Truyền
thông là một trong những lĩnh vực có quyền lực mạnh mẽ nhất có thể
định hướng, làm thay đổi tư duy, nhận thức, tình cảm của hàng triệu
con người. Nhưng một điều ít được ai nhắc đến là tác động của truyền
thông đối với sự hưng suy của ngôn ngữ dân tộc. Chưa bao giờ sự thoái
hóa của tiếng Việt lại nghiêm trọng đến mức đáng báo động như vài
năm trở lại đây. Chúng ta có thể bắt gặp “triệu chứng” cụ thể đó từ
ngôn ngữ của giới truyền thông.
Khái
niệm truyền thông được hiểu ở ý nghĩa rộng nhất là toàn bộ các
phương tiện thông tin đại chúng từ truyền hình, báo chí, đài phát
thanh, đến sách, tạp chí và mạng Internet…
Nguyên nhân vì đâu?
Chúng
ta thường nghe một số phát thanh viên hoặc MC hay nói cụm từ “hai ngàn
không trăm linh mười” (linh: âm tiếng Hán, nghĩa là lẻ). Hoặc
“để tải bài hát làm nhạc chuông, hãy soạn tin nhắn theo mã cú pháp
BH (dấu cách) TÊN BÀI HÁT gửi “8573” (phải chăng là cú pháp?).
Một
số phát thanh viên thuyết minh phim, hay phóng viên thường dùng cấu trúc
‘nửa nạc nửa mở’ kiểu cẩn tắc vô áy náy (trong Kinh thi là cẩn
tắc vô ưu), lòng lang dạ thú (đối với lang [con
chó] thì phải là sói). Hay nhiều tờ báo điện tử bắt đầu gọi
người mẫu nam là “nam hậu”!? Tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ
sự nghèo nàn vốn Hán Việt và tri thức văn hóa cổ mà ra.
Truyền
thông hiện diện từng ngày, từng giờ trong đời sống tinh thần của
cộng đồng chúng ta. Do đó, những sai lầm về mặt ngôn ngữ truyền thông
là một trong những nguyên nhân trực tiếp nhất làm cho tiếng Việt bị
biến dạng, méo mó. Bởi phần lớn, tâm thế của công chúng đều đinh
ninh rằng những gì được phát ra từ truyền hình, báo chí… là chuẩn
mực, thông dụng.
Một
khi những sai lầm đó cứ lặp đi lặp lại với tần suất cao (như ngôn
ngữ quảng cáo) thì nó sẽ vô tình kéo theo sự ngộ nhận của hàng
triệu người. Chúng ta phải thừa nhận sự ảnh hưởng to lớn của truyền
thông đối với lối sử dụng ngôn ngữ của công chúng, mà trong đó học
sinh, sinh viên và giới trẻ nói chung là đối tượng dễ bị ảnh hưởng
nhất.
Giáp pháp nào cho tiếng Việt?
Hơn
lúc nào hết, để cứu lấy tiếng Việt, trước khi giải quyết những
nguyên nhân sâu xa chúng ta nên hướng giải pháp đến nhân tố có tác
động trực tiếp cũng là biểu hiện rõ nhất cho diện mạo của tiếng
mẹ đẻ. Tất nhiên xã hội không thể quy hết lỗi lầm cho truyền thông,
cũng như không thể vơ đũa cả nắm
rằng tất cả giới truyền thông đều mắc phải sai lầm đó.
Để
chấn hưng tiếng Việt ngày càng sáng và sang hơn, bước đầu tiên chúng ta
nên bắt đầu từ ngôn ngữ truyền thông vì sự ảnh hưởng rộng lớn của nó đối
với toàn xã hội. Đương nhiên đây không phải là giải pháp quyết định, song
nó sẽ giúp ngăn chặn một mối đe dọa làm cho tiếng Việt thoái hóa ngày
càng trầm trọng. Vấn đề này thuộc ý thức tự trọng của giới truyền
thông và xa hơn là sự quản lý của các cơ quan chức năng.
Những
MC có vẻ đẹp hình thể nhưng thiếu nền tảng văn hóa; những phóng viên
lạm dụng tiếng Việt quá đà, hoặc những trò quảng cáo với ngôn ngữ
tiếp thị lố bịch… chính là những thủ phạm nguy hiểm nhất góp phần
làm băng hoại nền ngôn ngữ dân tộc. Một khi giới truyền thông nghiêm túc
chấn chỉnh việc vận dụng tiếng mẹ đẻ thì chúng ta sẽ ít phải nhức
óc hơn trong việc chứng kiến tình trạng loạn ngôn như những năm gần
đây.
Và
cũng chính giới truyền thông, nếu ý thức được điều này và quyết tâm
cứu lấy tiếng Việt thì họ là một trong những đối tượng có khả năng
phát huy hiệu quả cao nhất.
Nguồn: http://ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-truy%E1%BB%81n-thong-tcpt-s%E1%BB%91-44/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét