra ngày 28-3-1907 tờ báo được chia làm hai
phần: Phần Hán văn do Cụ Đào Nguyên Phổ phụ trách, còn phần Quốc Ngữ do Cụ
nguyễn Văn Vĩnh biên tập”, để rồi từ một tờ báo
chỉ nói về bọn quan lại, tiến lên thành báo nghị luận ra hàng tuần. Số báo đổi mới đầu tiên này mặt ngoài có vẽ hai con rồng
(Lưỡng long chầu nguyệt) in toàn bằng chữ Hán và đặt một cái khung ở giữa trong
có hai hàng chữ, mỗi hàng ba chữ, để viết sáu chữ ĐẠI NAM
ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO bằng Hán tự. Mặt trong in
toàn bằng chữ Quốc ngữ và đề tựa đề là: ĐẠI NAM
ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO. Tờ báo
đổi mới này đăng những bài có tính cách xã hội, kèm theo một chút thời sự trong
nước, cũng như ở nước ngoài, cộng với một số bài xã thuyết dưới ký tên N.V.V.,
Tân Nam Tử, Đào Thị Loan vv… Tât cả đều là bút
hiệu của Cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Đại khái cũng có ý truyền bá tư tưởng Âu Tây nhưng
còn ở trong một phạm vi rất hạn hẹp.
Do phạm vi hạn hẹp của cuộc
nói chuyện, sau đây tôi xin chỉ nhắc tới những tờ báo
đáng nhắc ở Miền Bắc, từ thời điểm đó tới năm 1945. Đó là các tờ: ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ (1913)
(Edition spéciale du Lục-Tỉnh-Tân-Văn pour le Tonkin et l’Annam) in tại Hanoi, phát hành mỗi tuần vào ngày thứ năm mà chủ nhân là F.H. Schneider và người này đã mời
Cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ Nam Kỳ trở lại Miền Bắc
để làm chủ bút, TRUNG BẮC TÂN VĂN (1913) cũng
Cụ Vĩnh làm chủ nhiệm mỗi tuần ra ba số, tên
Tây của tờ này là “Gazette de l’Annam”, NAM PHONG (1917-1934) (Văn học, khoa học tạp chí) in
ở Hà Nội mỗi tháng một kỳ, nhưng từ số 194 (15-4-1934) mỗi tháng hai kỳ. Chủ
bút kiêm quản lý: Cụ Phạm Quỳnh; đồng chủ bút: Cụ Dương Bá Trạc, đình bản số
210 ngày 16-12-1934. Tuy nhiên coi như tổng số là 211 số vì số Xuân năm 1918 (được coi là thủy tổ báo Xuân của ta) KHÔNG CÓ ĐÁNH SỐ. Ngoài ra với bộ báo coi như VĨ ĐẠI nhất của Việt Nam này, nhiều người quan
niệm là chỉ cần có tới số 192 là đã ĐỦ BỘ, vì
sau số 192 tờ báo được giao cho Hán Thu Nguyễn
Tiến Lãng vì Cụ QUỲNH vào Kinh làm quan; nhiều người coi rằng từ số 193 cho tới số chót
là những số không còn tầm quan trọng của Nam Phong như khi dưới sự lèo lái của Cụ QUỲNH, TẬP
KỶ YẾU CỦA HỘI TRÍ TRI (1922) (Bulletin de la Société d’Enseignement Mutuel du
Tonkin) phát hành mỗi tam cá nguyệt, VỆ NÔNG BÁO
(1923) (Revue agricole en Quốc Ngữ), TRUNG HÒA NHẬT BÁO
(1923), ĐÔNG PHÁP (1925) (Edition Annamite de
France Indochine), AN-NAM TẠP CHÍ (1926) của Cụ
Tản Đà, HÀ THÀNH NGỌ BÁO (1927), TỨ DÂN TẠP CHÍ
(1930) tên Tây là “Revue pour tous”, PHỤ NỮ THỜI ĐÀM (1933), TÂN THANH TẠP CHÍ
(1931) chủ bút là Cụ Nguyễn Trọng Thuật, VĂN HỌC TẠP CHÍ (1932) Chủ nhiệm Dương
Tự Quán, PHONG HÓA TUẦN BÁO (1932-1936) ra được tổng cộng 190 số thì bị cấm,
Chủ nhiệm là Nguyễn Xuân Mai, Quản lý là Phạm Hữu Ninh, nhưng linh hồn của tờ báo này là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Tự Lực Văn
Đoàn, đây là một trong những tờ tuần báo ấn
tượng nhất, hay nhất, tuyệt vời nhất, quy tụ những cây bút, những nhà thơ số
một của thời đó cũng như các họa sĩ danh tiếng nhất như Nguyễn Tường Lân, Tô
Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí vv… Tên Tây của báo
này là (Revue hebdomadaire des Moeurs) và chủ trương của nó là “Cười cợt để sửa
đổi phong hóa”, NHẬT TÂN (1933) của Đỗ Văn tuần báo
ra ngày thứ tư, TIỂU THUYẾT TUẦN SAN (1933) của Vũ Công Định, PHỤ NỮ THỜI ĐÀM
(1933) mà chủ nhiệm là bà Nguyễn Văn Đa, TIỂU THUYẾT THỨ BẢY (1934), ĐÔNG TÂY BÁO (1935) do Dương Tự Quán
làm chủ nhiệm, LOA (1935) do Bùi Xuân Học làm chủ nhiệm, NGÀY NAY (1935) mỗi tháng ra ba kỳ do
Nguyễn Tường Cẩm làm chủ nhiệm, sau là Trần
Khánh Dư và quản lý là Nguyễn Tường Lân đây là tờ báo
cũng của Tự Lực Văn Đoàn làm và là một trong
mấy tờ báo tuyệt vời nhất mà làng báo của chúng ta đã có kể từ trước tới nay, với những bài vở thuộc loại hay nhất,
những bài xã luận cổ vũ sự đổi mới hay nhất, với những minh họa tuyệt vời nhất,
trong đó có những minh họa về Lý Toét và Xã Xệ, về Bang Bạnh, và cuối cùng là
với những phụ bản do các họa sĩ danh tiếng nhất Việt Nam
như Trần Bình Lộc, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Huyến, Nguyễn Tường Lân,
Nguyễn Cát Tường (Lemur) vv… HÀ NỘI BÁO (1936)
do Lê Cường làm chủ nhiệm, ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ
(1937) do Nguyễn Giang làm chủ nhiệm, TIỂU
THUYẾT THỨ NĂM (1937), TIỂU THUYẾT THỨ BA
(1937) do Đoàn Như Khuê làm chủ nhiệm, ĐÔNG TÂY
TIỂU THUYẾT BÁO (1937) tuần báo do Nguyễn Xuân Thái làm
quản lý, LY TAO TUẦN BÁO (1937) do Đỗ Văn Tình làm chủ nhiệm, TIỂU THUYẾT TUẦN SAN (1937) do Lê Ngọc
Thiều làm quản lý, VỊT ĐỰC (1938), tuần báo trào phúng ra ngày thứ tư hàng tuần do Nguyễn Đức
Long quản lý, TIỂU THUYẾT NHẬT BÁO (1938) do
Đoàn Như Khuê làm chủ nhiệm, Đỗ Xuân Mai làm quản lý, ra được tổng cộng 363 số, ĐỌC (1938) do
Nguyễn Văn La làm chủ nhiệm, ra được 94 số tức
là 94 tuần lễ, CHUYỆN ĐỜI (1938) tuần báo ra
ngày thứ bảy do Lê Văn Hoàng sáng lập và Nguyễn Văn Sự quản lý, TAO ĐÀN (1939)
bán nguyệt san do Vũ Đình Long làm chủ nhiệm,
Lan Khai làm quản lý, sau Nguyễn Triệu Luật
thay thế, ra được 13 số và 3 số đặc biệt về Tản Đà, Vũ Trọng Phụng và số về Ba
Lan, TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (1940) trước do Dương
Phượng Dực làm quản lý sau là Nguyễn Doãn Vượng
làm, TRADUCTEUR (LE) (1940) Tạp chí chuyên về
dịch thuật do Trương Anh Tự làm chủ nhiệm và lo
phần Pháp và Việt ngữ, THANH NGHỊ (1941) của Doãn kế Thiện và chủ nhiệm là Vũ
Đình Hòe, đây cũng là một trong những báo nổi
tiếng nhất trong thời tiền chiến, tuy nhiên báo
này nặng về phần pháp lý và lịch sử, và có rất ít minh họa, TRUYỀN BÁ (1941)
một tập báo dành cho tuổi trẻ ra ngày 10 và
ngày 25 mỗi tháng và mỗi số là một chuyện ngắn trên dưới 32 trang dành cho các
bạn trẻ của các nhà văn nổi tiếng mà chủ nhiệm là ông Vũ Đình Long, chủ nhà
xuất bản Tân Dân, NHI ĐỒNG HỌA BẢN (1941) tạp chí dành cho thiếu nhi mà chủ
nhiệm là bà Phạm Ngọc Khuê và quản lý là Nguyễn Văn Hữu, THANH NGHỊ (phần trẻ
em) (1941) mỗi tháng ra 3 kỳ vào các ngày 10, 20 và 30 mà chủ nhân là Doãn Kế
Thiện và quản lý là Vũ Đình Hòe, PHÁP-VIỆT (1941) tuần báo văn chương phụ nữ thanh niên chính trị mà chủ
nhiệm là một người Pháp tên là Clément Edmond Koch và quản lý là Trần Nguyên
Bí, TRI TÂN (1941) Tạp chí văn hóa mà chủ nhiệm là Nguyễn Tường Phượng và quản
lý là Dương Tự Quán, đây là một trong những tờ báo hàng đầu trong số khoảng 10 tờ nổi tiếng là đứng
đắn nhất với những cây bút như Cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố chẳng hạn, và giờ đây,
sau khi đã sơ lược lịch sử báo chí ở Miền Bắc,
ta hãy quay trở vào Miền Trung để tiếp tục tìm hiểu.
Miền Trung hay đất Thần Kinh
đã chỉ thực sự góp mặt với báo chí nước nhà từ năm 1921 với tờ Tiếng Dân của Cụ Huỳnh Thúc Kháng,
tuy nhiên từ năm 1914 đã có một tờ báo coi như tờ báo đi
dọn đường ở Miền Trung là tờ báo “LE RIGOLO”
(Kẻ ngộ nghĩnh) do một nhóm thanh niên tân học gôm có: Võ Chuẩn, Lê Thanh Cảnh,
Phan Văn Tài, Lê Văn Thiết vv… chủ trương, và trong năm
1914, hai học giả Pháp là Linh mục Léopold Cadière và Edmond Gras, cùng với một
nhóm nhà trí thức Việt Nam đã cùng nhau lập ra
Hội Đô Thành Hiếu Cổ (l’Association des Amis du Vieux Huế) và cho xuất bản một
nguyệt san nhan đề là NGUYỆT SAN ĐÔ THÀNH HIẾU CỒ (Bulletin des Amis du Vieux
Huế) chuyên khảo cứu về lịch sử, chính trị, nghệ thuật tôn giáo và kinh tế xã
hội, đây cũng là một bộ báo nằm ở hàng đầu
trong các báo chí của Việt Nam, ĐẶC BIỆT LÀ BỘ BÁO
NÀY LÀ BỘ BÁO DUY NHẤT CHỈ HOÀN TOÀN NGHIÊN CỨU
VỀ VIỆT NAM và những bài nghiên cứu đều do
những cây bút lỗi lạc, uyên thâm nhất. Mười ba năm
sau, vào năm 1927 báo
TIẾNG DÂN ra đời và kế sau đó là các báo THẦN
KINH TẠP CHÍ (1927) của Lê Thanh Cảnh, có phụ trương tiếng Pháp, TRÀNG AN BÁO (1932) của Cụ Bùi Huy Tín do Cụ Phan Khôi làm Chủ Bút, KIM LAI TẠP CHÍ (1932) của Cụ
Đào-Duy-Anh, đặc biệt là tờ báo này có mục đích
chính là Phụ Bản I khuếch trương việc bán Dầu Khuynh Diệp của hãng Viễn Đề, PHỤ
NỮ TÂN TIẾN (1933) do Cụ Hồ Phú Viên sáng lập với sự cộng tác của người con gái
là bà Hồ Thị Thục cùng với chồng là Nguyễn Tấn, TIÊN LONG (1933) do Bà Lê Thành
Tường chủ trương, trong khi chồng bà, ông Lê Thành Tường làm bí thư cho Khâm sứ Châtel, NHÀNH LÚA (1935) do
Nguyễn Khoa Văn tức Hải Triều chủ trương, SAO MAI (1935) do Trần Bá Vinh chủ
trương với sự cộng tác của Tiêu Viên Nguyễn Đức Bính (Hoài Thanh), ÁNH SÁNG
(1936) của dân biểu Nguyễn Quốc Túy, VIÊN ÂM (1936) cơ quan của Hội Phật Giáo Việt Nam
do Bác sĩ Lê Đình Thám chủ trương, VÌ CHÚA (1936) cơ quan
của Công giáo do Linh Mục Nguyễn Văn Thích cùng với sự cộng tác của Michel Phan
Huy Đức và Bùi Tuân, LA GAZETTE DE HUẾ (1936) (Nhật báo
của Huế) do Bùi Huy Tín và Ông Phạm Văn Ký chủ trương và viết bằng Pháp văn,
KINH TẾ TÂN VĂN (1936) của Phạm Bá Nguyên, CƯỜI (1936) tuần báo trào phúng của Trần Thanh Mại và Lê Thành Tuyển,
SÔNG HƯƠNG (1936) của Phan Khôi với sự cộng tác của Phan Nhung và Nguyễn Cửu
Thanh, LES RESPONSABLES (1936) (Những người có trách nhiệm), đặc san bằng Pháp
văn của nhóm trí thức tân học như Nguyễn Huy Bảo, Nguyễn Thúc Hào, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Lân nhằm mục đích phổ biến văn minh
Âu Mỹ, nhóm này tự cho là mình có trách nhiệm phải lãnh đạo quần chúng, GIÁO
DỤC TẠP CHÍ (1941) nguyệt san viết bằng Pháp và Việt Ngữ do Nguyễn Khoa Toàn làm chủ nhiệm.
Chúng ta đã vừa cùng nhau
“cưỡi ngựa xem hoa” qua vườn báo chí Việt Nam Nam Bắc Trung, và
vì hiểu biết của tôi chỉ có hạn, tôi xin được kết thúc cuộc nói chuyện ở đây.
Theo: http://htx.dongtak.net/spip.php?article1168
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét