Cách đây gần 15 năm, sau khi
dự một khóa đào tạo nghiệp vụ do SIDA (Thụy Điển) tài trợ, người viết bài này
đã biên dịch tài liệu học và tổ chức thành bản thảo đầu tiên cho một chuyên đề
nghiệp vụ về kỹ năng phỏng vấn báo chí. Thời gian đã qua nhanh, cả lý luận và
thực tiễn hoạt động nghiệp vụ báo chí đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ
và chuyên nghiệp hơn rất nhiều, nhưng nghiên cứu lại thấy tài liệu này vẫn ít
nhiều còn có giá trị (chí ít cũng là giá trị hoài niệm) nên xin đưa toàn văn và
nguyên mẫu lên đây để mọi người cùng đọc.
Bản quyền tài liệu thuộc về
cá nhân, các bạn có thể đọc thoải mái nhưng nếu sử dụng cho việc nghiên cứu thì
cần nêu rõ nguồn tài liệu hoặc liên hệ qua email:
Sau đây là toàn văn nội dung
tài liệu:
PHỎNG VẤN BÁO CHÍ
(Tài liệu biên dịch từ giáo
trình báo chí nước ngoài)
Nội dung của cuốn tài liệu này được chia làm hai
phần. Phần thứ nhất tập trung vào những kiến thức cơ bản về phỏng vấn, các yếu
tố chi phối và có tính quyết định sự thành công của một cuộc phỏng vấn. Nội
dung của phần hai là những vấn đề có tính nguyên tắc khi thiết lập quan hệ với
đối tượng cần được phỏng vấn thông qua việc tìm hiểu những yếu tố chi phối tới
đối tượng bị phỏng vấn.
Nguyễn Bùi Khiêm
Hà Nội 1998
Phần I
PHỎNG VẤN
Mục đích của một cuộc phỏng vấn là nhằm khai
thác và cung cấp thông tin thông qua việc hỏi và trả lời giữa người phỏng vấn
và người bị phỏng vấn. Người bị phỏng vấn là người đã chứng kiến, có liên quan
trực tiếp hoặc có trách nhiệm quyền hạn cụ thể tới sự kiện hoặc vấn đề mà cuộc
phỏng vấn đề cập. Người bị phỏng vấn phải tiếp thu các câu hỏi và đưa ra những
tuyên bố về các sự kiện, các khía cạnh khác nhau của sự kiện, và những ý kiến
đánh giá của mình về sự kiện đang được người phỏng vấn và công dư luận quan
tâm.
1.Tiếp cận vấn đề:
Theo định nghĩa trên mối quan hệ giữa người
phỏng vấn và người bị phỏng vấn là rất chặt chẽ. Tuy nhiên, người phỏng vấn
không trực tiếp đưa ra những ý kiến hay quan điểm của mình về sự kiện - vấn đề
đang được đề cập mà phải để cho chính đối tượng của mình phát biểu. Như thế có
nghĩa là anh ta sẽ không được phép bị lôi cuấn vào việc trả lời các câu hỏi
"phản hồi" từ người bị phỏng vấn có thể đưa ra. Một cuộc phỏng vấn
không có nghĩa là một cuộc tranh luận. Về vấn đề này chúng ta không tranh
luận tới những gì được coi là có liên quan tới "Diễn đàn cá nhân" của
người phỏng vấn cũng như của người bị phỏng vấn. Nhưng những ý kiến được bộc lộ
thông qua việc phỏng vấn phải có ý nghĩa về mặt thông tin sự kiện, và những
thông tin đó được khai thác thông qua một diễn đàn mà người phỏng vấn làm chủ.
Trong phạm vi định nghĩa này những người bị
phỏng vấn sẽ phải làm một bài sát hạch của người phỏng vấn với đề tài "cái
tôi" mà hoàn toàn không nhận được một sự giúp đỡ nào. Chiều theo ý kiến
của người khác là sự không cần thiết và đó là thái độ tự trọng của người bị
phỏng vấn cũng như của người phỏng vấn.
Người phỏng vấn không được tranh cãi, không đồng
tình và cũng không phản đối. Anh ta cũng không bình luận hay đưa ra bất kỳ một
nhận xét gì nội dung của những câu trả lời mà anh ta nhận được. Điều mà người
phỏng vấn được và phải được thể hiện ngay đó là thái độ tập trung theo dõi và
khích lệ, động viên người trả lời.
Một cuộc phỏng vấn là một cuộc phỏng vấn có những
câu hỏi tốt và phù hợp với đối tượng trả lời phỏng vấn. Như vậy việc phỏng vấn
phải được chuẩn bị trước và nhất thiết
phải chuẩn bị các từ câu hỏi theo những khía cạnh cần được khai thác.
Một cuộc phỏng vấn bao giờ cũng mang bản chất
của các sự kiện tự phát. Bất kỳ một sự gợi ý nào cũng sẽ gây ra sự bất lợi cho
người bị phỏng vấn và làm cho người nghe tin rằng mọi thứ đều được sắp đặt
trước. Vì lý do này, trong khi các đề tài được đưa ra tranh luận theo một hướng
định sẵn thì các câu hỏi "thực sự" không diễn tiến theo chiều hướng
thụân lợi. Một cuộc phỏng vấn phải đưa ra được những câu hỏi và thu được những
câu trả lời có lợi cho người nghe. Người phỏng vấn là người thay mặt người
nghe, hỏi những câu hỏi mà người nghe muốn hỏi, tức là câu trả lời của người bị
phỏng vấn phải thoả mãn nhu cầu của người nghe về mặt thông tin.
Một cuộc
phỏng vấn còn là cơ hội cung cấp cho người nghe những điều không chỉ là họ muốn biết mà còn là cần phải
biết. Các câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn (nhất là phỏng vấn các nhà chính trị
hay chức sắc) phải nêu ra được các vấn đề theo chiều hướng dân chủ hoá, có
nghĩa là các câu hỏi phải phù hợp với số đông người nghe, bởi vì những người có
chức vụ phải chịu trách nhiệm về những gì mà họ đưa ra với công chúng tức là
với những cử tri của mình. Đó cũng là yếu tố xác định vị thế chính trị của cơ
quan báo chí và cần thiết để đảm bảo không bị sai lệch, lạm dụng trong sự đề
cao vai trò cá nhân của người phỏng vấn.
2. Các loại phỏng vấn:
Căn cứ theo nội dung và tính chất những thông tin
được khai thác qua phỏng vấn có thể khu biệt phỏng vấn theo ba loại chính là:
Phỏng vấn thông tấn, Phỏng vấn giải thích và Phỏng vấn cảm xúc.
Phỏng vấn thông tấn có mục đích
thông tin sự kiện đến công chúng báo chí. Giao lưu giữa công chúng và báo chí dường
như là trực tiếp trực tiếp với cuộc phỏng vấn làm cho các thông tin trở nên dễ
hiểu, nhanh chóng và đáng tin cậy. Với thể loại này hầu hết các cuộc phỏng vấn
đều có sự chuẩn bị trước để làm rõ các thông tin cần khai thác và để cho người
bị phỏng vấn có thời gian chuẩn bị trước. Thông thường chủ đề của loại phỏng
vấn này gắn liền với các sự kiện quan trọng, nổi bật đang được dư luận quan tâm
như các sự kiện về giao tranh quân sự, các kỳ họp quan trọng của Chính phủ,
những chính sách mới...
Với những sự kiện "nóng hổi",
cuộc phỏng vấn có thể được tổ chức tại chỗ và đạt được hiệu quả cao về tính
thời sự, nhưng do không có sự chuẩn bị trước cho nên với những cuộc phỏng vấn
như thế này phải dựa trên năng lực
nghiệp vụ và sự nhạy bén của nhà báo.
Phỏng vấn giải thích là loại
phỏng vấn mà người phỏng vấn cung cấp các thông tin về sự kiện qua việc hỏi sau
đó là bình luận hoặc giải thích làm sáng tỏ những thông tin vừa được khai thác
qua câu trả lời của người bị phỏng vấn. Trong thể loại này người phỏng vấn cần phải
nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, nhạy bén, tỉnh táo trong việc xử lý
những thông tin ấy. Ví dụ khi phỏng vấn một nhà lãnh đạo ở địa phương về chính sách phát triển kinh tế mới thì không
cần thiết phải đề cập trực tiếp vào vấn đề mà nên thông qua việc khai thác
những thông tin mới có liên quan, ví dụ như về một tuyến giao thông mới đi qua
một khu dân cư, về bản đồ quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm hay những văn
bản mới về tài chính... để từng bước làm sáng tỏ vấn đề chính. Thông thường những
cuộc phỏng vấn loại này cơ hội để chuẩn bị trước rất thấp (nhất là khi phỏng
vấn một nhân vật cao cấp) cho nên đòi hỏi người phóng vấn phải phác thảo nhanh,
ngắn gọn, chính xác mục đích, nội dung và hình thức biểu đạt câu hỏi mới đảm
bảo thực hiện thành công và hiệu quả của cuộc phỏng vấn.
Mục đích của Phỏng vấn cảm xúc là
cung cấp những suy nghĩ, tình cảm của
người được phỏng vấn để từ đó người nghe có thể cảm nhận được những thông tin
mang tính chiều sâu, ẩn chứa trong tình cảm của người bị phỏng vấn. Ví dụ khi
phỏng vấn người nhà của những người thợ mỏ bị sập hầm, phỏng vấn một vận động
viên vừa đoạt được thành tích cao trong thi đấu...Những thông tin đưa ra trong
một trạng thái tâm lý bị kích thích cao độ có thể là tích cực hoặc ngược lại
nhưng nó phản ánh đúng nhất thái độ và tình cảm của đối tượng bị phỏng vấn
trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó. Trong trường hợp này người phỏng vấn cần
giữ được cảm xúc theo chiều hướng ổn định để có thể đảm bảo quyền chủ động
trong suốt cuộc phỏng vấn.
Ngoài ba loại phỏng vấn chính đó còn có các loại
phỏng vấn khác, nhưng các loại này thông thường chỉ đưa ra những thông tin có
giá trị thấp và không cấp thiết. Ví dụ: Việc chuẩn bị cần thiết cho một bộ phim
tài liệu hay một chương trình vũ hội đặc biệt.
Liên quan tới phỏng vấn thông tấn, nhưng ở đây
không xem xét đến những chủ đề riêng lẻ, đó chính là loại phỏng vấn đem lại
"những tiếng nói lịch sử". Mọi đẳng cấp, dân tộc hay tôn giáo
và mỗi cá nhân đều có phần trách nhiệm trong việc bảo vệ các tư liệu lịch sử.
Nó không chỉ hấp dẫn cho các chương trình trong tương lai mà còn là những dấu
mốc lịch sử rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Với những sự kiện
có tính lịch sử, người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn không những chỉ đem đến
cho công chúng những thông tin mới về sự kiện mà thực sự họ đang làm công việc
của "người viết sử thời đại".
Những người già thì thường nói về thời thơ ấu,
về tình cảm cha mẹ, nỗi nhớ quê hương...Những người công nhân thì hay nói về
công ăn việc làm, về thu nhập, về các chính sách kinh tế và chuyện học hành của
con cái...danh sách này sẽ là bất tận nếu như chúng ta liệt kê chúng. Tóm lại
là trong cuộc sống đa dạng và phong phú, mỗi con người với những lĩnh vực khác
nhau thì họ có những gương mặt, tình cảm, thái độ và những quan điểm khác nhau
và cũng rất đa dạng phong phú. Đây chính là vấn đề rất đáng quan tâm của một
người làm báo, sự chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện một cuộc phỏng vấn nhất
là sự cố gắng tìm hiểu trước đối tượng mà mình sẽ phỏng vấn là người như thế
nào, thuộc tầng lớp nào, địa vị nào trong xã hội, tiểu sử cá nhân ?... biết
người biết ta trăm trận trăm thắng. Người phỏng vấn phải tìm hiểu tất cả và
không nên để cho người bị phỏng vấn tự bộc lộ vì nói chung mọi người đều thích
nói tốt về bản thân mình và như vậy cuộc phỏng vấn rất dễ bị đưa vào thế khoa
trương khi người bị phỏng vấn nắm được thế chủ động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét