-
Năm 1908, Vua Duy Tân ra Đạo Dụ thành lập Hội đồng Cải lương học vụ.
Hội đồng này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y.
-
Năm 1910, Triều đình Huế (Duy Tân thứ 4) cho mở kì thi Hội (khoa Canh
tuất) lấy đỗ 4 Tiến sĩ và 19 Phó bảng.
-
Ngày 5/5/1911, Vua Duy Tân ra Dụ thành lập Trường Hậu bổ Huế, nơi
bổ túc những “kiến thức cai trị hiện đại” của nước Pháp cho các tiến sĩ, phó
bảng, cử nhân, tứ tài trong thời gian 3 năm, trước khi được chính thức bổ nhiệm
ra làm quan ngạch học chánh và hành chánh trong chánh phủ Nam triều ở Trung Kì.
-
Trường này được thiết lập theo sự nghiên cứu và đề nghị của Logìou, Đốc học
trường Quốc học Huế lúc đó, và được Labbez, quan cai trị hạng nhất ngạch dân
sự, tích cực chuẩn bị với sự bảo trợ của hai đời Khâm sứ: Groleau và Sestier.
-
Ngày 28/7/1911, Tổ chức lễ khánh thành trường dưới sự chủ tọa của vua
Duy Tân và Khâm sứ Trung Kì Sestier.
- Ngày 18/4/1912, Toàn quyền
Đông Dương ra nghị định sửa đổi tên trường Hậu bổ Hà Nội thành trường sĩ
hoạn (École des mandarins).
-
Năm 1913, Triều đình (Duy Tân thứ 7) mở ki thi Hội (khì Quí sửu) lấy đỗ
6 Tiến sĩ và 4 Phó bảng.
Toàn
quyền Đông Dương cho mở trường Nữ Trung học tại Sài Gòn (tức Trường Áo Tím,
sau đổi là Trường Gia Long) dành riêng cho nữ sinh, hiệu trưởng đầu tiên
là người Pháp đến năm 1952 mới có người Việt làm hiệu trưởng.
-
Ngày 29/12/1913, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định mở Trường Y Dược
Đông Dương (École de Médecine et Pharmacie de 1'Indochine).
-
Ngày 30/6/1914, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh cho thiết lập ở Đông Dương một loại bằng cấp tương
đương với bằng Tú tài (phần I và II) Pháp (Brevet de Capacité correspondant aux
différentes séries de Baccalauréat de renseignement secondaíre de la Métropole)
và chỉ dành riêng cho con em quan cai trị và kiều dân Pháp, sắc lệnh này được
ban hành ngày 20/8/1914 và có một số điểm sau:
-
Chỉ có con em quan cai trị và kiều dân Pháp sống ở Đông Dương mới được dự thi lấy bằng tương đương này.
-
Ngoài những tiêu chuẩn như tiêu chuẩn dự thi lấy bằng Tú tài ở Pháp ra, thí
sinh còn phải có một trong hai điều kiện sau: hoặc là người đã sống tối thiểu
được một năm ở Đông Dương, tính cho tới kì thi; hoặc phải là con của viên chức
Pháp hiện làm việc ở Đông Dương, trong thời gian thi.
Các
môn thi cũng như cách thi lấy bằng Tú tài bên Pháp. Song thí sinh có thể chọn
hoặc chữ Việt, hoặc chữ Campuchia để thay thế cho môn chữ Hán.
-
Bằng này do Toàn quyền Đông Dương cấp. Sau khi tốt nghiệp, có thể làm đơn và
chịu một khoản tiền phí tổn nào đó để xin đổi lấy bằng Tú tài I hoặc phần II
Pháp.
Một
số điều cần biết thêm:
-
Ngày 23/11/1927, Chính quyền Thuộc địa mới đặt bằng Tú tài bản xứ ở Đông
Dương (thường gọi là Baccalauréat
local, hoặc Baccalauréat Indochinois), cũng chia ra làm hai phần: đậu phần I
mới đưọc dự thi phần II.
-
Tháng 7/1928, kì thi đầu tiên lấy bằng Tú tài Bản xứ phần I;
tháng 9/1929 là kì thi đầu tiên lấy bằng Tú tài Bản xứ phần II, tức Tứ
tài Toàn phần Bản xứ.
-
Ngày 12/10/1930, Chính quyền Thuộc địa ra sắc lệnh thừa nhận bằng Tú tài
Bản xứ có giá trị tương đương với Tú tài chính quốc Pháp (Baccalauréat
Métropolìtaìn). Ai đỗ Tú tài toàn phần bản xứ mới đưọc dự thì vào các trường Đại học Đông Dương, hoặc mới có
thể xin thi vào các trường Đại học Pháp.
-
Năm 1930, ở Việt Nam chỉ có hai trường có ban “Tú tài Bản xứ” là trường Trung
học Pétrus Ký ở Sái Gòn và trường Trung học Bảo hộ ở Hà Nội (Lycée
du Protectorat, thường được gọi là Trường Bưởi).
Khâm
sứ Trung Kì ra Nghị định thiết lập Qui chế ngạch bậc Giáo viên người Việt cho
các trường ở Trung Ki. Cụ thể có mấy điểm sau:
1.
Phải tốt nghiệp bằng Tiểu học Pháp Việt mới được dạy các lớp Dự bị.
2.
Phải tốt nghiệp một trong các trường sau đây mới được dạy các trường Tiểu học: Bằng
Thành chung Cao đẳng Tiểu học, bằng Trung học.
3.
Những người có bằng Cao đẳng Tiểu học, hoặc Tú tài có thể tạm thời được dạy tại
các trường Bổ túc (một khi ở đó
thiếu giáo viên người Pháp). Số người này là đối tượng để tuyền lựa làm đốc học
các trường Tiểu học lớn, hoặc làm Thanh tra học chánh của địa phương.
4.
Chỉ được chính thức giảng dạy sau khi đã qua thời gian tập sự các trường Tiểu
học do nam, nữ giáo viên người Pháp làm hiệu trưởng. Trong thời gian tập sự đó,
thường phải đi học bổ túc thêm trong các kì nghỉ hè, hoặc đi nghe thuyết trình
về phương pháp sư phạm.
-
Ngày 18/12/1912, Toàn quyền Đông Dương kí nghị định thành lập Sở Học
chánh Trung Kì.
- Ngày 16/10/1915, Chính
quyền thuộc địa Pháp mở trường Nữ trung học ở Sài Gòn cho các con em gia đình giàu có người Việt (tức trường
Áo tím?). Số học sinh ban đầu chỉ có 42; tháng 3/1916 lên đến 106. Trường mở từ
năm 1913, nhưng đến năm này mới có Nghị định chính thức.
-
Ngày 21/12/1915, Khoa thi hương cuối cùng tại trường thi Nam Định.
- Năm 1916, Triều đình (Khải
Định thứ nhất) mở khoa thi Hội lấy đỗ 7 Tiến sĩ và 6 Phó bảng.
-
Năm 1917, Thống đốc Nam Kì ra sắc lệnh thành lập tại Cần Thơ một trường
học có tên là Trường Nội trú Intemal. Trường này đến năm 1925 đổi tên
thành Collège de Cần Thơ (1925-1945). Từ năm 1945-1975 mang tên Trung
học Phan Thanh Giản (nay đổi tên là Trường phổ thôngTrung học Châu Văn
Liêm). Trước năm 1945 trường dành cho học sinh thuộc 11 tỉnh thuộc khu vực Tây
Nam Bộ.
-
Ngày 8/7/1917, Toàn quyền Đông Dương kí Nghị định thành lập Ban Chỉ
đạo bậc Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (Direction de l’Enseignement Supérieur
de indochine) thường gọi lạ “Đại học cục Đông Dương”.
-
Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Collège Marie
Curie tại Sài Gòn, trường dành riêng cho nữ sinh người Pháp và một số ít
người Việt. Đến năm 1918 trường mới xây cất xong.
-
Ngày 15/9/1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định mở trường Cao đẳng
Thú y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l’indochine). Chương
trình học 4 năm, Trường đặt dưới sự giám sát của Giám đốc Học chánh Đông Dương.
-
Lúc đầu, bộ môn Thú ý trực thuộc trường Y khoa Đông Dương (thành lập
ngày 25/10/1904), sau trở thành một cơ quan trực thuộc Sở Thú y Bắc Kì;
trường chỉ đào tạo nhân viên kĩ thuật.
-
Từ 1918 đến 1925, Trường Cao đẳng Thú y nhận học viên không qua
ki thi tuyển trong số những người có bằng Cao đẳng Tiểu học (Certificat d’Etudes
Primaires Supérieures), hoặc bằng “Thành Chung” (Diplôme de Fin d’Etudes
Complémentaires Franco-In-dochinoises). Tổng số những người tốt nghiệp “Y sỹ Thú
y” trong giai đoạn này là 83 người.
-
Từ 1925 đến 1935, Muốn vào học phải qua ki thi tuyển. Chỉ những người
tốt nghiệp bằng “Cao đẳng Tiểu học Pháp – Bản xứ” hoặc bằng Tú tài mới dự được
kì thi tuyển (bằng “Tú tài bản xứ” được thiết lập năm 1927).
Trong
giai đoạn này có 60 người tốt nghiệp Y sĩ Thú y.
-
Từ 1935 đến 1940, Trường đóng cửa (vì thiếu ngân sách)
-
Từ 1940, Trường mở cửa lại. Chỉ những ai đỗ Tú tài mới được dự kì thi
tuyển, sau khi đã khám sức khỏe. Từ đây, trường đặt dưới sự giám sát của Tổng
Thanh tra Canh nông và chăn nuôi để đào tạo Bác sĩ Thú y. Chương trình
học 4 năm. Niên khóa 1943 số sinh viên năm thứ nhất có 14 người (Bắc: 5, Trung:
3, Nam: 2, Campuchia: 4); năm
thứ hai có 8 người (Bắc: 5, Trung: 2, Nam:
1) ; năm thứ ba có 5 người (Bắc: 4, Nam: 1).
-
Ngày 15/10/1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Trường
pháp chính thay thế Trường Hậu bổ Huế và Trường Sĩ hoạn Hà Nội.
-
Ngày 15/10/1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định mở Trường Cao
đẳng Sư phạm Đông Dương (École Supérieure de Pédagogie) đào tạo Giáo sư
Trung học cho toàn cõi Đông Dương. Trường gồm các ban: Văn chương, Khoa học.
- Ngày 15/10/1917, Toàn quyền
Đông Dương kí Nghị định mở Trường Pháp - Chính Đông Dương (École de
Droit et d’Administration) đào tạo quan cai trị “ngạch Tây”, thay cho Trường
Hậu bổ Huế và Trường Sĩ hoạn Hà Nội. Tốt nghiệp sẽ được bổ dụng làm Tham biện
(tá) ở các công sở, hoặc ra làm Tri phủ, Tri huyện...
-
Ngày 25/12/1918: Toàn quyền Đông Dương ban bố chương trình học của
trường. Hệ học 3 năm; riêng đối với ban Tài chánh chỉ học 2 năm.
-
Điều 17 của Nghị định ngày 25/12/1918 qui định: Những học sinh đã được nhận vào
học Trường Hậu bổ Huế và trường Sĩ hoạn Hà Nội trước ngày 1/11/1917 vẫn được
học cho hết chương trình; kể từ ngày 1/11/1917, hai trường này không được nhận
học sinh mới nữa; trong quá trình giải tán, hai trường Hậu bổ Huế và Trường Sĩ
hoạn Hà Nội sẽ đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ban Giám đốc bậc Cao đẳng
Đông Dương (Directìon de d’Enseignement Supérieur).
-
Ngày 17/12/1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thiết lập Nha
Tổng Thanh tra Học chánh Đông Dương (Inspection générale de rinstruction
Publique de l’indochine).
-
Ngày 10/12/1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định mở Trường Thực
hành Nông - Lâm nghiệp Bến Cát thuộc tỉnh Thủ Dầu Một (nay thuộc tỉnh Bình
Dương), Nam Ki (École Pratique d’Agriculture et de Sylviculture). Hệ học 2 năm.
Mục đich đào tạo: đốc công, giám thị cho các đồn điền nông nghiệp, nghề làm
vườn cảnh, nghề nuôi tằm, giám thị các công trường khai thác lâm nghiệp. Chứng
chi tốt nghiệp do Giám đốc Sở Canh nông và Thương mại Nam Ki cấp, sau khi được
Thống đốc Nam Ki chuẩn y. Trường Thực hành Nông-Lâm nghiệp Bến Cát là nơi thực
tập hàng năm của học sinh Trường Cao đẳng Nông-Lâm nghiệp sau
này.
- Ngày
21/12/1917, Toàn quyền Đỏng Dương Albert Sarraut ra nghị định ban hành Qui
chế chung về ngành Giáo dục ở Đông Dương (Règlement général de rinstruction
Publique en Indochine), đương thời gọi là “Học chánh Tổng qui”. Qui chế
này được áp dụng chung cho các nước thuộc Liên bang Đông Dương nhằm mục đích
thực hiện một cách qui mô chính sách chung của Pháp đối với các nước Đông
Dương.
-
Ngày 21/12/1917, Chính quyền thuộc địa thiết lập chức Tổng Thanh tra
Học chánh Đông Dương đặt dưới quyền chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông
Dương.
-
Ngày 21/12/1917, Chính quyền thuộc địa thiết lập Hội đồng Tư vấn Học
chánh Đông Dương (Conseil Consultatif de l’instruction Publique en Indochine).
Hội đồng do Toàn quyền Đông Dương làm chủ tịch, và Tổng Thanh tra Học chánh
Đông Dương làm phó chủ tịch.
-
Ngày 21/12/1917, Chính quyền thuộc địa Pháp tổ chức kỳ thi lấy học bổng
cho học sinh người Đông Dương sang Pháp du học.
-
Ngày 21/3/1918, Toàn quyền Đông Dương kí nghị định mở Trường Cao đẳng
Nông- Lâm ở Hà Nội (École Supérieưre d’Agriculture et de Sylviculture).
Chương trình học bốn năm.
-
Theo nguyên tắc đã đề ra trong Nghị định ngày 2/12/1918 về Qui chế bậc Cao đẳng
thì nhà trường chỉ nhận những học sinh đã tốt nghiệp Trung học để đào tạo.
Nhưng trên thực tế thì chỉ đào tạo từ những người có bằng Cao đẳng Tiểu học,
thậm chí từ những người có Bằng Tiểu học thôi. Bởi vậy, khi ra trường, số người
này chỉ là những “kĩ thuật viên” trung cấp (agent technique).
-
Năm 1935: Trường đóng cửa.
-
Ngày 17/3/1918, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định mở Trường Nông
nghiệp thực hành ở Bắc Kì (École Pratique d’Agriculture) Trường được thiết
lập tạm thời ở tỉnh Tuyên Quang. Thời gian học là 2 năm. Trường trực thuộc Sở
Canh nông và Thương mại Bắc Kì. Cũng như Trường thực hành Nông-Lâm nghiệp ở Bến Cát (Nam Kì). Trường Nông
nghiệp thực hành ở Bắc Kì là nơi thực tập của học sinh Trường Cao đẳng
Nông-Lâm Hà Nội được thành lập ngày 21/3/1918.
-
Ngày 21/8/1918, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cho mở Trường Sư
phạm Hà Nội để đào tạo nam nữ giáo viên người Việt nhằm đáp ứng cho việc
khai triển “Học chánh tổng qui” đã được ban hành ngày 21/12/1917.
- Ngày 25/12/1918, Toàn quyền
Đông Dưorng ra Nghị định ban hành Qui chế chung về bậc Cao đẳng Đông Dương
(Règlement Général de l’Enseignement Supérieur en Indochine). Qui chế này nhằm
chuẩn bị việc thành lập Đại học Đông Dương. Nội dung Qui chế gồm một số điểm
sau:
1.
Bậc Cao dẳng do Giám đốc phụ trách. Giám đốc do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm
phải có bằng Tiến sĩ tốt nghiệp ở Pháp, phải có ít nhất 15 năm làm việc trong
ngành Giáo dục.
2.
Chỉ được phép mở trường Cao đắng khi được phép của Toàn quyền Đông Dương, theo
đề nghị của Giám đốc bậc Cao đẳng. Đứng đầu trường Cao đẳng là chức Hiệu
trưởng. Hiệu trưởng trường Cao đẳng do Toàn quyền bổ nhiệm theo đề nghị của
Giám đốc bậc Cao đẳng. Hiệu trưởng phải đỗ Cử nhân Luật, hoặc Cử nhân Khoa học,
hoặc Cử nhân Văn chương Pháp và ít nhất có 10 năm trong ngành Giáo dục hoặc
trong các công sở.
3.
Muốn nhập học, thí sinh phải làm đơn gởi Giám đốc bậc Cao đẳng và phải dự kì
thi tuyển. Trong đơn phải ghi lời bảo đảm: khi ra trường sẽ phải phục vụ chính
phủ Đông Dương ít nhất là 10 năm. Tiêu chuẩn để được dự tuyển là “thần dân” của
nước Pháp, hoặc là “người được nước Pháp bảo hộ”, hoặc “người đã đưọc coi là
công dân của nước Pháp”.
4.
Qui định nhiệm vụ, chương trình của một sớ trường Cao đẳng sau: Trường Y Dược
(hệ 4 năm), Trường Thú y (hệ 4 năm), Trường Pháp-Chính (hệ 3 năm), Trường Sư
phạm (hệ 3 năm),Trường Nông-Lâm (hệ 3 năm),Trường Công chánh (hệ 2 năm).
-
Ngày 25/12/1918, Toàn quyền Đông Dương cho mở trường Cao đẳng Công chánh
(École Supérieur de Traveaux Publics) học 2 năm, đào tạo nhân viên kĩ thuật.
Cùng năm, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về học lực và tuổi của các thí
sinh xin dự kì thi tuyển vào các trường bậc Cao đẳng ở Đông Dương: về tuổi, tối
thiểu 18, tối đa 25 tuổi. Thí sinh phải có một trong các bằng cấp sau: Bằng
Thành Chung, Cao đẳng Tiểu học, Bằng Trung học (Brevet de l’Enseignement
Seeondaire Indochìnois), Bằng Tú tài (Baccalauréat).
-
Ngày 21/12/1918, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định mở Lycée Hà Nộiy cho
sáp nhập Trường Trung học Paul Bert vàoTniòng Lycée Hà Nội, Sau đổi thành Lycée
Sarraut (Trường Paul Bert nguyên là một
lớp học mở năm 1912).
-
Ngày 28/12/1918, Vua Khải Định ra Dụ bãi bở khoa cử ở Trung Ki và qui
định khoa thi cuối cùng sẽ được tổ chức vào năm 1919.
-
Ngày 1/4/1919, Khoa thi Hội cuối cùng tổ chức. Ngày 28/4 công bố kết
quả. Khoa này phép thi được đổi như sau:
Kì
đệ nhất, thi 4 đạo Văn sách.
Kì
đệ nhị, thi một bài Chiếu, một bài Biểu và một bài về loại Công
văn.
Kì
đệ tam, thi hai bài toán, một bài luận Quốc ngữ.
Kì
đệ tứ, thi một bai Quốc ngữ dịch ra chữ Pháp, một bài chữ Pháp dịch
ra chữ Hán và một bài luận chữ Pháp.
Kì
Điện thí chính vua Khải Định ra đề. Tùy theo văn lí kì này mà định thứ bậc, chứ
không căn cứ vào số điểm các kì thi Hội. Các thí sinh trúng tuyển có 7 Tiến sĩ,
16 Phó bảng. Đây là khoa thi Hội cuối cùng của khoa cử Việt Nam.
-
Ngày 24/8/1920, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Trường
Thành chung Nam Định dành cho học sinh các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hưng
Yên, Thái Bình, đến năm 1924 đổi tên thành Cao đẳng Pháp - Việt (Ecole
Primaire Supéreure Franco-Indigène) đến năm 1942 đổi tên thành Collège Nam
Định.
-
Ngày 21/1/1920, Toàn quyền Đông Dương kí Nghị định thành lập Trường
Thương Mại Đông Dương (École de Commerce de l’indochine).
Trường
đặt tại Hà Nội, học trình 2 năm. Từ năm 1922 cũng thiết lập tại Sài Gòn một
trường Thương mại Thực hành (École d’Application Commerciale) mà những
học viên tốt nghiệp tại Hà Nội sẽ tiếp tục theo học và thực tập tại những cơ
quan Thương mại. Theo Nghị định ngày 25/8/1925, chương trình thực hành được đưa
áp dụng tại trường Thương mại Hà Nội, và với chương trình 3 năm đó, Nghị định
ngày 28/9/1928 nâng lên thành Trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương.
Với
nghị định ngày 7/4/1926 trường mở thêm Khoa Bưu chính và Điện báo
(Section des Posteset Télégraphes) chuyên đào tạo nhân viên tiếp nhận điện báo
(receveur) người bản xứ cho ngành Bưu điện.
Với
Nghị định ngày 7/4/1926, lại thành lập thêm tại trường một khoa Điện báo vô
tuyến (Section Radiotélégraphique) nhằm cung cấp những kĩ thuật viên cao
cấp cho Sở Vô tuyến điện (Service Radiotélégraphie). Như vậy đến năm
1926, trường có 3 khoa. Niên khóa 1929-1930, trường có 53 học viên, trong đó có
30 người là sinh viên khoa Thương mại.
-
Ngày 3/11/1922, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y Dụ ngày 25/10/1922
của vua Khải Định về việc thành lập Nam triều Cao đẳng học đường.
Sau
khi chấm dứt khoa thi chữ Hán cuối cùng năm 1919, nguồn cung cấp quan lại cho
Nam triều chủ yếu là Trường Hậu bổ (Hà Nội), nơi đào tạo những người
khoa cử có học thêm chương trình Pháp -Việt. Nhưng số người có vốn học cũ ngày
càng ít, nên Trường Hậu bổ Hà Nội phải đóng cửa, do đó số học sinh ở Trung
Kì không có trường để theo học và như vậy Nam triều mất nguồn đào tạo quan lại.
Do đó, ngày 25/10/1922, vua Khải Định ra đạo Dụ thành lập Nam
triều Cao đẳng học đường (École des Hautes Études du Gouvemement Annamite).
Sau khi được Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y ngày 3/11, đến ngày 24/11/1922
trường khai giảng khóa đầu tiên. Trường được giao cho Thượng thư Bộ Học đứng
đầu với các nhiệm vụ:
-
Đào tạo quan lại cho Nam
triều: những học viên sinh quán ở Trung Kì sau khi đã tốt nghiệp Trường Pháp
chính sẽ học thêm ba năm nữa và khi tốt nghiệp được bổ làm tri huyện.
-
Bảo tồn Nho học: trong khi việc học chữ Hán bị bãi bỏ những chương trình giáo
dục, nhà trường sẽ tiếp tục dạy chữ Hán cho học viên và coi như một bộ môn
chính thức.
- Khảo
cứu và bảo tồn phong tục dân gian.
Chương
trình học gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Hán văn, Lễ chế và mĩ tục các nước Á Đông.
Nam
triều Cao đằng học đường được duy trì cho đến năm 1925 và năm sau bị bãi
bỏ.
-
Ngày 8/6/1923, Bộ Học của chính phủ Nam triều ra thông tư về những điều
kiện về bằng cấp để đưọc sang du học ở Pháp.
Do
đề nghị của Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut, Merlin về việc hạn chế cho du
học sinh Việt Nam
sang Pháp học. Và đề nghị trên được Bộ Thuộc địa Pháp thông qua ngay 8/6/1923,
Bộ Học của Nam
triều đã ra thông tư cho áp dụng tinh thần trên đối với học sinh Bắc Kì và
Trung Kì. Tiếp theo Toàn quyền Đông Dương cũng ra Nghị định ngày 1/12/1924 buộc
học sinh phải tuân theo những kiểm soát chặt chẽ về việc cho học sinh xin du
học Pháp.
Năm 1923, Toàn quyền Đông
Dương ra Nghị định thành lập Hải học viện Nha trang nhằm nghiên cứu về
Hải học và Hải sinh vật tại các biển miền Trung và toàn cõi Đông Dương.
-
Ngày 30/8/1923. Trường Y Dược khoa Đông Dương trở thành một trường Cao đẳng
đào tạo nhân viên Y tế ở Đông
Dương.
Với
Nghị định kí ngày 8/1/1902, một cơ sở đào tạo nhân viên Y tế của Đông Dương
được thành lập do Bác sĩ Yersin làm hiệu trưởng. Ngày 27/2/1902, khóa đầu tiên
với 29 học viên đã khai giảng tại cơ sở tạm thời ở làng Nam Đông (ấp Thái Hà)
và cho đến cuối năm đó trường chuyển vẻ cơ sở chính thức của trường Đại học Y
khoa Hà Nội gần đây. Với Nghị định ngày 25/10/1904, trường được mang tên Trường
Y khoa Đông Dương (École de Médecin de l’indochine) với chương trình học 3
năm rưỡi đào tạo các y sĩ, Nghị định ngày 29/12/1913 lại đổi thành Trường Y
Dược khoa Đông Dương (Ècole de Médecine et de Pharmacie de 1’Indochine).
Trường gồm các khoa: Y, Dược, Hộ sinh (Sages-Femmes) và từ năm 1919 có thêm khoa:
Nhãn khoa. Sắc lệnh ngày 30/8/1923 nâng trường lên bậc Cao đẳng (École
Supérieure) với các hệ đào tạo:
-
Đào tạo các Bác sĩ (École de Médecine et de Pharmacie đe plein exercice)
với chương trình học 4 năm tại Hà Nội và những năm cuối học và làm luận án (thèse)
tốt nghiệp tại Pháp.
-
Đào tạo Y sĩ Đông Dương (Section de Médecìns et Pharmaciens Indochinois)
với chương trình học 4 năm tại Hà Nội.
-
Ngày 10/7/1930, theo theo đề nghị của Bộ Quốc gia Giáo dục Pháp được
thông qua tại Hội đồng Tư vấn về Giáo dục của Bộ Thuộc địa, Trường Cao đẳng
Y Dược khoa Đông Dương trở thành một khoa của Viện Đại học Hà Nội (Facullé
de Médecine et de Pharmacie de l’Université de Hanoi). Như vậy đến năm 1935 sẽ
có khóa Bác sĩ đầu tiên tốt nghiệp tại Hà Nội do các Giáo sư của trường Đại học
Y khoa Paris
sang chấm thi và giảng dạy một phần chương trình. Trường được coi như một phân
khoa của Trường Đại học Y khoa Paris.
Cho đến niên khóa 1943-1944 mới có một người Việt đầu tiên được công nhận giảng
dạỵ tại trường, đó là Bác sĩ Hồ Đắc Di (1901 - 1984). Cho đến năm 1945 trường đã
đào tạo được 51 bác sĩ, 152 y sĩ Đông Dương và một số dược sĩ.
-
Ngày 18/9/1923, Toàn quyền Đông Dương kí Nghị định thành lập Hội đồng
Giáo dục Bắc Kì. Hội đồng này (Conseil de l’Enseignement) trực thuộc Hội
đồng Tư vấn Học chánh Đông Dương (thành lập theo Nghị định ngày 21/12/1917).
Tiền thân của cơ quan này là Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bắc Kì (thành
lập theo nghị định ngày 8/1/1906). Nhiệm vụ chính của Hội đồng này là nghiên
cứu và đề nghị mọi vấn đề có liên quan đến việc học và thi cử ở địa phương Bắc
Ki, đồng thời làm cố vấn cho chính quyền trong việc hoạch định chinh sách và
qui chế cho ngành giáo dục. Cùng thời gian này, một Hội đồng tương tự cũng được
thành lập ở Nam Ki.
-
Ngày 18/9/1924, Toàn quyền Đông Dương ra các Nghị định thành lập Đông
Dương Cao đẳng học viện (École des Hautes Études Indochinoises) và một số
vấn đề có liên quan đến hệ thống giáo dục bàn xứ.
Với
việc ban hành Học chánh Tổng qui theo
Nghị định ngày 21/12/1917, Toàn quyền A. Saraut đã cho thành lập một Trường
pháp Chính chuyên đào tạo nhân viên hành chánh bổ sung cho hệ thông quan
lại ở Bắc và Trung Kì, khâm sứ Trung Ki Pasquier đã thành lập một trường tương
tự mang tên là Trường Uyên Bác (École des Savants) tại Huế.
Theo
Nghị định ngày 18/9/1924 của Toàn quyền Đông Dương tổ chức tại hệ thống các
trường trên thành Đông Dương Cao đẳng Học viện với mục đích ở bậc cao
học về pháp luật, chính trị, lịch sử và triết học. Tiêu chuẩn thi vào trường
phải có bàng Tú tài Bản xứ hay Tú tài Pháp. Chương trình học 3 năm. Như vậy từ
năm 1927 (khóa tốt nghiệp đầu tiên) các viên chức hành chánh và tư pháp trên
toàn cõi Đông Dương sẽ chọn những sinh viên tốt nghiệp từ trường này. Với sắc
lệnh kí ngày 11/9/1931. Tổng thống Pháp đổi tên trường lại thành Trường Đại
học Luật khoa (École Supérieure de Droit).
- Ngày 18/9/1924, Toàn quyền
Merlin ban hành một nghị định sửa đổi một số điểm trong bộ Học chánh Tổng
qui liên quan đến việc dạy chữ Quốc ngữ vào 3 năm đầu cấp Tiểu học thay cho
việc dạy chữ Hán và chử Pháp. Văn bản này cùng thành lập một Học vụ Tư vấn
Hội nghị (Conseil Consultatií de rinstruction publique) chuyên theo dõi
việc giáo dục bản xứ. Cơ quan này họp phiên đầu tiên vào ngày 25/11/1924.
-
Ngày 27/10/1925, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Trường
Mĩ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l’indochine).
Từ
năm 1901 Pháp đã cho thành lập ở Thủ Dầu Một một trường Mĩ nghệ đồ mộc, sau đó
là trường Mĩ nghệ đồ gốm và đúc đồng ở
Biên Hòa (1907) (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) và trường Trang trí ở GiaĐịnh (1913)
(nay thuộc TP.HCM).
Ngày
27/10/1924, do tác động của Giáo sư Victor Tardieu, Toàn quyền Đông Dương ra
nghị định thành lập tại Hà Nội Truờng Mĩ Thuật đầu tiên ở Đông Dương có
trình độ cao đẳng. Trường được đặt dưới sự quản lí của Sở Học chánh và do Giáo
sư Tardieur làm giám đốc đầu tiên. Chương trình học là 3 năm. Từ năm 1926
chương trinh học kéo dài thành 5 năm. Năm 1927 có thêm ngành Kiến trúc,
năm 1928 có thêm nghệ thuật Sơn mài. Năm 1932 có thêm ngành khắc chạm
kim loại (Ciselure). Năm 1937, ông Jonchère thay Tardieu làm Giám đốc, chủ
trương “đào tạo thợ mĩ nghệ” và thêm ngành đồ gỗ và gốm sứ.
- Ngày 21/5/1938, Toàn quyền Đông Dương
Brévié ra nghị định tổ chức lại Trường
Mĩ thuật và Mĩ thuật thực hành (École des Bearx-Arts et des Arts appliques).
-
Ngày 22/10/1942, Toàn quyền Đống Dương ra nghi định tách trường ra thành
hai trường: Trường Cao đẳng Mĩ thuật trực thuộc khối Đại học (Université)
và Trường Mĩ nghệ thực hành thuộc khối Cao đẳng:
-
Năm 1925, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Collège
Cochinckine, đến năm 1928 trường mang tên Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký
gọi tắt là Lycée Pétrus Ký và niên khóa 1927-1928 học sinh trường này bắt
đầu dự thí khối Tú tài bản xứ đầu tiên ở
Nam Kì.
-
Ngày 23/11/1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định về việc lập ra bằng
Tú tài Bản xứ (Baccalauréat Indigène hoặc local).
Với
việc lặp ra bằng Tú tài Bản xứ (Phần I và Phần II) học sinh Trung học (ở Đông Dương nếu đậu được bằng này có
quyền được thi vào Đại học ở Đông Dương, hoặc các Đại học ở Pháp, nhưng phải
được thông qua Thông sứ Bắc Kì hoặc Khâm sứ Trung Kì, Thống đốc Nam Kì, Toàn
quyển Đông Dương, hoặc Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Paris. Kì thi Tú tài
Bản xứ phần thứ Nhấl được tổ chức lần đầu vào tháng 7 năm 1928, và Tú tài II
vào tháng 8/1929.
Với
Sắc lệnh ngày 12/10/1930, bằng Tú tài Bản xứ có giá trị tương đương (thật ra giởi
hơn) với Tú tài Pháp. Đến năm 1930, trên toàn Đông Dương chỉ có hai trường có
thí sinh dự thi Tú tài Bản xứ là Trường Trung học Bảo hộ (tức Trường
Bưởi - Lycée du Protectorat) ở Hà Nội và Trường Trung học Pétrus Ký
(Lycée Pétrus Ký) ở Sài Gòn (Trường Quốc học Huế đến năm 1938 mới có thi Tú tài
Pháp Việt tuy trường mở từ năm 1896, vì trong thời gian trước đó chỉ có bậc Cao
đẳng Tiểu học (Collège).
-
Ngày 12/11/1932, theo đề nghị của Viện Dân biểu Trung Kì, Hội đồng
Thượng thư Nam
triều quyết định dùng chữ Quốc ngữ thay chữ Hán trong lãnh thổ Trung Kì. Quyết
định trên đã được Viện Dân biểu Trung Ki đề nghị từ năm 1926 lúc Huỳnh Thúc
Kháng đang làm Viện trưởng viện này. Quyết định trên được Khâm sứ Trung Kì
chuẩn y và ban hành cùng ngày.
-
Ngày 4/7/1933, Vua Bảo Đại ra Dụ về thể lệ và chương trinh thi vào quan
trường.
Đạo
Dụ số 48 này qui định cách thức tuyển chọn ngạch quan lại Nam triều ở Bắc
Kì và Trung Kì. Theo tinh thần Đạo Dụ trên, hằng năm sẽ tổ chức một cuộc thi ở
Hà Nội và Huế để tuyển người vào các ngạch quan phủ, huyện ở Bắc Kì và ngạch
thuộc quan ở Trung Ki. Số lượng, danh sách và tư cách các thí sinh đều do Thống
sứ Bắc Ki và Khâm sứ Trung Ki xét duyệt. Chánh phủ khảo Hội đồng thi sẽ là
người do Toàn quyền Đông Dương chỉ định. Thí sinh là nhửng người có bằng Tiến
sĩ, Cao học, Cử nhân, Cao đẳng sư phạm Pháp. Ngoài ra những người có bằng Tú
tài, hoặc Thành chung đã được 4 năm công vụ.
Cuộc
thi tuyển đầu tiên được tổ chức vào các ngày 17/12/1935 và 15/12/1936 (thi vấn
đáp).
-
Ngày 7/8/1933, Theo Đạo Dụ ngày 2/5/1933 của vua Bảo Đại thành lập Bộ
Quốc gia Giáo dục của chính phủ Nam triều và giao cho Phạm Quỳnh làm Bộ trưởng.
Đạo Dụ trên được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y và đích thân Toàn quyền chủ tọa
lẻ thành lập tại Huế. Đây là Bộ Giáo dục đầu tiên của chính phủ Nam triều trực
tiếp trông coi việc giáo dục Tiểu học trong nước (Trung Bắc Kì). Trước đó việc
học đẻu do Bộ Lễ kiêm nhiệm.
-
Ngày 28/6//1935, Toàn quyền Đông Dương ra sắc lệnh sáp nhập hai trường Le
Petit Lycée và Le Grand Lycée ở
Đà Lạt thành một trường và mang tên mới là Lycée Yersin. Trường Le
Grand Lycée thành lập từ năm 1926 và Trường Le Petit Lycée năm 1927.
Cũng
trong năm 1935 này mở thêm trường Au Couvent des Oiseaux dành cho học
trò con gái (chương trình Pháp).
-
Ngày 15/8/1938, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định mở Trường chuyên
nghiệp Nông-Lảm toàn Đông Dương (École spéciale d’Agriculture et Sylviculture),
Chương trinh học 3 năm, đào tạo Kĩ sư Nông nghiệp và Lâm nghiệp.
-
Ngày 29/7/1938, một nhóm trí thức Việt Nam ở Bắc Kì gồm các ông Nguyễn
Văn Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn... vận động thành lập Hội
truyền bá Quốc ngữ tại Hà Nọi. Hội đã đưọc Toàn quyền Đông Dương và Thống
sứ Bắc Kì chuẩn y. Hội có chi nhánh tại nhiẻu tỉnh miền Bắc nhằm truyền bá, phổ
cập hóa chữ Quốc ngữ với đồng
bào thất học. Cuối năm 1944. Hội đã có chi nhánh khắp cả 3 miền đất nước cùng
một số chi nhánh ở cả Lào và Cao Miên nơi có người Việt sinh sống. Cùng thời
gian này chính quyền thuộc địa đã chính thức giúp đỡ hội.
Chánh
Hội trưởng là Học giả Nguyền Văn Tố (1889-1947) là chuyên viên Trường Viên Đông
Bác Cổ, Hà Nội.
-
Ngày 5/1/1939, Khâm sứ Trung Kì cho phép thành lập Hội truyền bá Quốc
ngữ Trung Kì do ông Nguyền Phúc Ưng Bình (1887-1961) rồi Hồ Đắc Hàm
(1879-1965) (Tham tri Bộ Học rồi hưu) làm Chánh Hội trưởng.
-
Ngày 5/5/1942, Giám đốc Nha Học chánh Đông Dương ra Nghị định án định Chương
trình Cổ điển Á đông dạy tại các lớp của chương trinh Trung học Pháp Việt.
Bản chương trình này ghi rõ 2 môn học: Quốc văn (Việt văn) và Hán văn về từng
năm học; đồng thời giảng về từng tác giả Việt Nam trong suốt các năm học.
-
Ngày 18/8/1944, Thống đốc Nam Kì Hoeffel cho phép thành lập Hội
truyền bá Quốc ngữ Nam
Kì do ông Michel Vân Vĩ (1895-1976) Phó Giám đốc Pháp Hoa ngân hàng làm
Chánh Hội trưởng.
-
Ngày 17/4/1945, Học giả Trần Trọng Kim (1882-1953) thành lập chinh phủ và
cử Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) giữ chức Bộ trưởng Giáo dục - Mĩ thuật.
-
Ngày 3/6/1945, Vua Bảo Đại ban hành Đạo Dụ số 67 về việc tổ chức khóa
thi Tú tài Việt Nam đầu tiên trong lịch sử Giáo dục, khoa cử Việt Nam.
Văn bằng Tú tài này do Giáo sư Nguyễn Dương Đôn kí, lúc đó Giáo sư Đôn giữ chức
Giám đốc Trung học thuộc Bộ Giáo dục - Mĩ thuật.
-
Ngày 10/10/1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa kí sắc lệnh thành
lập Hội đồng cố vấn học chánh. Hội đồng gổm những nhà tri thức nam nữ
trong và ngoài giáo giới giúp Bộ Quốc gia Giáo đục đưa ra một dự án cải cách
giáo dục theo tôn chỉ phụng sự lí tưởng quốc gia dựa trèn ba nguyên tắc Dân
chủ, Dân tộc và Khoa học do Bộ trưởng
Giáo dục Vũ Đình Hòe làm Chủ tịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét