Lời đề tựa của cuốn sách
Bao giờ tôi quên được cái buổi gặp gỡ cuối cùng của tôi và ông bạn Thiếu
Sơn với thi sĩ Tản Đà.
Hôm ấy vào trung tuần tháng Avril năm 1939. Ông bạn Thiếu Sơn ở trong
Nam ra Bắc có việc nhà, đến chơi tôi rồi rủ tôi đi thăm ông Nguyễn Khắc Hiếu,
hồi đó đang sống những ngày tàn của một thi sĩ bị đời quên, ở dưới xóm Bạch Mai
bằng cái nghề đoán vận mệnh cho người.
Chúng tôi xuống tới nơi, gõ cửa đến một khắc đồng hồ, chẳng thấy một ai thưa, vẫn tưởng
giờ này, ông còn ngủ. Hồi lâu mới có một đồng bào của Tôn Trung Sơn hé cửa ra. Thì
ra căn nhà của ông trên tường còn hai chữ “TẢN ĐÀ” kẻ dở đã bị những ông Tàu lánh nạn chiếm mất và nhà
thi sĩ thân yêu của ta đã bị nạn chiến tranh Trung Nhật đuổi xuống tận Ngã Tư Sở được mấy hôm nay rồi.
Chúng tôi lại tìm xuống chỗ ở mới của ông, ông vui vẻ tiếp chúng tôi
theo thói quen nhưng vẫn còn khách sáo mà xin lỗi về, sự nhà cửa mới dọn còn
luộm thuộm.
Trong cuộc đàm đạo, ông vẫn tỏ ra một người vui đời, ham sống, thích làm
việc, thế mà hơn một tháng sau, ông đã là người thiên cổ!
“Tôi
chẳng còn sống được bao nhiêu nữa, nên bây giờ tôi muốn làm gấp. Thơ văn của
tôi rải rác các nơi còn nhiều, giờ tôi muốn sưu tập lại rồi đem xuất bản. Tôi
có ngỏ ý với các ông ở báo “Ngày Nay”, nhưng các ông ấy
muốn đem thơ văn của tôi in thành những sách đẹp đắt tiền để người ta bầy làm đồ
chơi trong tủ sách. Cái đó tôi không thích vì tôi muốn thơ văn của tôi được phổ
thông trong đám bình dân. Sách của tôi sẽ bán rất rẻ cho những ông hàng xén
để các ông này đem bán rong phố
hay ở các chợ quê như những chuyện Kiều,
Nhị độ Mai, Phạm Công Cúc Hoa, Trê Cóc chẳng
hạn, thế thì mới có ích cho đồng bào chứ. Tôi còn một bộ thơ văn ở trong kia.
Chẳng cần nhiều, dá bây giờ tôi chỉ có độ hai trăm bạc thì tháng
nào tôi cũng có sách xuất bản.
Biết đâu rằng công việc này chẳng làm cho tôi một ngày kia cũng mặc âu phục
như các ông, và cái mộng đi tàu bay lên Bắc bănq dương chẳng thành ra thực”.
Nói đoạn ông cười ròn rã rồi vào buồng trong xách ra một cái bồ chứa đầy
những cuộn giấy cũ nát vàng khè:
“Đây thuần là những thơ văn chưa hề đăng báo hay in ra
sách, xuất bản được hết kể cũng còn chán”.
Thì ra trong khi đời quên mình, nhà thi sĩ đã rút hết ruột làm ra để ru
đời, vẫn muốn làm ích cho đời. Cao thượng thay tấm lòng thủy chung ấy!
Song còn một tấm lòng hào hiệp cũng giúp vào sự lôi kéo thi sĩ Tản Đà
ra ngoài cái “bể quên”, ấy
là ông Lê Thanh, tác giả cuốn sách nhỏ mọn này.
Ônq Lê Thanh không đành tâm để thi sĩ kéo dài cái mầu đời vô vị ở giữa
làn không khí lãnh đạm của người đời. Ông muốn người ta nhớ đến thi sĩ, gọi là
đem lại một chút an ủi cho kẻ đã bao năm làm rung động tơ lòng ta. Ông muốn
nhắc lại cái công của ông Nguyễn Khắc Hiếu làm văn viết báo đối với tiền đồ
quốc văn.
Nqay từ hỏi báo “Tin Văn” của
tôi còn xuất bản, ông đã làm việc ấy trong thiên khảo cứu “Sóng
rợn sông Đà”. Đầu năm nay ông đã định xuất bản những bài báo đó đã gọi là
giúp thêm chút đỉnh vào sự sống eo hẹp của Tản Đà tiên sinh, hồi ấy phải dạy
Hán văn và quốc văn bằng cách hàm thụ mà chẳng được các ông học trò trả học phí
nên lại phải kiêm thêm cả nghề thầy số nữa.
Tiếc thay, công việc chưa xong thì nhà thi sĩ của ta đã qua đời! Nay
ông lại đã cho Tản Đà thư cục làm tiếp việc ấy.
Trong bài tựa trước, tôi có viết: “... Nhưng than ôi! tiếng đàn vừa rứt dư âm,
trái tim người ta vừa thôi hồi hộp, ấy là người ta đã quên ngay nhà nghệ sĩ mất
rồi! Thói đời như vậy. Biết bao nhiêu văn sĩ, nghệ sĩ, thi sĩ đã nhắm mắt trong
cảnh khốn cùng, trước sự thờ ơ của người đời, để mãi mấy trăm năm sau mới có
người nhắc đến!”. Thế mà nay ông Tản Đà lìa bỏ chúng ta chưa bao lâu, cuốn sách
này đã ra đời để đánh dấu lấy cái bước đã qua của ông trên đường văn học và để
gợi mãi mãi trong trí nhớ của người đời cái bóng của một con họa mi vừa lướt qua,
sau khi đã kêu hót đến rã rời, thì tác giả thiên khảo cứu này lại thêm có chút công
với nền quốc văn hiện lúc này đang ở trong một cơn khủng hoảng đáng sợ.
*
Tập “Thi sĩ Tản Đà” này,
bởi sự nghiên cứu có phương pháp và sự phê bình xác lý, sẽ đem lại cho người
đọc một cái hứng thú vô song là mãi mãi sống với một Thi sĩ Tản Đà có trái tim
bị phân tích. Đọc nó, ta sẽ hiểu Tản Đà hơn, ta sẽ thấy yêu nhà thi sĩ của ái tình
lý tưởng, ta sẽ thấy mờ hết cái hình ảnh xấu xí của một Tản Đà đã bị đem ra chế
riễu trên những tờ báo khôi hài.
Hanoi, ngày 4 Aoùt 1939
Đầu
thế kỷ thứ hai mươi, cái cảnh xã hội ta là cảnh một xã hội đang đổ nát trong bầu
không khí một chiều Thu. Nước ta vốn một nước trọng văn học. Thi đỗ làm quan là
nguyện vọng chung của mọi người cắp sách đi học. Thế mà bao nhiêu người thông
minh anh tuấn xây cái hi vọng kia trong mười lăm, hai mươi năm trời, nay hi
vọng chưa đạt hẳn, bỗng nhà nước bãi khoa cử bằng chữ nho; tiếp đấy những người
đỗ đạt cũng “nằm co” ở nhà.
Giữa
trận phong ba ấy họ theo cũ, cũ không hợp thời nữa; theo mới, mình không phải
là người theo mới được; cái dư luận nghiêm khắc kia bao giờ cũng chực sẵn để mỉa
mai những kẻ “quên đạo” theo cái nghiệp “thầy ký”, “cậu bồi”. Thôi đành ôm cái
mớ học thức thu lượm trong mười lăm hai mươi năm, ở nhà làm một ký sinh trùng,
trong gia đình, xã hội. Họ đành nằm ở nhà uống rượu ngâm thơ để quên những nỗi
buồn rầu đau khổ, sống cho qua những ngày vô vị, khỏi phải để ý đến những cuộc
tang thương.
Một
hạng đàn em, tuy đã có nếm qua mùi khoa cử, nhưng nho học chưa thâm tuổi vẫn
còn ít, có thể học chữ Pháp trong ít lâu rồi vào làm trong một công sở. Họ tuy
được hưởng một cuộc đời khá đầy đủ về vật chất, được “tối rượu sâm banh sáng
sữa bò” nhưng họ vẫn tưởng đến quãng đời mà họ đã qua, họ trông thấy những cuộc
cải cách đột ngột trong chinh giới, trong xã hội, họ bùi ngùi. Sự thay đổi dẫu
rẵng sự thay đổi ấy sẽ có kết quả tốt đẹp, cũng không khỏi đem đến cho người ta
những nỗi buồn rầu. Họ như loài cây mọc trên núi, quen với khí hậu trên núi bị
đánh xuống giồng dưới đồng bằng vậy.
Còn
hậu sinh chúng ta được hấp thụ ngay văn minh âu tây, được học ngay chữ Pháp chúng
ta không phải sống vào buổi giao thời. Chúng ta có thể tự lấy làm sung sướng hơn
phụ huynh chúng ta; chúng ta có thể có một cuộc đời hoàn toàn mới. Nhưng khốn
nỗi, nếu chúng ta không học sách nho chúng ta lại phải tiếp súc với đồ đệ của
nho giáo. Mỗi ngày ta mục kích biết bao nhiêu cuộc sung đột của cái mới mà ta
vừa hấp thụ được và cái cũ còn lại. Chính cái cảnh ngộ của người thất vọng,
những cuộc sung đột ấy đã gây nên cho gia đình và xã hội ta một bầu không khí
nặng nề chán nản.
Trong
bầu không khi ấy, người ta chỉ sống cho qua ngày tháng. Người ta đã bắt đầu không
thích những ý tưởng khô khan của luân lý cũ, người ta không cần để ý đến đời
vật chất, và không cần săn sóc đến đời tinh thần của mình.
Một
đời tình cảm cẩu thả và hỗn độn.
Con
tâm thắng lẽ phải. Luân lý tình cảm thắng luân lý nghĩa vụ.
Người
ta đọc sách không phải để học kinh luân mà để chiều một vài su hướng. Những ý
tưởng trong sách Pháp về thế kỷ thứ mười chín lúc bấy giờ mới tự do chiếm lấy
những linh hồn bơ vơ đang ước ao một bầu không khí dễ thở hơn. Trào lưu lãng mạn
lan mãi ra. Cái bệnh khủng hoảng về tinh thần không còn có cơ hội nào hơn để
phát ra nữa.
Người
ta không thích suy nghĩ, chí thích mê man trong đời tình cảm.
Người
ta mong đợi một người có thể tả được những nỗi chán nản, những điều ước vọng của
mình, có thể ru được mình trong giấc mộng triền miên.
Thi
sĩ Nguyễn Khắc Hiếu ra đời!
Thi
sĩ ra đời giữa sự mong đợi của cả một thế hệ.
Những
bản đàn lòng du dương như “Khối Tình” được đặc biệt hoan nghênh. Trước
cái thiên hạ sống vì tình cảm ấy, ông là người có cuộc đời thich hợp với những
tư tưởng mới, cuộc đời họ đang mơ ước.
Ông
là một nhà văn lãng mạn. Sớm ông đã bị mắc cái thời bệnh mà hầu hết các văn gia
ở Âu châu về thế thế thứ mười chín không tránh được.
Ông
chán đời. Ông muốn mê man chán đời.
Ngày
như đêm, ông vẩn vơ, chẳng có ý định gì chắc chắn, chẳng có ý tưởng gì sáng
suốt “bụng không biết no, không biết đói, người không biết vui, không biết
buồn”. Ông dùng những ngày dài dằng dặc, phẳng lì lì của ông để làm những
việc không đáng làm nghĩ những việc không đáng nghĩ, ông mơ mộng.
Nếu
chàng René vẩn vơ ngồi nhìn chiếc lá khô bay trước mặt, ngọn rêu xanh rung rinh
trước gió, hoặc ngồi tần ngần để ý đến những lá liễu trôi dưới nước thì thi sĩ
Tàn Đà cũng “đem chõng ra nằm dưới cây ngọc lan, nghe những con chim kêu
trên cành cây hoặc là xem những đám mây đi trên trời, con chim bay trên không,
xem kết cục đến đâu là hết (Giấc Mộng Lớn), hoặc tìm một nơi tĩnh mịch ngồi
tư lự:
“Chiều
qua khách chơi về đã vãn,
Gốc cây thơ thẩn một mình ngồi.
Cây xanh nước biếc hồng tung bụi
(Khối tình
con II)
Sầu
là cái bệnh của ông. Lúc nào ông cũng sầu, một việc không vào đâu cũng làm ông
sầu: “Từ độ sầu đến nay, ngày cũng
có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, giăng trong gió mát mà
sầu: một mình tịch mịch mà sầu, đông người cười nói mà sầu, nằm vắt tay lên
trán mà sầu, đem thơ vần ngâm vịnh mà càng sầu” (Giải sầu).
Nhiều
khi cái sầu không theo dõi ông mà chính ông tìm đến nó, ông thích buồn; những
lúc buồn ông cảm thấy một sự êm đềm man mác nó ru ông, nó đưa ông đến những thế
giới xa lạ.
Ông
lại cho rằng: “ở đời chỉ những sự buồn mới là thật, còn những chuyện vui
phần nhiều là giả dối cả” (Trần ai tri kỷ) và “bao nhiêu sự phiền não
đều để cho ta luyện trong bụng, cái đó tức là một cái nhà học Giời cho tự nhiên (Giải sầu). Như vậy sầu lá một
cái thú, lại là một cái hay thì việc gì lại không tìm đến nó, giữ lấy nó và
giải nó đi chẳng phải là dại hay sao?
Nhưng
đây ta nên hiểu câu trên này là ông viết khi đã quên được cái buồn, hoặc viết
vào thời kỳ đang vơ vẩn buồn mà thôi. Có lúc ông muốn giết cái buồn ấy đi. Mà cái
buồn vẫn không chịu thua ông, cứ lôi cuốn ông đi. Ông không phải như Tú Xương,
hễ buồn thi xuống Hàng Thao để mua vui. Ở xóm bình khang ông còn có câu:
“Đời
đáng chán hay không đáng chán ?
“Cất
chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm”.
Cái
sầu của ông không dễ mà giải được. Bởi lúc ông liên miên nghĩ ngợi, một chuyện
con con lọt vào trí ông, những tư tưởng của ông nhuộm chuyện ấy một màu ảm đạm.
Rồi ông buồn.
Lại
có khi trầm ngâm; khòng có chuyện gì làm cho ông buôn mà ông cũng buồn; ông tự
nghĩ trơ trơ giữa một bể người, cảnh vật, không biết đưa mắt vào đâu; ông tìm đến
cái chết: “Cái bụng chán đời đến cực điểm, quyết mong tịch cốc đè từ
trần. Tiếc không nhớ bắt đầu từ ngày nào, thôi sự ăn cơm, chỉ khát không chịu
được còn phải uống nước” (Giấc Mộng Lớn).
Ông
Nguyễn Khắc Hiếu đã sáng tạo ra một cách lãng mạn.
Tâm
tính của người ta có thể do sự học và ảnh hưởng của người đồng thời đào tạo.
Như tính lãng mạn của ông Tản Đà thì thật
không phải vì sự học hay ảnh hưởng của người đồng thời đào tạo nên.
Những
sách Tàu mà ông bó buộc phải học từ khi lên năm tuổi, những ý tưởng nghiêm khắc
về Khổng giáo không có thể làm cho mầm lãng mạn của ông nảy nở ông cũng như hầu
hết các nhà nho, học để đi thi, thì còn có thì giờ đâu mà đọc và nghiên cứu
những sách ngoài sách học.
Hoặc
bảo, ông cũng có đọc những bản dịch những sách Âu tày như sách của Stụard Mill,
Roubscau, Monlesquieu nhưng những sách ấy ông chỉ đọc khi đã bỏ khoa cử, và lúc
bấy giờ những tư tưởng lãng mạn đã in sâu vào tâm hồn ông rồi.
Ông
cũng không chịu ảnh hưởng của tiền nhân và người đồng thời. Sự chơi của ông Tô
Đông Pha trên sông Xích Bích, của ông Nguyễn Công Trứ trong rừng thông chỉ do ở tình lãng mạn sáng xuốt thôi. Lãng mạn
như vậy ông cho là chưa đủ. Ông cần tự vạch lấy một cách lãng mạn hợp với lý tưởng
của ông hơn.
Những
“lúc bónq tà dương một mình trên con đường đê cao, bên nọ sông Đà, bên kia
núi Tản” ông bị cảnh nó lôi cuốn ông, nó làm cho ông phải tan hòa với nó.
Ông
sống ở một nơi tịch mịch “bốn bề phong cảnh, gió mát trăng treo, rừng reo suối
chảy”. Ông thích sống vì tưởng tượng, ông tạo ra những cảnh tuyệt đẹp, thế mà ông
bị dam hãm vào những cảnh trật hẹp buồn tẻ, hoặc bó buộc phải sống với sự thật ở đời; ông muốn bay theo mây gió để
đi tìm một cuộc đời khác ở nơi mịt mù xa tắp:
“Gió
hỡi gió, phong trần ta đã chán,
Cành chim bằng chín vạn những chờ mong”
Ồng
muốn:
“Làm
đôi chim nhạn tung giời mà bay,
Tuyệt mù bể nước non mây
Hoặc:
“Đôi
lúc sông Đà mùa nước, nước rộng mênh mông gió cuốn mặt sông, sóng nhô giòng
nước, cái cảm tình phấn khích lại cũng theo với những sóng gió, nước mà tưởng như
phá lãng thừa phong”.
Nhưng
..
Ông
lãng mạn, ông phải đem cái bản ngã của ông ra mà hiến thiên hạ. Ông muốn diễn
những tư tưởng lãng mạn của ông, ông phải dùng một thứ văn suôi dịu dàng, bỏng
bẩy, hoặc vận văn.
Khó
cho ông lắm !
Ông
sinh trưởng vào hồi mà ảnh hưởng của văn hóa âu tây ở xứ ta chưa rõ rệt cho
lắm, lúc bấy giờ mỗi người còn như đang sống vào thời cổ điển, còn khư khư giữ
lấy những ý tưởng nghiêm khắc, cho cái la là đánq ghét; một người nói
đến cái bản ngã của mình là một người tự đắc bất lịch sự.
Khi
ông Nguyễn Khắc Hiếu xuất bản tập “Giấc Mộng Con”, ông Phạm Quỳnh phê bình:
“Người
ta, phi người cuồng, không ai trần chuồng mà đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng
vậy, không ai đem cái thân thể mình mà làm chuyện cho người đời
xem”.
Ông
làm thơ nôm giữa lúc người ta cho rằng “Vận văn chỉ là cái đồ thích tính đáo
tình, tiêu khiển trong lúc trà dư tửu hậu”, hay là:
“Tiểu
thuyết, ký sự, luận thuyết, diễn thuyết là những văn chương hữu dụng, còn thơ
phú, ca dao, cổ văn có điệu chỉ dùng để ngâm nga, không suy ra sự thực...
những lối ngắm hoa vịnh nguyệt dù hay cho quỷ khóc thần kinh cũng không đáng
giá một đồng tiền kẽm” (Nguyễn Bá Trác).
Giữa
lúc ai ai cũng sốt sắng nâng cao trình độ quốc văn, hấp thụ lấy văn minh âu tây,
ông sống biệt một nơi để phụng sự những ý tưởng lãng mạn của ông. Ông mang
tiếng là một người “ngồi không ăn dưng”.
Thời
gian qua, người ta bắt đầu hiểu ông ca tụng ông và chịu ảnh hưởng của ông.
(còn nữa...).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét