- Năm 1807 (Gia Long thứ sáu)
Khoa Đinh mão: tổ chức tại 6 trường thi (Nghệ An, Thanh Hóa, Kinh Bắc,
Sơn Tây, Sơn Nam,
Hải Dương) lấy đỗ 61 cử nhân.
- Năm 1813 (Gia Long thứ mười
hai) Khoa Quí dậu : tổ chức tại 6 trường thi (Quảng Đức, Nghệ An, Thanh
Hóa, Thăng Long, Sơn Nam,
Gia Định) lấy đỗ 82 cử nhân.
-
Năm 1819 (Gia Long thứ mười tám) Khoa Kỉ Mão : tổ chúc tại 6
trường thi (Trực Lệ, Nghệ An, Thanh Hóa,
Thăng Long, Sơn Nam,
Gia Định) lấy đỗ 112 cử nhân.
-
Năm 1822 (Mình Mạng thứ ba) Khoa Nhâm ngọ. Triều đinh (Huế) lần
đầu tiên trong triều đại minh mở khoa
thi Hội lấy đậu 8 Tiến sĩ trong đó có một người (Nguyễn Ý) được sắc ban Đệ
nhất giáp tiến sĩ (tức Bảng nhãn - vị cao khoa nhất - vì triều
Nguyên không lấy Trạng nguyên).
- Năm 1826 (Minh Mạng thứ
bảy) Khoa Bính tuất. Khoa thi này mô phỏng theo phép thi triều Lê là lấy
những năm Thìn, Tuất và Mùi là khoa thi Hội. Khoa này lấy đậu 10 Tiến
sĩ, trong đó có Phan Thanh Giản là người đầu tiền ở Nam Ki đỗ đại khoa. Người
đỗ đầu (sắc ban Đệ nhị giáp Tiến sĩ) là Hoàng Tế Mĩ.
- Năm
1829 (Minh Mạng thứ mười) Khoa Kỉ sửu. Khoa này định phân điểm để chia
ra Phó bảng, Tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa cử triều Nguyễn nói riêng và
Việt Nam
nói chung. Hội đồng giảm khảo lấy đậu 9 Tiến sĩ và 5 Phó bảng.
- Năm 1832 (Minh Mạng thứ
mười ba) Khoa Nhâm thin. Triều đình mở khoa thi Hội thứ tư đời vua Minh
Mạng, lấy đậu 8 Tiến sĩ và 3 Phó bảng.
- Năm 1835 (Minh Mạng thứ mười
sáu) Khoa Ắt mùi. Triều đinh mở khoa Ất mùi lấy đậu 11 Tiến sĩ và 2 Phó
bảng.
-
Năm 1838 (Minh Mạng thứ mười chín) Khoa Mậu tuất. Triều đình mở
khoa thi Hội lấy đậu 10 Tiến sĩ và 10 Phó bảng.
-
Năm 1841 (Thiệu Trị thứ nhất) Khoa Tân sửu. Triều đình mở khoa
thi Hội lấy đậu 11 tiến sĩ và 4 Phó bảng.
-
Năm 1842 (Thiệu Trị thứ hai) Khoa Nhâm dần. Triẻu đình mở ân khoa
hội thí, khoa này lấy đậu 13 Tiến sĩ và 6 Phó bảng.
-
Năm 1843 (Thiệu Trị thứ ba) Khoa Qui mão. Triều đình liên tiếp mở
ân khoa hội thí thứ 2, khoa này lấy đậu 7 Tiến sĩ và 2 Phó bảng.
-
Năm 1844 (Thiệu Trị thứ tư) Khoa Giáp thin. Triều đinh mở khoa
thi Hội liên tiếp trong 4 năm, đặc biệt khoa này những giáo thọ, huấn đạo xuất
thân cử nhân, Tú tài hoặc giám sinh (học sinh trường Quốc tử giám) đều được ứng
thí. Tuy nhiên các hạng trên nếu được bổ làm quan rồi thi không đưọc vào thi
Hội.
Khoa
này lấy đậu 10 Tiến sĩ và 12 Phó bảng, cộng tất cả 25 vị trúng cách. Đây là
khoa có số đại khoa cao nhất so với các khoa các.
- Năm 1847(Thiệu Trị năm thứ bảy)
Khoa Đinh mùi : Triều đình mở kì hội thí lấy đậu 8 Tiến sĩ và 4 Phó
bảng, nhưng sau đó Đặng Huy Trứ bị loại vi phạm trường qui nên chỉ còn 7 Tiến
sĩ và 4 Phó bảng.
- Năm 1848 (Tự Đức thứ nhất) Khoa
Mậu thân. Năm đầu Tự Đức, triều đình mở khoa thi Hội lấy đậu 8 tiến sĩ, 14
Phó bảng.
- Năm 1849 (Tự Đức thứ hai) Khoa
Kỉ dậu. Triều đình mở khoa thi Hội lấy đậu 12 Tiến sĩ, 12 Phó bảng.
- Năm 1851 (Tự Đức thứ bốn) Khoa
Tân hợi. Triều đình mở kì hội thí lấy đậu 10 Tiến sĩ, 10 Phó bảng.
- Năm 1851 (Tự Đức thứ tư) Khoa
Cát sĩ (Chế khoa). Khoa này các cử nhân, giám sinh, giáo thọ, huấn đạo, phó
bảng, tú tái, học sinh ở làng nếu đã trúng hạch đều được dự thi. Đây là
một khoa đặc biệt phi thường để đãi người tài phi thường. Khoa này lấy
đỗ 3 Tiến sĩ, 4 Phó bảng, trong đó có Vũ Duy Thanh, Nguyễn Thái đã từng đỗ phó
bảng năm 1851, khoa này cả 2 ông cùng đỗ Bảng nhãn (sắc ban bác học hoành tài
đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh) và Tú tài Phạm Huy đỗ Hoàng giáp.
-
Năm 1853 (Tự Đức thứ sáu) Khoa Quí sửu. Triều đình mở ki thi Hội
lấy đậu 7 Tiến sĩ, 6 Phó bảng.
- Năm 1856 (Tự Đức thứ chín) Khoa
Bính thìn. Khoa này Hội đồng giám khảo lấy đậu 6 Tiến sì, 1 Phó bảng.
- Năm 1862 (Tự Đức thứ 15) Khoa
Nhâm tuất. Triều đình mở kì thi Hội lấy đậu 6 Tiến sĩ, 5 Phó bảng.
-
Năm 1864 (Tự Đức thứ 17) Khoa Giáp tí tại trường thi An Giang.
Triều đình mở ki thi Hương cuối cùng ở Nam Kì, trường thi phải đặt tại Cần Thơ
(vi Pháp chiếm Gia Định).
Ngày 16/7/1864. Sau khi chiếm
các tỉnh miền Đông Nam Kì, Thống đốc Nam Kì Bonard ra Sắc lệnh mở Trường Thông
ngôn tại Sài Gòn (Collège des Interprètes) đào tạo nhân viên làm thông ngôn
cho công việc cai trị của chính quyền thực dân.
-
Năm 1866. Theo yêu cầu của Đô đốc De Lagrendière các vị sư huynh thuộc
dòng Écoles Chrétiennes xây dựng và tổ chức một trường học do nhà Dòng quản lí.
Trường mang tên Collège d’Adran. Trường này hoạt động cho đến tháng 12
năm 1882 thi đóng cửa, vi Hội đồng Quản hạt Nam Ki ngưng cấp kinh phí. Đây là
một trường Trung học thành lập đầu tiên tại Việt Nam.
-Năm 1864 (Tự Đức thứ 18) Khoa
Ất sửu. Triều đình mở khoa thi Hội lấy đậu 3 Tiến sĩ (có một Tam nguyên là
Trần Bích San) và 13 Phó bảng.
-
Cũng năm 1865 này triều đình mở khoa Nhã sĩ lấy đậu 5 Tiến sĩ.
- Năm 1868 (Tự Đức thứ 21)
Triều đình mở khoa thi Hội (Khoa Mậu thin) lấy 4 Tiến sĩ và 12 Phó bảng.
- Năm 1869 (Tự Đức thứ 22)
Tríều đình mở khoa ân khoa Kỉ tị (thi Hội) lấy đỗ 5 Tiến sĩ, 4 Phó bảng.
- Năm 1871 (Tự Đức thứ 24)
Triều đình tổ chức kì thì Hội (khoa Tân mùi) lấy đỗ 3 Tiến sĩ (có một
tam nguyên là Nguyễn Khuyến) và 5 Phó bảng.
Ngày 20/2/1873. Chinh quyền
thuộc địa Pháp mở Trường Tập sự (Collège des Stagiaires) ở Sài Gòn và
giao cho Trương Vĩnh Ký điều hành, nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cho công
cuộc cai trị buổi đầu ở các tinh thuộc Nam Kì. Luro, một trong số “Thanh tra
công việc ở Bản xứ ở Nam Ki là người đầu tiên (1862) đã soạn “Cours
d’Administration Annamite” (Giáo trinh về tổ chức cai trị hành chánh của
người Việt). Đây là tài liệu giảng dạy, học tập cho học viên và Giáo sư của
trường này ngay từ những năm đầu mới thành lập. (Người kí sắc lệnh cho mở Trường
là Phó Thủy sư Đô đốc Dupré giữ chức Thống đốc Nam Kì, lúc đó chưa có chức Toàn
quyền).
Ngày 14/11/1874. Thiếu tướng
Hải quân Krantz đang giữ chức Thống đốc Nam Ki kí Nghị định mở trường Trung
học Chasseloup Laubat (Collège Chasseloup Laubat) đầu tiên ở Sài Gòn (Chasseloup Laubat người giữ
chức Bộ trưởng pháp quốc Hải ngoại hay còn gọi là Bộ Thuộc địa,
chủ trương ngoan cố giữ đất Nam Ki không chịu trả lại cho chính quyền thời vua
Tự Đức). Thời đó trường này được gọi là Trường Bản xứ, vi trường mở ra để
thu nhận con em người Pháp đang cai trị tại Nam Kì và con một số viên chức
người Việt làm việc với họ.
Trường
dạy từ Tiểu học đến Cao đẳng Tiểu học (Brevet Elémentaire - chương trình Pháp).
Trong trường chia làm hai khu : Khu dành cho học trò học toàn chương trình Pháp
gọi là khu Européen, khu dành cho học trò Việt có học thêm giờ tiếng
Việt, gọi là khu “Bản xứ”. Trường tuy có hai khu (vì là nội trú cho nên
có tên gọi đó) nhưng đều học theo chương trinh Pháp và đến khi thi tốt nghiệp
học sinh đều lấy Tú tài pháp chứ không có chương trình thi Tứ tài Bản
xứ như các học sinh các trường khác. Chương trình học thêm giờ tiếng Việt
là dành riêng cho học trò Bản xứ.
Niên
khóa đầu (1874-1875) Trường thu nhận 100 học sinh, hoàn toàn theo nội trú, học
trình kéo dài 3 năm (vì đã có bằng Tiểu học) đến năm 1877 mới có cuộc thi ra
trường đầu tiên. Thi sinh tốt nghiệp có thể làm việc tại các công sở như giữ chức: Thơ kí, Thông ngôn, phụ việc Đốc công
cầu cống, đường lộ (Piqueurs pour les ponts et chaussées); hạng đỗ thấp hơn làm
nhân viên Đo đạc và Điện tín (Employés pour le Service du cadastre et le
télégraphe). Đến đầu thế ki XX mới dạy đủ cả chương trình Tú tài Pháp, năm 1928
trường đổi tên là Lycée Jean Jacques Rousseau, năm 1966 đổì tên một lần
nữa và trường có tên Việt Nam là trường Lê Quí Đôn cho đến ngày nay (2004).
-
Năm 1875. Khoa Ất hợi. Triều đinh tổ chức khoa thi Hội lấy đỗ 11 Tiến sĩ
và 6 Phó bảng.
- Năm 1877. Khoa Đinh sửu.
Triều đinh tổ chức khoa thi Hội lấy đỗ 4 Tiến sĩ và 3 Phó bảng.
Ngày 06/4/1878. Thống đốc Nam
Kì ra Nghị định số 82 ngày 6/4/1878 bắt buộc các công văn, thư từ phải viết
bằng chữ Quốc ngữ thay vi chữ Hán hoặc chữ Nôm. Như vậy kể từ thời điểm này chữ
Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán ở Nam Ki.
Ngày 17/1/1879. Thống đốc Nam
Ki, Bá tước Lafont kí nghị định mở trường Trung học Mĩ Tho. Ban đầu
trường có tên như trên. Nhưng theo Nghị định ngày 14/6/1881 của Quyền Thống đốc
Nam Ki Trentinian trường Trung học Mĩ Tho mang tên mới là Trường
Trung học Le Myre de Villers (Collège Le Myre de Villers) đặt tạì Thị xã Mĩ
Tho. Đây là một trường Trung học được chính quyền thuộc địa mở sớm nhất tại các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sau năm 1945, trường được gọi là trường Trung
học Nguyễn Đình Chiểu. Còn tên Le Myre de Vilers là tên của viên Toàn quyền
dân sự (gouvemeur civil) đầu tiên tại Nam Kì (thực ra Thống đốc Nam Kì là dân
sự, trước đó các thống đốc Nam Kì đều là quân nhân, cho nên đương thời thường
gọi là Thống soái, nơi làm việc của ông ta cùng được gọi là Dinh Thống
soái, sau gọi là Dinh Thống đốc Nam Kì - trước đây gọi là Dinh Gia Long
dùng làm nơi tạm trú của các vị Quốc khách mỗi khi họ viếng thăm Sài Gòn; nay
là Bảo tàng Cách mạng TP.HCM - Le Myre de Villers nguyên là Đại úy Hải quân đã
giải ngũ từ trước, sau làm Giám đốc Nha Nội chính ở Algérie. Ngày 5/7/1879, ông
đến Sài gòn chính thức nhậm chức Thống đốc Nam Ki thay cho Hải quân Đô đốc Lafont.
Ông giữ chức Thống đốc Nam Ki trong hai nhiệm kì, lần đầu từ 1879-1881, lần thứ
hai từ 1/11/1881 đến 11/1/1883.
-
Năm 1879. Khoa Kỉ mão. Triều đình mở ki thi Hội lấy đỗ 6 Tiến sĩ, 8 Phó
bảng.
Ngày 17/3/1879. Chính quyền
thuộc địa Pháp thiết lập Sở Học chánh Nam Kì (Service de rinstruction
Publique) và đặt chương trình giáo dục Pháp Việt đầu tiên ở Nam Kì.
Chương
trình này dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ.
Chương trinh
gồm các cấp:
-
Tiểu học (hệ 3 năm): Nhận định học sinh từ 10 đến 14 tuổi, học sinh phải
qua một kì thi tuyển (thi chữ Hán, còn chữ Quốc ngữ không bắt buộc). Các môn
học gồm: Văn phạm Pháp văn, 4 phép tính, tương quan hệ thống đo lường Pháp
Việt, chữ Hán (Tứ thư), chữ Quốc ngữ (tập đọc và tường thuật).
- Trung học (hệ 3 năm): Nhận
học sinh từ 12 đến 17 tuổi, học sinh phải qua một ki thi về tất cả các môn ở
Tiểu học. Chương trình học gồm các môn: Pháp văn (Văn phạm), tập đọc, tập viết,
dịch... Sổ học, Qui tắc tam suất, phép chiết khấu, hình học, địa li (khái quát
về 5 châu và nước Pháp và thuộc địa Pháp), ở bậc Trung học không có dạy chữ Hán
như ở Bắc và Trung Kì.
- Năm 1880. Khoa Canh thìn.
Triều đình mở kì thi Hội lấy đỗ 5 Tiến sỉ, 5 Phó bảng.
- Năm 1885. (Kiến Phúc thứ
nhất) Triều đình mở khoa thi Hội lấy đỗ 3 Tiến sĩ, 4 Phó bảng.
- Năm
1889. (Thành Thái thứ nhất) Triều đình mở khoa thi Hội lấy đỗ 12 Tiến sĩ,
10 Phó bảng.
- Năm 1895. Bác sĩ Albert
Calmette thành lập Viện vi trùng học Sài Gòn (Institut Bactériologique de
Saigon). Viện này còn có tên Viện Pasteur Sài Gòn (Institut Pasteur de
Saigon). Đây là Viện Pasteur nghiên cứu về vi trùng đầu tiên ở Việt Nam. Bác sĩ Albert Calmette
(1863-1933) là học trò của nhà Bác học Pháp Louis Pasteur, và được Viện Pasteưr
Paris cử sang Đông Dương để thành lập Viện vi trùng học ở Sài Gòn, khi ấy
Calmette là Bác sĩ thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp.
Kể
từ ngày 1/1/1906 Viện vi trùng học Sài Gòn chính thức trở thành một phân viện
của Viện Pasteur Paris theo Hợp đồng kí ngày 2/4/1905 giữa hai Viện trong thời
hạn là 30 năm. Hợp đồng này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y ngày 20/7/1905.
- Năm 1892. (Thành Thái thứ
tư) Khoa Nhâm thìn. Triều đình mở kì thi Hội lấy đỗ 9 Tiến sĩ (có một
Tam nguyên là Vũ Phạm Hàm) và 7 Phó bảng.
-
Năm 1895. (Thành Thái thứ bảy) Khoa Ất mùi. Triều đình mở khoa
thi Hội lấy 8 Tiến sĩ và 12 Phó bảng.
- Năm
1895. Bác sĩ Yersin thành lập Viện Vị trung học Nha Trang (Institut
Bactériologique de Nha Trang) Viện này cũng còn mang tên Viện Pasteur Nha Trang
(Institut Pasteur de Nha Trang). Đây là Viện Pasteur thứ hai thành lập ở Việt Nam.
Bác
sĩ Yersin là một cộng sự viên cùa nhà bác học Pasteur, sau đó cùng với Bác sĩ
Émile Roux (Viện trưởng Viện
Pasteur Paris), là hai người sáng lập ra khoa vi trùng học ở Pháp hồi thế kỉ trước.
Nguyên
tháng 7 năm 1890, Bác sĩ Yersin có dịp tới Nha Trang nghiên cứu, nơi đây ông đã
phát hiện ra cao nguyên Lâm Viên là nơi thích hợp cho việc nghỉ mát Công cuộc
thám hiểm này có lúc tưởng chừng như ông
suýt thiệt mạng trên đường tim ra nơi mà sau này thành lập thành phố Đà Lạt thơ
mộng. Sau đó, ông về làm việc ở Nha Trang nghiên cứu và khởi xướng việc trồng cây
cao su và cây Canh Kí Na (Quinquina) ở
Đông Dương. Sau đó ông chọn Nha Trang làm quê hương thứ hai và làm nơi an nghỉ
cuối cùng của đời minh. Bác sĩ Yersin cũng là Hiệu trưởng đầu tiên và cùng là
người sáng lập Trường Y khoa Hà Nội hồi năm 1904. Ông mất năm 1943 tại NhaTrang
và an táng tại đây như lời nguyện hồi sanh tiền.
Kể
từ ngày 1/10/1904, và trong một thời hạn là 30 năm, Viện Vi trùng học Nha
Trang, tức Viện Pasteur Nha Trang, chính thức là một Phân viện của Viện Pasteur
Paris theo Hợp đồng kí ngày 12/9/1904 giừa hai viện. Hợp đồng này cùng được
Toàn quyền Đông Dương chuẩn y vào ngày 22/9/1904.
Ngoài
Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Nha Trang, ở nước ta còn có Viện Pasteur Hà
Nội và Viện Pasteur Đà Lạt. Hai Viện này đều do Bác sĩ Noèl Bernard sáng lập,
hoạt động tại các tính Bắc Ki và Bắc Trung Ki, cùng khu vực Cao nguyên Trung
Kì.
Ngày 18/11/1896. Toàn quyền
Đông Dương A. Rousseau kí nghị định chuẩn y Dụ ngày 17/9 năm Thành Thái thứ 8
(23/10/1896) cho phép mở trường Quốc học Huế (tên ban đầu là Quốc gia
học đường). Chưởng giáo (Hiệu trưởng) đầu tiên là Phụ chánh đại thần Ngô
Đình Khả (1857-1923).
-
Năm 1898. (Tháng 4) Pháp mở trường Đại Pháp tự thoại học đường,
tại Huế do Diệp Văn Cương (người Sài Gòn, dượng rể vua Thành Thái) làm đốc học.
-
Năm 1898. (Thành Thái thứ 10) Khoa Mậu tuất. Triều đình mở khoa
thi Hội lấy đỗ 8 Tiến sĩ và 9 Phó bảng. Đặc biệt khoa này tính Quảng Nam có 3
Tiến sĩ và 2 Phó bảng được vua Thành Thái ban cho tấm biển có 4 chữ “Ngũ
phụng tề phi" (Năm con phụng hoàng cùng bay).
-
Ngày 6/6/1898. Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt thêm một kì thi
phụ cho khoa thi Hương, trường thi Hương Nam Định. Nghị định qui định: kì thi
phụ sẽ được tổ chức ngay sau khi xong ki thi Hương truyền thống: môn thi gốm
tiếng Pháp và tiếng Việt; ai đỗ cử nhân hoặc tú tài trong kì thi Hương, và sau
đó đỗ cả hai kì thi phụ này, sẽ được ưu tiên chọn ra làm quan trước; kể từ khoa
thi 1903 trở đi thi chỉ những người nào đỗ cả hai kì thi chính và phụ mới được
chọn ra làm quan.
-
Ngày 7/6/1898, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định qui định những môn thi
cụ thể cho ki thi phụ này như sau:
1.
Một bài viết tập tiếng Pháp (hệ số 3)
2.
Một bài chánh tả tiếng Pháp (hệ số 5)
3.
Một bài dịch từ Pháp ra Việt (hệ số 5)
4.
Một bài hội thoại tiếng Pháp (hệ số 5)
5.
Đọc và dịch miệng tại chỗ một bài tiếng Pháp (hệ số 5)
6.
Một bài chánh tả tiếng Việt (hệ số 3)
7.
Một bài dịch từ chữ Hán ra chữ Việt (hệ số 4)
Điểm
chấm từ 0 đến 20; ai đạt được 3/5 số điểm tối đa trở lên, sẽ được ưu tiên chọn
ra làm việc (cử nhân phải hơn tú tài 50 điểm).
-
Ngày 26/10/1898, Vua Thành Thái ra dụ thiết lập Trường Canh nông Huế.
Ngày 17/2/1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo Dụ này và đặt
Trường dưới sự chỉ đạo của Giám độc Ban Chỉ đạo Canh nông Trung Kì.
-
Tháng5/1898, Chính quyền thuộc địa Pháp mởTrường dạy nghé ở hà Nội
(Ecole Professionnelle de Hanoi). Trường do phòng Thương mại Hà Nội đứng ra tổ
chúc. Thời gian học là 3 năm. Trương có 3 ngành: Ngành kĩ nghệ gồm: a)
phân ban đồ sắt: rèn, láp máy, khóa; b) phân ban đồ gỗ: dựng nhà, mộc, tiện,
làm khuôn. Ngành kĩ nghệ nông nghiệp gồm: chăn nuôi, làm vườn, nuôi tằm. Ngành
mĩ nghệ gồm: sơn, đúc đồng. Điều kiện để được dự thi tuyển là phải biết
tiếng Pháp và biết làm bốn phép tính. Ngoài các môn học chuyên ngành kể trên,
học sinh phải học thêm chữ Pháp.
Theo
Dauphinot, tùy viên thương mại, thì mục đích chủ yếu của Trường dạy nghề này là
nhằm “đào tạo những công nhân có học, có khả năng trở thành đốc công hoặc
trưởng xưởng”.
- Năm 1901, Triều đinh (Thành
Thái thứ 10) mở khoa thi Hội (khoa Tân sửu) lấy đỗ 9 Tiến sĩ và 13 Phó
bảng.
-
Ngày 22/2/1902, Toàn quyẻn Đông Dương ra nghị định thành lập Trường
Công chánh để đào tạo nhân viên kĩ thuật công chánh người bản xứ, qui định
có ba kì thi và ấn định các môn thi của mỗi kì như sau:
1.
Thi vào trường, gồm các môn:
a)
Viết tập, viết chánh tả chữ Pháp; làm luận chữ Pháp, chữ Hán, chữ Việt (hoặc
chữ Lào, chữ Kampuchia).
b)
Số học, hình học phẳng, hình học không gian; đại số (phương trinh bậc 1 và 2);
vật lí, hóa học sơ đẳng; vê.
2. Thi
hết thực tập (1 năm), như các môn thi phần a kì thi vào trương ở trên. Ngoài ra thêm các môn: lượng
giác, hình học, họa hình, cơ học, vẽ đồ thị; vẽ kĩ thuật v.v...
3.
Thi xếp hạng (3 năm một lần): Như các môn thi ki thi hết thực tập, nhưng ở
trinh độ cao hơn; ngoài ra còn phải qua kì kiểm tra những tri thức về đường sá,
sông ngòi, bến cảng v.v...
-
Trường học hệ 2 năm, phải có bằng Tiểu học trờ lên mới được thi tuyển vào
trường. Từ 1913, những ai tốt nghiệp bằng Thành chung, tức bằng trung
học Pháp - Việt (Diplôme de d’Études Complémentaìres Franco-Indigènes), thì
được nhận thẳng, không phải dự ki thi tuyển. Hồi này chỉ có mấy trường sau đây
là có ban “Thành chung”, đối với toàn Đông Dương: trường Trung học
Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn, trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat) ở Hà Nội (thường gọi là trường Bưởi),
trường Quốc học Huế, trường Trung học Mĩ Tho, trường Trung học Sisowath ở PhnomPênh.
-
Ai tốt nghiệp đỗ cả lí thuyết lẫn thực hành thì được gọi là nhân viên kĩ
thuật (agent technique): bậc 1 hưởng lương năm từ 800 đến 2000 đồng Đông
Dương; bậc 2 hưởng lương năm từ 450 đến 1200 đồng Đông Dương. Ai chỉ thì đỗ
phần lí thuyết, sẽ gọi là nhân viên văn phòng (secréctaires des bureaux)
năm đầu hưởng lương năm 360 đồng Đồng Dương; năm thứ hai hường lương năm 420 đồng
Đông Dương.
-
Tính tới năm 1913, trường Công chánh này mới đào tạo có 22 nhân viên kĩ thuật. Niên khóa 1913 -1914 tổng số học sinh vào
học là 58 (Bắc Ki 25; Trung Kì 6; Nam Kì 23; Kampuchia 4).
-
Ngày 20/61903, Thống sứ Bắc Kì ra quyết định lập Trường Hậu bổ ở Hà
Nội (École d’apprentis mandarins), thể theo chỉ thị ngày 9/2/1897 của Tổng
thư kí Toàn quyền Đông Dương. Trường đặt dưới sự chỉ đạo, giám sát và kiểm soát
viên Chánh phòng Nhì tòa Thống sứ Bắc Ki. Mục đích của trường: đào tạo tri phủ,
tri huyện, huấn đạo, giáo thụ. Điều kiện nhập học: cử nhân, tú tài (cựu học),
hoặc ít nhất cũng phải là ấm sinh (tức con quan lại cao cấp và có công với thực
dân Pháp). Thời gian học: 3 năm. Ra trường sẽ được phong: tòng bát phẩm (tối
thiểu), tòng thất phẩm (tối đa).
Ngày 5/5/1911, (tức mồng 7/4
năm Tân hợi), Vua Duy Tân ra dụ lập Trường Hậu bổ ở Huế.
Ngày 18/4/1912, Toàn quyền Đông
Dương ra Nghị định sửa đổi gọi trường Hậu bổ Hà Nội thành Trường Sĩ hoạn
(École des mandarins).
Ngày 15/10/1917, Toàn quyền
Đông Dương ra Nghị định lập Trường pháp Chính Đông Dương (École de Droit
et d’Administration), thay thế cho Trường Hậu bổ Huế và Sĩ hoạn Hà Nội.
- Năm 1903, Các nhà duy tân
cải cách (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp) tổ chức một số trường
học dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ở Quảng Nam. Phần lớn các thị trấn, thành phố
và nông thôn đều mở các trường tương tự. Đến các năm 1904-1907 bành trướng ra
nhiều nơi trong toàn quốc như trường Dục Thanh ở Bình Thuận, trường Triều Dương
ở Vinh (Nghệ Tĩnh), trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội.
- Ngày 3/7/1903, Chính quyền
thuộc địa Pháp mở lớp đào tạo đốc công công chánh người Việt tại Huế. Học viên
được tuyển lựa từ các trường Pháp ở Trung Kì. Giáo viên do Giám đốc sở Công
chánh Trung Ki chỉ định. Học xong, được bổ về làm tại các Tòa Cống sứ, Sở Canh
nông và Sở Địa bộ Trung Ki.
-
Ngày 25/8/1903, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thanh lập Trường Y
tế thực hành bản xứ ở Nam
Kì (Ecole Prati que de médecine indigène) để đào tạo y tá và nữ hộ sinh
người Việt. Trường đặt dưới sự chí đạo của Giám đốc Sở Y tế Nam Ki. Học viên
phải biết tiếng Pháp mới được quan chủ tỉnh chọn vào học. Ngươi ở tỉnh nào, do
tỉnh ấy đài thọ tiền ăn học. Học xong, có thể về làm việc tại các trạm xá cấp
xã. Lương do làng xã trả, thông qua ngân sách hàng tỉnh. Mỗi làng có thể lập
một trạm xá hoặc nhiều làng hợp lại mới có một trạm xá; điều này tùy thuộc ở khả năng tài chánh của từng làng xã.
- Ngày 1/4/1904, Toàn quyền
Đông Dương ra Nghị định cho mở Trường Học nghề ở Sài Gòn. Trường gồm 3
ngành: nguội, mộc, đúc loại nhỏ. Thời gian học: 3 năm, Chương
trinh học phải thông qua Thống đốc, Hiệu trưởng do Thống đốc lựa chọn trong số
những người được Giám đốc Sở Học chánh đề nghị. Tiêu chuắn xét vào học là 16
tuổi trở lên, có hạnh kiểm tốt, sinh
tại Đông Dương và là thần dân của nước pháp (sujet Francais). Mục đích
của trường đào tạo công nhân kĩ thuật người bản xứ.
-
Ngày 27/4/1904, Thực dân Pháp ra nghị định thiết lập chương trình giáo
dục hệ Pháp Việt ở Bắc Ki. Chương trinh này chủ yếu sử dụng tiếng Pháp. Mục
đích từ từ loại bỏ nền Hán học ở Bắc Kì.
-
Ngày 25/10/1904. Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Trường
Cao đẳng y khoa Đông Duomg (École de Médecine de L’indochine) và cử Bác sĩ
Alexandre Yersin làm Hiệu trưởng.
- Năm 1904, Triều đình (Thành
Thái thứ 16) mở khoa thi Hội (khoa Giáp thìn) lấy đỗ 6 Tiến sĩ và 5 Phó bảng.
- Năm 1905, Các ông Phan Châu
Trinh, Nguyễn Trọng Lợi, Trần Lê Chất, Nguyễn Quí Anh cùng các thân sĩ mở
trường Dục Thanh ở Phan Thiết dạy theo lối mới.
-
Ngày 3/3/1906. Toàn quyền Đông Dương Broni (Nhiệm kì thứ I từ 1901-1902,
nhiệm kì II từ 1905 đến 1907) ra nghị định thiết lập Hội đồng Hoàn thiện nền
Giáo dục bản xứ (Conseil de Períectionnement de L’Enseigement indigène).
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm:
1.
Nghiên cứu mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết lập hoặc cải tổ lại nền giáo dục
đối với người bản xứ; đặc biệt cần lưu tâm đến các vấn đề như: lập lại các trường
dạy chữ Nho ở Nam Kì;
sửa đổi lại chương trình thi Hương ở
Bắc Kì và Trung Ki nhằm đưa môn tiếng Pháp và khoa học sơ đẳng vào chương trinh;
hoàn thiện nền giáo dục trong các chùa chiền ở Campuchia, ở Lào, điều kiện để
thiết lập một trường Cao đẳng cho dân các nước ở Đông Dương.
2.
Duyệt các sách giáo khoa, từ điển, tự vị...
3.
Lập kế hoạch và theo dỏi việc xuất bản tờ tập san của ngành giáo dục.
4.
Nghiên cứu, thu thập, bảo quản, và nếu cần, cho tái bản những tác phẩm cổ đại,
cận đại về văn học, triết học, lịch sử của các nước Đông Dương.
-
Hội đồng gồm các ủy viên (tối đa là 25) vừa người Pháp, vừa người bản xứ, do
Thống đóc, Thống sứ, Khâm sứ, Giám đốc học chánh Đông Dương, Giám đốc Trường Viễn
Đông Bác cổ lập danh sách giới thiệu và toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Hội
đồng cử ra một ủy ban thường trực. Mỗí năm hội đồng họp tối thiểu một lần. Các
viên giám đốc các công sở chuyên ngành hay các công sở hành chánh đều có quyền
tham gia ý kiến.
-
Ngày 16/5/1906, Toàn quyền Đông Dương Broni ra nghị định cho thành lập
tại Bắc Kì, Trung Ki, Campuchia, Lào, mỗi nơi một Hội đồng hoàn thiện Giáo
dục bản xứ để nghiên cứu các vấn đề giáo dục có liên quan đến riêng từng
nơi một. Hội đồng này trực tiếp làm việc với ủy ban thường trực cúa Hội đồng
Hoàn thiện nền giáo dục toàn Đông Dương.
-
Ngày 31/5/1906, Vua Thành Thái ra Đạo Dụ về việc cải cách thi Hương và
thi Hội, chữ Pháp được đưa vào chương trinh thi.
-
Ngày 31/5/1906, Nam triều và chính quyền Pháp thành lập Cải cách học
vụ hội đồng ấn định về phép
học chữ Hán chia làm 3 bậc: a) Ấu học: dạy ở trường Tổng sư lấy bằng Tuyển sinh; b) Tiểu học:
học ở trường phủ, huyện (Giáo
thọ, Huấn đạo) thi lấy bằng khóa sinh; c) Trung học: dạy ở các
trường Đốc đề luyện học sinh đi thi Hương lấy bằng Tú tài, Cử nhân. Văn bản chuẩn
y do Toàn quyền Đông Dương Broni kí ngày 14/9/1906 cùng với Giám đốc Học Chánh
Đông Pháp Góurdon và khâm sứ Trung Kì Levecque.
-
Ngày 30/10/1906, Chính quyền thuộc địa ra nghị định thiết lập Chương
trình giáo dục hệ Pháp Việt ở Trung Ki. Chương trình này chủ yếu sử dụng
tiếng Pháp. Mục đích nhằm loại bỏ dần nền Hán học ở Trung Kì.
-
Năm 1907 (tháng 3). Các nhà duy tân ở miền Bắc (Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền, Dương Bác Trạc... theo gợi ý của Phan Châu Trinh thành lập trường Đông
Kinh nghĩa thục ở Hà Nội dạy
theo lối mới của phong trào Duy tân ở Quảng Nam, Bình Thuận.
-
Năm 1907, Triều đình (Thành Thái thứ 19) mở ki thi Hội (khoa Đinh mùi)
lấy đỗ 7 Tiến sĩ, 6 Phó bảng.
- Ngày
19/11/1907, Toàn quyền Paul Beau thành lập trường Đại học Hà Nội gồm 5 trường
Cao đẳng: Luật và pháp chính, Khoa học, Y khoa, Xây dựng, Văn
chương, nhưng sau đó phải đóng cửa vì nhièu lí do.
-
Năm 1908, Toàn quyền Đông Dương kí nghị định thành lập Trường Trung
học Bảo hộ ở Hà Nội (Collège du Protectorat à Hanoi) dạy chương trình Pháp
Việt,
-
Tháng 5/1908, Thực dân Pháp thiết lập một hệ thống trường gọi là Trường
Dự bị (École Préparatoire) tại Nam Ki. Loại trường này được họ coi là
trường quá độ để chuyển từ hệ thống giáo dục cũ sang hệ thống giáo dục Pháp
Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét