Khiemnguyen

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Lời giới thiệu Giấc mộng con của Tản Đà



KÍNH LỜI ĐỀ TỰA

Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng
Viết ở Huế, đêm 13/6/1941
Nhà Xuất bản Hương Sơn vừa góp sức với bà quả phụ của nhà văn sĩ và thi sì Tản Đà, mà sưu tập những di cảo của danh nhân ấy, và tái bản những tác phẩm này của ông Tản Đà mà ngày nay đã mất đi hoặc khó tìm kiếm ra.
In đến quyển Giấc Mộng Con này, là đã bắt đầu xuất bản đến loại tản văn của Tản Đà. Nhân dịp này chúng tôi là một người học trò rất ngu hèn của nhà danh văn quá cố, muốn có vài lời để làm cho tỏ rõ mội vài điều quan trọng trong những đặc sắc văn chương Tản Đà, mà những điều ấy hình như nhiều nhà phê bình hay viết lịch sử Tản Đà, chưa ai chịu khảo cứu tường tận.
Người ta thường nói: “Tản Đà chỉ là một nhà thi sĩ”. Khi nói câu ấy tức là người ta đã phụ bạc biết bao nhiêu công phu của Tản Đà trong nền văn xuôi Việt Nam cận đại.
Lược chép lại nhan đề những tập văn xuôi của Tản Đà đã có in thành sách, rồi nhớ phỏng chừng đã có trên mười bốn tập:
1. Giấc Mộng Con thứ nhất (1916)
2. Khối Tình (bản chính) (1918)
3. Khối Tình (bản phụ) (1918)
(hai quyển này, sau in làm một lập, nhan đề Tản Đà tản văn).
4. Đài Gương (truyện) nguyên đề là Đàn bà Tàu (1919)
5. Thần Tiền (192)
6. Thề Non Nước
7. Trần Ai Tri Kỷ
9. Đàn Bà Tùng Văn (1922)
10. Truyện thế gian (thứ nhất)
11. Truyện thế gian (thử nhì) (19.. ?)
(Hai quyển này có cả những bài của một vài nhà văn khác, cùng in góp vào vời những bài của Tản Đà).
12. Quốc Sử Huấn Mông (19...?)
13. Giấc mộng con thứ hai (1932)
14. Giấc mộng lớn (1933 ?)
Nếu ta giở lại tập Hữu Thanh Tạp chí mà Tản Đà đã làm Chủ bút trong sáu tháng, và toàn tập An Nam tạp chí là tờ tạp chí trải ba chìm bẩy nổi cùng đã sống được trong hai năm (nếu trí nhớ lùi không nhầm) thì ta còn có thể tìm ra hàng trăm bài văn xuôi của Tản Đà, văn soạn ra hay văn dịch, mà Tản Đà chưa kịp góp lại thành sách.
Ta lại không nên quên những tập văn dịch thuộc loại văn xuôi của Tàn Đà, như Đại Học hay Liêu Trai.
Đó là cải lượng (quantité) của áng văn xuôi ấy, ta nhận nhó chẳng nhỏ, nhưng cái phẩm (qualité) thì sao?
Tôi dám quả quuyết mà đáp rằng: giá trị văn xuôi của Tản Đà cũng chẳng kém gì giá trị văn vần của Tản Đà.
Sở dĩ người ta nhiều khi phê bình văn xuôi Tản Đà, hay có những lời thiên lệch, ấy vì những nhà phê bình thấy thời vận của Tản Đà nhiều khi quá chải chuốt, điệu văn của Tản Đà nhiều khi gần biến sang điệu thi ca, rồi người ta vội tưởng nhầm ngay rằng: Tản Đà làm văn vẫn theo một cái mục đích với Tản Đà làm thơ, nghĩa là lay động tâm hồn, gợi những mối tình - hoài man mác chứ không thật có ý tưởng muốn đem truyền bá, không thật có quan niệm muốn đem phô bày để tìm con đường đi tới cõi đời tư tưởng của độc giả.
Kỳ thực, Tản Đà làm văn xuôi rất dụng công mà văn xuôi của Tản Đà rất rồi rào tư tưởng nhưng nhà văn muốn từ tình cảm mà đi tới tri thức. Tôi thường nghĩ tới những lý thuyết Bergson khi đọc văn xuôi của Tản Đà; không đọc tới Bergson mà Tản Đà đã đem thực hành những lý thuyết của Bergson khi Tản Đà viết văn xuôi. Theo Bergson và theo Tản Đà, tư tưởng không bao giờ rời xa tình cảm, câu văn là một cái lợi khí làm rung động đời tình cảm của độc giả rồi bởi sự rung động ấy sẽ đưa độc giả tời sự trực giác (intuition) cái lý thuyết, cái quan niệm, cái tư tưởng mà tác giả muốn cho độc giả đi theo.
Tôi vẫn ước ao rằng sau này sẽ có một ngày tôi có được cái vinh hạnh phân giải những điều ấy một cách rõ ràng hơn trong mấy lời vắn tắt này -  cũng như tôi sẽ phân giải nhiều cái nhầm khác của mấy nhà viết lịch sử Tản Đà hay phê bình thi văn Tản Đà. Trong bài tựa này tôi hãy xin nói với cái yếu điểm mà độc giả Hai Giấc Mộng Con này chớ nên quên, trong khi đọc tập văn này:

Năm 1916, Giấc mộng con thứ nhất ra đời, vậy có lẽ đây là quyển tiểu thuyết thứ nhất soạn ra và xuất bản trong nên quốc văn cận đại?
Giấc mộng con là một cuộc thử thoát ly (une tentative d’évasion) của một nhà thiếu niên nho sĩ, mơ được những sự viễn du, mà chỉ được du lịch bằng trí tưởng tượng sau khi đọc những sách tân thư của người Tàu xuất bản để mô tả những cảnh vật, phong thôt, chủng loại, văn minh của các nước trong hoàn cầu. Ngồi ru rú ở xó nhà, mà chỉ ước ao những phong vị núi tuyết rừng bàng, châu Âu, châu Mĩ, ấy một cái gốc quyển Giấc mơ con thứ nhất là ở cái mâu thuẫn ấy.
Nhưng Cái mộng con lại còn là mội tiếng gọi của nhà thiếu niên văn sĩ muốn đem cái văn tài ra mà làm những việc vì dân vì nước, nhưng luống nặng một khối tình thi sĩ, cho nên luôn ước ao gặp tri kỉ, vì có gọi tri kỷ, thì mới có can đảm mà đem cái chương trình của mình ra mà thực hành. Vì một sự khiêm nhượng và e lệ (puder), cái chương trình hành động về văn chương và xã hội của Tản Đà, Tản Đà không dám trắng mà phô bày ra. Phải mượn chuyện mội ước mơ và tự vẽ ra một hình ảnh cô Chu Kiều Oanh. người ý trung nhân rất thông   minh và rất đa cảm, để nhờ ý trung nhân ấy thổ lộ cái mộng muốn làmnhà văn học kiêm triết học ở Đông Dương” đẻ nhờ Chính phủ Bảo hộ giúp sức mà làm cho “nước Tổ Hông Lạc nghìn vạn năm” mà danh vọng của Tản Đà cũng “nghìn vạn năm”.
Thì Tản Đà đem mượn chuyện mộng mị mà phô bày những ý kiến như câu chuyện nói cùng nhà bác sĩ ở Mỹ châu Giấc mộng con VI (Điếm chủ) nói chuyện cùng viên Thống Trưởng ở “Cõi đời mới” » (VII Tiêu diêu du A), và những lời ước vọng trong “Cổ nhân thư”, tôi nhận thấy hình như một người đứng trước xã hội muốn vì xã hội mà ra tay, nhưng còn cần ướm hỏi xã hội xem tiên lộ rồi có ai tri kỷ?
Thế cho nên đọc kỹ Giấc mộng Con, và hiểu Giấc mộng con, thì ta không có chi là lạ nữa khi ta sẽ thấy Tản Đà bước chân vào làng báo và long đong vì tạp chí An Nam. Đấy cái mộng con lúc xưa nó hóa ra sự thực đó thôi.
Giấc mộng con thứ hai là một cuộc tự an ủi cửa nhà văn sĩ và văn sĩ sau khi đã lăn lộn trong làng báo, đã khổ cực vì muốn đem ý tưởng hưng quốc mục dân của mình mà dung hòa với những thực hiện trong thời thế.
Tôi lại muốn nói đến lời văn trong Giấc mộng con thứ nhất. Tác giả tuy lãng mạn, nhưng tả chân. Vậy cho nên theo đúng những cái mốt” lúc bấy giờ, năm 1916 có những sự thật thà hơi quê mùa nhưng rất có chân vị như những tiếng khởi đầu bức thư cho bà vợ: “Ma chère Femme” bức thư Kiều Oanh cho Tản Đà: Mon cher  Tản Đà” và lời tự xưng ở cuối thơ “Ton amie : Kiêu OanhBây giờ, năm 1941, ta đọc những chữ tây ấy xen lẫn vào những trang văn xuôi Việt Nam cực kỳ mỹ lệ, thì ta thấy làm lạ: Nhưng ta phải nhớ răng năm 1916 thì những sách viết như vậy là thông thường, mà Tản Đà đã cố ý giữ cái vẻ tự nhiên trong tập tiểu thuyết này.
Tập văn này, ý tưởng ly kỳ, lập kuận ly kỳ, tưởng tượng ly kỳ, nhưng nhời văn thì khúc triết minh bạch, nhiêu đoạn thì hùng hồn, nhiều đoạn thì lâm li réo rắt như nhạc như đàn, theo tôi không có áng văn xuôi Việt Nam  nào, từ năm 1916 đến nay, đẹp nhời như văn này được.
Tập này có phụ thêm cả một Bức thư cho Kiều Oanh của Tản Đà in vào trong tập thơ văn đề là Còn Chơi.
Ai ơi, xem văn xin hay nhận lấy cái tâm sự, cái công lao của nhà văn, thắp vài nén hương, nhỏ vài giọt lệ./.

HÁN THƯ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét