Nhà làm Báo
Hành
động! Đó là một phong trào rất mạnh nổi lên ở xã hội ta, sau thời kỳ binh lửa ở
Âu chàu. Đã gọi là tai mắt của quốc dân, ai cũng muốn đem tài lực của mình ra
thi thố để gây ảnh hưởng. Giờ an nhàn mơ mộng cũng có, giờ bôn tẩu phiêu lưu cũng
nên có. Giữa lúc ấy, ông Tản Đà, một người sống vi tnộng, lúc nào cũng mơ ước
làm dược những công kia việc nọ, chẳng lẽ lại chỉ ngồi để cho giăng gió ru hồn.
Ông bước chân vào làng báo với cái nhiệm vụ chủ bút báo Hữu Thanh (1920). Trước
khi ra đời, ông khua chuông gõ trống, diễn thuyết ở hội Trí tri. Nhưng khi
tiếng ông còn văng vẳng ở tòa nhà phố hàng Nón thì ông đã đi theo “tiếng gọi
đàn xa núi Tàu xanh”.
Đến
năm 1921, ông ra chủ trương tờ An nam tạp
chí. Tờ tạp chí ấy là con cưng của ông. Nó đã chết đi sống lại mấy lần và
vẽ thêm cho ông mấy nét nhăn trên trán. Nó không cho ông an cư bên núi Tản với
sông Đà, bắt ông nay đây mai đó, lang thang quản bút với sơn hà.
Ỏng
bị thất bại.
Theo
ông thì ông bị thất bại vì “ông không có đất làm báo cũng như Tào Tháo ngày xưa
không có đất dụng võ vậy”.
Trong
một tiểu thuyết của ông, ông đã tỏ lòng hối hận của ông, ông biết công việc của
ông không phải ở đó :
“Sông Đà Giang ở Bắc kỳ, một là Hắc giang,
chữ Tây là Rivière Noire; tục thường gọi là Sông Bờ, lấy vì có chảy qua tỉnh Bờ.
Con sông ấy truyền vào hạt Sơn Tây qua chỗ Đá Chông, xuống đến ghềnh La Phù, bờ
bên tả ở huyện Thanh Thủy, thuộc tỉnh Hưng Hóa; bờ bên hữu là huyện Bất Bạt,
Sơn Tây”.
Có
người cho cái tính mơ mộng của ông là nguyên nhân sự thất bại của ông trong
nghe báo.
Thi
sĩ là thi sĩ, ông chủ báo là ông chủ báo. Hai người cần phải có những đặc tính
khác nhau, có thể nói là mâu thuẫn với nhau được; một người cần phải sống với cái
đời gẫn như đời lý tưởng, một người cần phải sống cái đời thực tế, cần phải
hành động.
Mỗi
khi ông chủ trương một tờ báo, ông không nghĩ đến tiền nhiều hay it. Năm mươi
dồng bạc cũng đủ để tổ chức một tờ báo của ông, ông tự cao, cứ tưởng tượng như
tờ báo của mình ra thì thế nào cũng được quốc dân hoan nghênh.
Ông
chỉ tưởng tượng đến cái vinh của nghè báo mà thôi. Trên con tầu An nam của ông,
ông chỉ tưởng tượng đến những cành tuyệt đẹp nó sẽ đưa ông đến chứ ông không
nghĩ đến than củi cần dùng cho con tàu của ông.
Ông
không hề nghĩ đến sự thất bại ở đời, nói thế không thể không phải là không
đúng, nhưng tôi thiết tưởng cũng không đúng hẳn. Cái tính mơ mộng của ông không
phải là cái nguyên nhân chính của sự thất bại của ông. Sự thất bại của ông là
sự thất bại chung của mọi người “buôn văn bán chữ”, của những thân tằm “ăn dâu xanh để rút giả sợi tơ vàng” :
Dâu xanh rứt giả sợi tơ vàng
Thân thế con tầm những vấn vương
Tớ nghĩ thân tầm như tớ nhỉ
Tơ tầm như tớ mối văn chương.
Bao nhiêu củi nước mới thành văn
Được bán văn ra chết mấy lần
Ông chủ nhà in, in đã đắt
Lại ông hàng sách mấy mươi phân
Càng đau mà vẫn phải càng theo
Theo mãi cho nên cứ vẫn nghèo
Nghèo chỉ có văn, văn lại ế,
Ế văn cho tớ hết tiền tiêu”.
Ấy
là mấy lời than của ông khi ông thất bại về việc xuất bản sách của ông; nó cũng
tiếng than chung của mọi nhà làm báo ở xứ ta.
Không
nói gì đến mười năm về trước, người đọc văn và yêu văn ta còn ít, ngay bây giờ
có ai đã dám tự hào rằng mình ra đứng chủ trương một tờ báo mà không thất
bại... huống gì thi sĩ Tản Đà.
Đem
cái mơ mộng cùa ông để đổ tội cho ông, để quên cái lãnh đạm của quốc dân đối
với ông, như thế tôi tưởng là một sự hẹp hòi, trong sự phê bình ông.
Ta
nên nói rằng sự thất bại của ông phần lớn là ở độc giả mà bao lần ông tỏ rằng ông nhớ và ông yêu:
“Nhớ ai chẳng nhớ những là ai,
Mây nước xa trông luống ngậm ngùi
Tạp chí mười kỳ duyên đã nhạt
An Nam
hai chữ mực hồ phai
Ba Thu ngày tháng la đà uổng
Bốn bể âm thư vắng vẻ hoài
Bóng lặn tà dương giời sẩm tối
Ếch kêu đầy phố tiếng xe hơi”.
(Nhắc
các bạn độc giả An Nam
tạp chí)
Có ngưòi
cho rằng ông bỏ cái đời mộng của ông để bước vào con đường thực tế là ông đi
lầm đường, ông đi vào con đường cạnh tranh thì cái thi cảm của ông nó cũng “lên
mây”.
Về
phần tôi, tôi không tin thế. Việc ông ra làm báo là một việc tự nhiên. Ông Tản
Đà lúc nào cũng muốn “vác quả địa cầu trên vai”, lúc nào cũng mơ làm những việc
to tát. Những ước vọng của ông, ông đã bầy tỏ trong một bức thư gửi cho Chu Kiều
Oanh: ông đã có một chương trình.
Nếu
cái chương trình của ông chưa được đem thực hành cả, ông cũng đã làm được nhiều
việc đáng ghi.
Những
mục văn đàn, thi đàn cùa ông trong An nam tạp chi không phải là không có ảnh
hưởng cho văn thơ ta.
Vả
lại, công cuộc của ông không có kết
quả đi nữa, nó cũng có thể là một tấm gương nghị lực và nhẫn nại cho ai đang
dụt dè bước vào con đường văn học:
Mỗi
lần hi vọng là một lần thất vọng.
Một người có công với quốc văn
Ông
Nguyễn Khắc Hiếu là một thi sĩ, một văn sĩ có chân tài. Ông là một nhà làm báo
có tin tưởng và kiên nhẫn.
Với
bấy nhiêu, ông đã có thể chiếm một chỗ danh dự trong làng văn. Nhưng còn một
quan điểm nữa ở đời ông nó sẽ làm cho lịch sử phải mắc nhớ đến ông luôn, ấy là
cái công của ông đối với văn học Việt Nam.
Từ
khi Tú Xương qua đời, để lại một chỗ trống lớn bên chúng ta. Ông Tản Đà là nhà
thi sĩ độc nhất của chúng ta. Nói thế không khỏi có người phản đối rằng hãy dở
tạp chí Đông Dương, Nam Phong, mỗi kỳ người ta được ngâm hai ba trang thơ viết
bằng quốc văn; những bài thơ ấy phải đâu đều ký tên Nguyễn Khắc Hiếu cả. Vâng,
ở những tạp chi ấy người ta có thể lấy thơ ra chất thành đống, nhưng đó chỉ là
những viên đá, đã bao nhiêu thế kỷ lăn từ nguồn lễ giáo về đến đấy xếp thành
hàng, ngang bảy dọc tám. Đó chỉ là những cái sác không hồn sinh ra bởi nhũng
nhà nho sòng vào thời buổi tàn tạ.
Lục
trong đống thơ lớn ấy, ta tìm được bao nhiẻu bài thơ, thơ như thơ Tản Đà.
Ồng
Tản Đà là người thứ nhất và là người độc nhất của cái thế hệ ông đã làm sống
lại cái hòn thơ Việt Nam
đang hấp hối - tôi không muốn nói đã chết rồi. Ông ra đời đem cho chúng ta một
thi sĩ thành thực dám ca hát cái đời sống của lòng. Ông đã mơ mộng đã chán đời,
yêu đời, thiết tha với đời một cách tự do. Ông đã dám ngông, dám có một bản
ngã, dám công nhiên để cho cải trữ tình mê man của mình dãi trong văn thơ.
Ông
đã sống một đời thi sĩ và đã dám có một tâm hồn thi sĩ.
Thơ
của ông là tiếng nói dịu dàng trong trẻo của Nàng thơ Việt Nam.
Văn
học Việt Nam
ta bao giờ mới lại có một thi sĩ như thi sĩ Tản Đà!
Thế
mà, khi thi sĩ mới ra đời, phê bình thi sĩ, ông Phạm Quỳnh còn viết:
“Nay cứ hiện tượng quốc ngữ mà xét thì ông
Nguyễn Khắc Hiếu cũng là một tay sành làm văn trong buổi bây giờ, vi như một tay
thợ khéo trong bọn xây cái “nhà quốc văn” ngày nay. Nhưng đương khi những người
thợ kia kẻ gánh vôi, người gánh cát, kẻ lợp ngói, người xây gạch, kẻ leo chót
vót trên ngọn tường, người ngồi éo le trên đầu nóc thời ông đem một phiến gụ
ngồi biệt ra một nơi xa mà chạm cái cửa võng, chạm rất chăm chỉ rất công phu,
chạm lồng rồi lại chạm tỉa, thiệt là tinh, thiệt là sảo, các thợ đi qua dù bận
đến đâu cũng phải dừng lại xem mà khen là đẹp, ông chạm xong cái cửa võng ông
lại chạm đến củi bao lơn, cũng vẫn kỹ càng công tế như thế. Nhưng trong khi ấy
nhà vẫn chưa dựng xong, khòng biết đặt cửa võng vào đâu và đóng bao lơn vào chỗ
nào.
Thôi thì ông đã có công chạm, ta nên
lượng cái công cho ông.
Như thế thì ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng có
công với quốc văn vậy...
Xong, nếu tôi có quyền khuyên được những
nhà thiếu niên mới tập làm văn quốc ngữ thì tôi xin khuyên đừng nên vội học cái
nghề chạm của ông Nguyễn Khắc Hiếu mà hãy ra công cố sức gánh gạch, quẩy vôi
xây tường, lợp nóc cho cái nhà ta thành đã. Đến bấy giờ trên kín dưới cao,
trong ngăn ngoài nắp bà con ta được thảnh thơi khỏi phải cực đi ở nhờ thì lúc
ấy những cửa võng bao lơn mới thật là có giá trị vậy” (Nam Phong 1918)
Ông
Phạm Quỳnh đã không nhận rằng cái công của ông Tản Đà là thực dụng. Ông đã phê
bình ông Tún Đà qua quan niệm, văn chương của ông.
Nếu
những nhà thiếu niên đã nghe ông, không vội học cái nghề chạm của ông Nguyễn Khắc
Hiếu thì làm gì chúng ta có một cái di sản về thơ quí báu như bây giờ.
Càng
nghĩ đến lời phê bình khắc nghiệt của ông, ta càng lượng được một cách chính
xác cái công của ông Tản Đà.
Ngày
nay thi sĩ của chúng ta đã về sống những ngày lạnh lùng thanh bạch trong tháp
ngà ở Khê Thượng, Sơn Tây. Thi sĩ muốn quay lưng lại với người đời, mặc để cho
người đời quên thi sĩ, không biết đến thi sĩ.
Mặc
để cho người đời nói đến cái say, cái mơ mộng, cái nghèo của thi sĩ, đem thi sĩ
mua lấy một nụ cười cho người vô ý thức.
Mặc
để cho người đời hăm hở hoan nghênh những tập thơ, những tiều thuyết có cái tên
đẹp, có cái vẻ hào nháng, còn những lập thơ
như Khối Tình Con, những tiểu thuyết như Thề non nước, mặc để cho người
đời đem bán giao, kèm những hộp sáp thơm, lọ dầu soa, trong ga xe lửa, ngoài bến
ô tô.
Chiều
hôm ấy, tôi đi chơi định qua mấy hàng
sách xem có gì lạ, và thứ nhất là để mua những cuốn sách, tập báo quốc
văn in từ lâu.
Tòi
vào một hiệu nhỏ ở đầu phố Hàng Bông.
Lục
ở trong sách báo cũ nằm lộn xộn
dưới một làn bụi mỏng, một cuốn sách
nhỏ đã cũ lắm nhưng vẫn còn giữ được vẻ xinh sắn, tập Nhàn tưởng của ông
Tản Đà hiện trước mắt tôi.
Tối
vội cầm lấy vật quý báu ấy.
Tôi
hỏi, bà chủ hiệu bảo cho tôi biết rằng bà chỉ bán cuốn sách ấy có hai xu.
Tôi
còn vừa lục ỏ trồng sách, vừa nhắc lại trong tri mấy tiếng nó đã làm cho lôi
ngạc nhiên một cách buồn rầu: “Ông cho hai xu”, một người ở trên gác đi xuống
rồi vào thẳng trong nhà khiến cho tôi phải chú ý. Bà chủ nói:
-
Đó là Tản Đà tiên
sinh!
-
Đó là Tản Đà tiên
sinh!
Ngay
từ lúc ấy tôi đã nhận được hình ảnh của tiên sinh, hình ảnh của một thi bị quên
bỏ, đang sống những ngày tàn.
Hình
ảnh ấy đã cùng sự công phẫn, sự bùi ngùi phảng phất trong trí tôi, mỗi khi tôi
cầm bút viết tập nghiên cứu và phê bình này.
(Viết
xong năm 1936).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét