3. Chuẩn bị trước khi phỏng vấn:
Đây là điều kiện cần thiết và tiên quyết nhất
đảm bảo sự thành công của cuộc phỏng vấn.
- Liệu có phải một cuộc phỏng vấn được thiết lập
trên cơ sở các sự kiện hay những vấn đề đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận?
- Những điểm nào là những điểm cần được khái quát hay khai thác?
- Những sự kiện đó có phải là yếu tố làm hình thành những mâu thuẫn hay
không ?
- Những điều đó có đáng làm cơ sở để thực hiện
một cuộc phỏng vấn hay không ?
Người phỏng vấn phải tự đặt ra và trả lời những
câu hỏi ấy trong thời gian chuẩn bị phỏng vấn. Hoạt động sáng tạo cá nhân của
nhà báo trong giai đoạn này được phát huy cao nhất với sự kết hợp chỉ đạo định
hướng của cơ quan báo chí.
Những thông tin đầu tiên mà người phỏng vấn buộc
phải nắm được và khai thác trước là những số liệu cụ thể, ngày tháng, tên nhân
vật hay sự kiện nhất là khi những thông tin này được sử dụng trong câu hỏi.
Những sai lầm của người phỏng vấn dù là nhỏ nhất
cũng phải được sửa chữa ngay và phải coi đó là những bài học kinh nghiệm. Những
ví dụ sau là những minh chứng về những sai lầm sơ đẳng nhất trong câu hỏi:
- Tại sao mới chỉ sau 3 năm nghiên
cứu anh đã hoàn thành hệ thống thiết bị mới này?
- Không, chính xác là sau 5 năm trước đây...
Đây là những câu hỏi có sự can thiệp khá thô bạo
về quan điểm hay là sự bộc lộ những hiểu biết nông cạn của nhà báo và như thế
sẽ rất là bất lợi nếu như người bị phỏng vấn bất đồng với những quan điểm đó và
có phản ứng ngược.
Luôn luôn phải nắm vững tên tuổi cũng như địa vị
của người bị phỏng vấn nếu không sẽ dễ bị "hố", ví dụ :
- Với tư cách là người Giám đốc công
ty, ông có thể cho biết...?
- Xin lỗi, tôi chỉ là một quản đốc
điều hành...?
Những điều đó không ảnh hưởng nhiều đến những
giá trị của thông tin được khai thác, song sự bất cẩn sẽ làm giảm đi lòng tin
vào người phỏng vấn của người bị phỏng vấn. Và thậm chí làm giảm lòng tin của
công chúng với nội dung của cuộc phỏng vấn.
Người phỏng vấn phải tạo ra một chuỗi câu hỏi và
những câu hỏi về mặt chuyên môn sẽ được đưa ra sau cùng. Nhưng nên nhớ rằng
những câu hỏi này không nhất thiết phải giải thích bằng những chi tiết chính
xác. Đó là phương pháp cứng nhắc và nhiều khi người phỏng vấn buộc phải hỏi máy
móc theo nội dung trình tự các câu hỏi đã chuẩn bị trước mà không đưa ra được
những câu hỏi thích ứng với những thông tin mới nhận được từ người trả lời
phỏng vấn. Nhiều khi, điều đó làm cho người trả lời bị cụt hứng và trả lời
thiếu logic. Điều đó có nghĩa rằng sự chuẩn bị trước các câu hỏi có tính hệ
thống là cần thiết song nên có sự linh hoạt trong việc áp dụng khi vào cuộc
thực tế.
Trong trường hợp nhà báo muốn phỏng vấn một vị
quan chức về chủ trương mới nào đó, chẳng hạn về chủ trương đóng cửa khai thác
một mỏ than làm cho hàng ngàn người thất nghiệp. Nếu câu hỏi đơn giản là:
"Tại sao lại có chủ trương...?" thì hẳn câu trả lời nhận được sẽ là
"do hiệu quả kinh tế thấp, do mất an toàn...". Như vậy, hầu hết mọi
người đều đã biết thông tin này, cuộc phỏng vấn như vậy sẽ đi vào sự vô nghĩa
và nhàm chán. Để khai thác được những thông tin "ẩn" người phỏng vấn
phải đưa ra những câu hỏi hàm chứa sâu sắc sự am hiểu lĩnh vực mà họ đang quan
tâm. Cụ thể trong trường hợp này có thể đưa ra các câu hỏi, ví dụ như hỏi tới
các nhu cầu về than, về tiềm năng xuất khẩu, về sự so sánh chi phí cho nhà máy
nhiệt điện chạy bằng than và khí đốt...
cuối cùng mới khép lại bằng câu hỏi ngược là: tại sao lại có thể đóng cửa mỏ
than đó được...
Tóm lại các bước mà người phỏng vấn phải chuẩn
bị trước là :
1. Tập hợp đầy đủ những chỉ dẫn và thông tin cơ
bản về đối tượng và người được phỏng vấn.
2. Tăng cường năng lực nghiệp vụ. Xác định thể
loại phỏng vấn.
3. Phải biết điểm then chốt của các câu hỏi này
là gì.
4. Phải phán đoán các phương án trả lời để có sự
nhạy bén và chính xác trong phản ứng và bổ sung các câu hỏi.
Trong giai đoạn tiếp theo, sau khi công việc
chuẩn bị đã tương đối hoàn tất thì có thể tiến hành phỏng vấn. Thời gian của
cuộc phỏng vấn dài hay ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động xử lý của người
phỏng vấn.
Về mặt tâm lý cũng cần thiết phải được chuẩn bị
chu đáo. Người phỏng vấn phải thật bình tĩnh tự tin, linh hoạt và tự chủ trong
suốt quá trình cuộc phỏng vấn diễn ra. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng
vấn không những chỉ quyết định đưa ra những câu hỏi nào cho phù hợp mà còn phải
theo dõi, thu nhận những thông tin mới, xử lý chúng và có thể sẽ dẫn dắt cuộc
phỏng vấn đi theo một chiều hướng mới mẻ và thú vị hơn. Người bị phỏng vấn do
bị nhiều yếu tố chi phối gây nên sự ức chế tâm lý làm cho cấu trúc ngôn ngữ,
giọng nói và cách trình bày thiếu logíc và mất tự nhiên. Trong trạng
thái tâm lý căng thẳng, thậm chí anh ta không có khả năng nghe rõ và chính xác
câu hỏi. Một người phỏng vấn có kinh nghiệm và chuẩn bị tốt sẽ nhận thấy điều
này và sẽ cố gắng làm điều gì đó để giải thoát người bị phỏng vấn ra khỏi tình
trạng đó.Trong bất cứ hoàn cảnh nào người phỏng vấn cũng phải giữ thế chủ động
và anh ta chỉ có thời gian rất ngắn để phân tích đánh giá, cảm nhận và ra các
quyết định.
Người phỏng vấn sẽ trình bày tóm tắt những vấn
đề cần được khai thác hoặc đáng quan tâm, và dĩ nhiên anh ta sẽ phải có sự
khích lệ đúng mức để cho phép người bị phỏng vấn có thể nói nhiều và nói tập
trung nhất. Đây là cơ hội thể hiện sự hợp tác và chấp nhận các yêu cầu của
người chủ cuộc phỏng vấn, giúp cho người bị phỏng vấn có cơ hội giãi bày. Những
trao đổi ngắn trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức làm cho hai bên hiểu
nhau hơn và làm cho người bị phỏng vấn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, bên
cạnh đó người phỏng vấn có thể thực hiện kiểm tra các thiết bị kỹ thuật để điều
chỉnh một vài yếu tố như tính mạch lạc, giọng, âm lượng và âm sắc, về
độ nhạy và hướng của Micro.
Sẽ là sai lầm lớn nếu như người phỏng vấn bị mất
quyền chủ động bởi biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc tranh cãi, đó là điều
không tránh khỏi khi người phỏng vấn bộc
lộ những quan điểm mang tính cá nhân đối với người được phỏng vấn. Người làm
báo cần nhớ rằng trong một cuộc phỏng vấn
mình không phải là một quan toà, một thày kiện hay một hội thẩm viên,
nếu không anh ta sẽ phải chấp nhận sự chống đối hoặc bất hợp tác.
Trách nhiệm
của người phỏng vấn là làm rõ những vấn đề mà cuộc phỏng vấn đề cập. Hơn thế
cuộc phỏng vấn tạo ra sự thống nhất giữa
các mối quan hệ có tính lôgich giữa các thông tin trong một thời lượng nhất
định. Người phỏng vấn phải tạo được sự tin cậy đối với người bị phỏng vấn đồng
thời thiết lập ra khả năng điều khiển cuộc phỏng vấn theo ý đồ đã định sẵn. Mọi
vấn đề phức tạp hay đơn giản đều phải được đơn giản hoá trong một thời gian
khoảng 2,5 phút (đó là thời gian thích hợp cho một cuộc phỏng vấn phát thanh
hay truyền hình hiện đại). Một điều tối kị đối với người phỏng vấn là không
được lạm dụng các phương tiện kỹ thuật và các biệt ngữ, thuật ngữ, nó sẽ gây nên tình trạng mất tinh thần của người bị
phỏng vấn và tất yếu kết quả cuộc phỏng vấn là rất thấp.
Kỹ thuật
hỏi:
Một cuộc
phỏng vấn là một cuộc hội thoại có mục đích. Trong một bình diện nào đó
người phỏng vấn phải nắm chắc mục đích của cuộc phỏng vấn là
gì. Sự tìm hiểu trước đối tượng bị phỏng vấn là việc làm cần thiết bởi trong
cuộc phỏng vấn người hỏi phải luôn dựa vào câu trả lời để đưa ra các câu hỏi
mới.
Sự cân bằng
giữa hiểu biết và ngu dốt được coi là "sự hiểu biết ngây thơ" .
Mỗi một loại
câu hỏi có một câu trả lời tương ứng và được khái quát bằng công thức: 6W + 1 H
1. Who
? Ai có mặt hoặc liên quan đến sự kiện đó?
2. When
? Sự kiện đó xảy ra khi nào ?
3. Where
? Sự kiện đó xảy ra ở đâu ?
4. What ? Sự kiện đó là gì ?
5. Which
? Những tình tiết cụ thể nào liên quan
đến sự kiện đó ?
6. Why ? Nguyên nhân xảy ra sự kiện là gì ?
7. How ? Toàn bộ diễn biến của sự kiện như thế nào
?
Có những
loại câu hỏi dạng "mở" và giữa chúng có một số khác nhau, chẳng hạn:
-Anh cảm
thấy như thế nào về...?
-Trong chừng
mực cho phép, anh có cho rằng....?
Một câu hỏi
có từ để hỏi là một dạng câu hỏi tốt nhất và cũng tương đối đơn giản. Thật vậy
sau một câu trả lời, có thể không cần
thiết phải hỏi thêm một câu nào khác hơn là "Tại sao lại thế".
Câu hỏi "tại sao" là sự biểu lộ của người được phỏng vấn dẫn dắt đến
sự giải thích về những hành động, những cách xem xét, đánh giá, những động lực
hay những tiêu chuẩn khác nhau.
- Tại sao
bạn lại quyết định...?
- Tại sao
bạn lại tin rằng điều đó cần thiết để...?
Thật là sai
lầm nếu đôi khi chúng ta hỏi những câu hỏi dạng "đóng" có nghĩa là là
những câu hỏi dạng "Đảo động từ"
- Có phải
bạn là...?
- Có phải
điều đó là...?
- Phải chăng
họ sẽ không chấp nhận...?
Những gì mà
người phỏng vấn hỏi là sự khẳng định hoặc phủ nhận, câu trả lời cho câu hỏi như
vậy là Có hoặc Không. Trong trường hợp này người phỏng vấn phải có những câu
hỏi thích hợp, nếu đó là nỗ lực để đề cập một đề tài mới thì hy vọng là người
bị phỏng vấn trả lời nhiều, hơn là chỉ
trả lời không hoặc có. Điều đó có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất
bại của cuộc phỏng vấn.
Trong một
trường hợp nào đó thì "câu hỏi đảo" chỉ thay thế cho một câu hỏi mà
người phỏng vấn muốn biểu đạt theo một chiều hướng mong đợi. Do cấu tạo câu hỏi
đảo cho nên chúng chỉ được sử dụng khi câu trả lời có/ không đáp ứng được yêu
cầu nào đó:
- Trong năm
nay biểu thuế sẽ tăng, phải không thưa ngài ?
- Ông sẽ
tham gia tranh cử trong kỳ bầu cử sắp tới chứ?
Câu hỏi mở rộng:
Sự giới
thiệu ở phần trên chỉ là sự khái quát việc người phỏng vấn có thể đưa ra những
cơ hội khác nhau cho người trả lời. Rõ ràng sự hiện diện của dạng câu hỏi Có/
Không làm cho người được phỏng vấn bị
ràng buộc và có rất ít cơ hội để thể hiện vì câu hỏi rất hạn chế. Ngược lại, nó
là câu hỏi chung chung thì sẽ làm cho người bị phỏng vấn bối rối, ví dụ như ở
câu hỏi sau:
- Bạn
vừa trở về sau một chuyến du lịch châu Âu, bạn có thể giới thiệu chuyến đi này
không ?
Câu hỏi này
không hẳn là câu hỏi, nó chỉ đơn thuần là một yêu cầu. Chỉ những người làm báo
ít kinh nghiệm mới hỏi những câu hỏi như thế, họ nghĩ rằng với câu hỏi như thế
nó sẽ giúp cho những người bị phỏng vấn không bị quá lo lắng hay hồi hộp. Trên
thực tế thì hoàn toàn ngược lại và người bị phỏng vấn sẽ bị bối rối và sẽ không
biết nên bắt đầu từ đâu.
Loại câu hỏi
khác, loại câu hỏi mà về mặt hình thức dường như có ích, đó là câu hỏi dạng logic "Hoặc":
- Anh
giới thiệu đợt sản phẩm mới này là nhằm mục tiêu lợi nhuận hay chỉ là nhằm
chiếm lĩnh thị trường ?
Hạn chế lớn
nhất với dạng câu hỏi này là phạm vi câu trả lời đã bị bó hẹp trong một số các
khả năng mà câu hỏi đã đưa ra, cho nên người bị phỏng vấn không có cơ hội để
trả lời "Cũng không hẳn là như vậy, nỗ lực của chúng tôi chỉ là
nhằm...". Trong những trường hợp tương tự như vậy người phỏng vấn không
nên đưa ra những gợi ý mà chỉ nên ra những câu hỏi tương tự như :
- Tại sao
anh lại giới thiệu loại sản phẩm này...?
Câu hỏi
“khích”:
Nếu người bị
phỏng vấn được bày tỏ một cách rõ ràng các quan điểm của mình và có thể đưa ra
những cách trả lời khác nhau, điều này là cần thiết khi có những quan điểm
chống lại anh ta. Chính điều này cũng tạo cho anh ta cơ hội tự làm thoả mãn
trong việc bác bỏ những lý lẽ hoặc những sự ép buộc trong các câu hỏi. Vai trò
của người phỏng vấn là xác nhận những điều mà anh ta biết phải có "địa
chỉ" cụ thể. Những dạng chung của loại câu hỏi "Khích" là:
- Mặt khác,
điều đó nói lên rằng...?
- Một vài
người đã chỉ trích rằng...?
- Bạn sẽ xử
sự như thế nào nếu người ta nói bạn...?
Ví dụ đầu
tiên trong ba ví dụ trên như không phải là một câu hỏi nhưng nó vẫn được trình
bày và nếu loại bỏ nó thì có thể làm giảm hiệu quả sự thành công của cuộc phỏng
vấn một cách đáng kể. Trong cuộc phỏng vấn nó câu hỏi dạng "khích"
nhiều khi đóng vai trò một lời khẳng định, một câu bình luận mà thông tin hàm
chứa trong câu hỏi này mang tính chủ đạo và chính thống. Nhưng người phỏng vấn
phải đảm bảo rằng những quan điểm được đưa ra là một câu hỏi mang tính khách
quan. Có thể nói trong trường hợp này nhà báo đang phải " Chơi tốt với một
người bạn tồi".
Câu hỏi kép:
Một cách hỏi
cho những người làm báo ít kinh nghiệm là hỏi gộp hai câu hỏi thành một.
- Tại sao
cuộc họp đó lại lộn xộn, anh sẽ có biện pháp ngăn chặn như thế nào trong cuộc
họp lần sau ?
Đối với
những câu hỏi tương tự như thế này, người trả lời chỉ có thể trả lời được một
trong hai câu hỏi, hoặc là câu trước hoặc là câu sau, những cái "bẫy"
đã được gài chính trong câu hỏi và nếu người trả lời không để ý sẽ vô hình mà
thừa nhận. Nhưng nhà báo phải thật cẩn thận trong trường hợp người bị phỏng vấn
tỉnh táo nhận ra và khôn khéo dẫn dắt câu trả lời sang hướng khác và nhà báo sẽ
rất dề bị mất quyền chủ động.
Những câu
hỏi phải luôn giữ được mức độ ngắn và giản đơn, những câu hỏi quanh quẩn, dông
dài sẽ mang lại những câu trả lời tương tự, điều này chứng tỏ rằng nhưng câu
hỏi của người phỏng vấn có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ cuộc phỏng vấn. Người
phỏng vấn phải thật sự quan tâm tới các câu hỏi, nếu mục đích của những câu hỏi
khổng rõ ràng kể cả trong suy nghĩ của người phỏng vấn thì đối với người được
phỏng vấn cũng không được hiểu rõ ràng.
Sự nhầm lẫn của người nghe là khả năng có thể bị thoái hoá trong sự lãnh đạm và
sau hết là sự mất hứng từ chính cuộc phỏng vấn gây ra.
Câu hỏi chủ
đạo:
Chán nản,
thiếu kinh nghiệm hoặc những câu hỏi ác ý sẽ được đưa ra cho người bị phỏng vấn
trong một số trường hợp ngoại lệ, như:
- Tại sao
ông lại bắt tay vào kinh doanh khi năng lực tài chính của mình đã đi vào sa sút
?
- Anh giải
thích như thế nào về hành động cậy quyền cậy thế này...?
Đây là những
lời "ác ý" tác động trực tiếp vào người nghe - người bị phỏng vấn.
Người bị phỏng vấn như không còn cơ hội để thanh minh hay phủ nhận những quan
điểm đó. Thực tế cho thấy công chúng phải tự xác định được và tiếp nhận thông
tin từ cuộc phỏng vấn mang lại. Hơn thế, với loại câu hỏi này, những thông tin
chứa đựng trong nó được xem như là những thông tin nền cho toàn bộ cuộc phỏng
vấn cho cả người bị phỏng vấn và công chúng. Trong loại câu hỏi này người phỏng
vấn sẽ đưa ra những quan điểm và những câu hỏi để có thể chấp nhận được là :
- Anh đã bắt
đầu công việc kinh doanh của mình với bao nhiêu vốn?
- Vào lúc
này anh coi như đã thoả mãn với những gì anh có phải không ?
- Hiện nay
anh nhìn nhận điều đó như thế nào ?
- Anh đã nói
gì với mọi người, những người có liên quan tới việc cậy quyền cậy thế của anh ?
Việc hỏi
trực tiếp để bộc lộ nhiều ý kiến cá nhân, những câu hỏi hóc búa có thể được
chấp nhận bởi sự điềm tĩnh thoải mái của người phỏng vấn và sự chịu đựng của
người bị phỏng vấn. Khi người phỏng vấn bị chỉ trích vì nội dung câu hỏi anh ta
đưa ra thì đó chính là nội dung cần được khai thác và nó có giá trị hơn bất cứ
câu hỏi nào khác. Tất nhiên, trong một số trường hợp việc đưa ra câu hỏi dạng
chủ đạo cũng phải thật mềm mỏng và khéo léo:
- Trong
trường hợp này thì câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại xử sự như thế, thưa ông ?
Câu hỏi
"tại sao lại xảy ra" không phải là câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu sự
việc đó đã diễn ra như thế nào, nhất là trong trường hợp người trả lời phỏng
vấn muốn lẩn tránh câu trả lời. Nếu anh ta chỉ cần ngập ngừng một giây thôi thì
công chúng sẽ dễ dàng nhận ra và công sức của ngươì phỏng vấn sẽ trở nên vô
ích.
Phỏng vấn
không câu hỏi
Một vài
người thường thích tạo ra sự dài dòng không cần thiết thông qua cách đặt vấn đề
hay xử lý các câu hỏi. Điều nguy hiểm là cuộc phỏng vấn có thể sẽ thành một
cuộc tranh luận hay là những thông tin mà công chúng nhận được chủ yếu là từ
người phỏng vấn hơn là từ người bị phỏng vấn. Chẳng hạn, người trả lời phỏng
vấn có thể bị dẫn dắt theo một số trường hợp :
- Điều này
xảy ra là không bình thường !
Thay vì với
câu hỏi : Đó là điều bình thường phải không ?
Một ví dụ
khác tương tự như:
- Anh
không có vẻ như đã đưa ra những bảng thống kê đó.
Thay vì một
câu hỏi: Anh đưa ra bản thống kê đó để đánh giá gì vậy ?
Thông thường
sự sai lầm ở phỏng vấn không câu hỏi là mục đích của cuộc phỏng vấn không rõ
ràng hoặc không được xác định, người bị phỏng vấn có thể trả lời những gì anh
ta thích hoặc anh ta hiểu. Và người phỏng vấn sẽ rất khó khăn trong việc điều khiển đề tài và thời
lượng của cuộc phỏng vấn .
Đôi khi
người phỏng vấn cũng có thể hỏi các câu hỏi:
- Tôi có thể
hỏi bạn nếu...?
- Tôi rất
muốn nếu như bạn có thể trả lời tại sao...?
Điều này là
không cần thiết trong một cuộc phỏng vấn đã có những thoả thuận từ trước. Đôi
khi nó là một biểu hiện của phương pháp tiếp cận đối tượng. Cách diễn đạt này
nhằm được dùng để hướng dẫn người phỏng vấn nhận ra những khó khăn không lường
trước được của một cuộc phỏng vấn. Đúng hơn là một giải pháp tình thế chi sự thiếu
tin cậy giữa hai bên và tạo ra cho cả hai bên có đủ thời gian cần thiết để
chuẩn bị và đó cũng là việc giành được thời gian để khiến cho người nghe cảm
thấy mức độ căng thẳng của cuộc phỏng vấn .
Sự giao lưu
không lời:
Thông thường
một cuộc phỏng vấn đã được thiết lập thì nó không được để gián đoạn. Trong cuộc
phỏng vấn, mối quan hệ giữa hai bên không chỉ thông qua các câu hỏi và câu trả
lời mà thực ra còn được thiết lập qua biểu hiện ở ánh mắt và nét mặt. Sự tập
trung phải được duy trì thường xuyên và không thể coi thường.
Mắt của
người phỏng vấn phải nói lên được sự đồng điệu với những gì anh ta nói hoặc là
thái độ phản ứng đúng với những gì anh ta nhận được. Người phỏng vấn không bao
giờ được tỏ ra chán nản hoặc thiếu kiên nhẫn, có thể biểu đạt sự đồng ý hay
không đồng ý qua cử chỉ của cánh tay và cử chỉ, nét mặt.
Tuy nhiên
cũng cần phải tránh những hành động dễ gây cho người bị phỏng vấn sự nổi giận
như gật đầu và nói " aha!" hay "ừ hừ"...
Trao đổi
bằng mắt là cách thức thường xuyên nhất và hiệu quả nhất để điều chỉnh thời
gian cho một cuộc phỏng vấn. Nó báo hiệu là đã có một câu hỏi khác đã cần phải
đưa ra. Những biểu hiện bằng tay cũng rất cần thiết và giữa hai bên cũng cần có
sự thống nhất trong việc trao đổi những thông tin này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét