Khiemnguyen

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Chữ quốc ngữ qua những biển dâu (phần 1)




Đoàn Xuân Kiên

Chữ viết ra đời rất muộn màng 80 với tiếng nói của một dân tộc. Con người đã truyền thông với nhau bằng tiếng nói từ khi họ kết tập với nhau thành những tập đoàn chung sống. Nhưng chỉ là từ khi một thứ tiếng nói đã được sử dụng thật thuần thục, sản sinh ra nhu cầu ghi lại những ý tưởng lời nói của mình, khi ấy, chữ viết mới thật sự ra đời. Thật ra, khó có thể nói là chữ viết đã ra đời “nhất thành bất biến” như chúng ta thấy ngày nay.
Lịch sử chữ viết đã trải qua bao phen biến đổi, từ hình thức thắt nút dây như đã được ghi nhận trong một câu ở Kinh Dịch: “Thượng cổ kết thẳng nhi trị...” đến xâu chuỗi vô số có màu sắc khác nhau như người da đỏ Iroquois, đều là những hình thức ký hiệu để ghi lại ý tưởng người xưa muốn truyền đạt cho nhau, hoặc đơn giản là để ghi dấu lại cho nhớ. Những hình thúc đó đều là những dạng mở đầu cho chữ viết do con người mò mẫm mà có được. Những hình thức chữ viết bằng hiện vật như vừa nói ở trên là những gì sơ khai nhất của chữ viết.
Tiến lên một bước nữa là hình thức chữ viết bằng hình vẽ mà ta còn có thể thấy trong các vản bản cổ khắc trên đá của người cổ Ai Cập từ hơn 4000 năm trước, hoặc là những hình vẽ trên đồ vật bằng đất nung cùa người Sumer cũng khoảng thời kì hơn 3000 năm trước.
Hình thức chữ viết biểu ý như còn thấy ở một số chữ Hán đơn giản ban đầu vạch trên các mai rùa đã có thể gọi là một bước tiến của lịch sử chữ viết. Hình thức phát triển cao nhất của chữ viết là hình thức ghi âm mà dấu vết buổi ban đầu là bộ chữ viết của người Phenicie.
Chữ viết ra đời đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngôn ngữ con người, tạo ra một bước nhảy vọt quan trọng: ghi lại tiếng nói để lưu giữ hoặc truyền đạt trong không gian rộng hơn tầm hạn của tiếng nói. Nhưng giữa tiếng nóỉ chữ viết, không bao giờ có thể tách lìa hoặc thủ tiêu một yếu tố nào: không thể có chữ viết nếu không tồn tại một tiếng nói trước đó. Tương quan giữa tiếng nói và chữ viết như vậy là tương quan trưóc - sau, và chữ viết chỉ có thể xem là những kí hiệu như bao nhiêu hệ thống kí hiệu khác do con người chế tác để biểu đạt một thứ nội dung nào đó.
                                                                                                Chữ viết của tiếng Việt
Chữ viết của người Việt chúng ta ra đời từ bao giờ là một câu hỏi chưa dễ dàng có được câu trả lời rõ ràng. Chỉ biết rằng, trên các đồ vật bằng đá và bằng đồng của thời kì văn minh Đông Sơn của dân tộc Lạc Việt, những dấu hiệu cho phép ta đặt giả thuyết về dạng chữ viết cổ xưa của dân tộc, trước khi bị bọn xâm lược nhà Hán thủ tiêu, trong ý đồ đồng hóa dân Lạc Việt. Hệ thống chữ viết của người Việt nay đã qua nhiều phen thay đổi do những đẩy đưa của lịch sử. Khi bị Hán tộc thống trị hơn nghìn năm, người Lạc Việt đã trải qua một cuộc giao lưu văn hóa lớn, mà một trong số những thành tựu văn hóa mới chính là bộ chữ viết mới được thành hình: chữ nôm. Chữ nôm là một thể hiện ý chí sống còn của tinh thần dân tộc về mặt ngôn ngữ văn tự; dùng chính những nét viết của chữ Hán để ghi lại tiếng nói dân tộc, nhà nho Đại Việt đã dõng dạc nói lên ý chí của giống nòi, quyết đạp bằng những nghiệt ngã của số phận nô lệ để vươn lên độc lập. Những tấm bia cổ xưa từ đời các vua nhà Lí còn cho thấy những tên gọi các làng xóm hoặc tên người rất “nôm na”, không thể không có nhu cầu ghi lại bằng một kiểu chữ viết riêng trong khi mà chữ viết xưa cũ đã tiêu trầm sau hơn nghìn năm ngoại thuộc.
Đến khi người Pháp sang xâm chiếm đất nước ta làm thuộc địa, việc làm đầu tiên của nhà đương cục là hủy bỏ vị thế của hệ thống giáo dục bằng chữ hán, để thay thế bằng hệ thống chữ quốc ngữ, một hệ thông chữ viết mượn của bộ chữ cái tiếng La tin. Chữ quốc ngữ cũng như chữ nôm trước đó, chỉ là những hệ thống chữ viết vay mượn của kẻ mạnh để làm thành công cụ văn hóa dân tộc của một thời kì nô lệ, trong đó ý thức độc lập tự chủ đã bị trói chặt.
Dù là mượn nét viết của chữ Hán hay của bộ chữ cái Latin, các hệ thống chữ viết của ta đều có một điểm giống nhau, là: chữ nôm hay quốc ngữ đều là hệ thống chữ viết ghi âm, tức là dạng chữ viết ở mức phát triển cao nhất trong lịch sử chữ viết loài người. Nguyên tắc của loại chữ viết kí ám là “mỗi âm một kí hiệu”, “nói sao viết vậy”. Tiếng Việt thời Nguyễn Trãi có những phụ âm đôi - mà hiện nay một số dân tộc thuộc chủng Indonesien trên cao nguyên miền Trung hãy còn nói, như: bí, tí, kí, thi chữ viết đó ghi lại trung thực những âm đó:
Cũng thế, khi chữ quốc ngữ được các nhà truyền đạo soạn ra vào đầu thế kỉ XVII, tiếng Việt còn một số cách phát âm mà nay không còn nữa, như trường hợp chữ    trong Từ điển Việt- Bồ-La của A.De Rhodes (1651), đọc nửa như [v] nửa như [v]. Một trường hợp khác: sự khác biệt giữa hai âm [v] và [d] đã được xác định rõ ràng, và khi viết một từ như giản dị chẳng hạn, không thể tùy tiện như một số người bảy giờ, dù rằng ngày nay người Bắc nói hai tiếng cùng có âm [v], khi viết ra chữ thì đều là [d] thật đấy.
Chữ quốc ngữ
Tên gọi hệ thống chữ viết hiện nay đã được các nhà truyền giáo phương Tây đặt ra từ thế kỉ XVII. Cách gọi này không chính xác, vì như đã nói, chữ nôm cũng là thứ chữ để ghi tiếng nói nước ta, có đâu chỉ hệ thống chữ viết Latin mới là của ta (?) (Quốc ngữ: tiếng nói của nước ta). Chẳng qua đó chỉ là thủ thuật vận động quỉần chúng của các vị thừa sai nhằm triệt hạ uy tín cũng như địa vị của chữ hán chữ nôm lúc bấy giờ (thế kỉ XVII).
Chữ quốc ngữ được chế tác từ năm nào, đến nay vẫn chưa rõ. Chỉ biết rằng, năm 1593 đã có một giáo sĩ Portugal là Diego Aduarte đến đất Quảng Nam và ở đây ba năm. Năm 1615, một giáo sĩ gốc Italy là Busomi đến cửa Hàn (Quảng Nam) giảng đạo mãi đến năm 1639. Và đầu năm 1625 thì giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến Hội An giảng đạo. Vị thừa sai dòng Tên người Pháp này cùng vị giáo sĩ Italy khác là Cristoíoro Borri đến đất Việt năm 1618 trước đó đều là những học giả, nhất là A. de Rhođes, chăm chỉ học tiếng Việt trong vòng mấy tháng là đã “giảng đạo cho người trong xứ bằng tiếng của họ được” (Charles Maybon, Hỉstoire modeme du pays d’Annam (1592-1820). Paris, 1920, p.30). Đấy là những yếu tố con người và hoàn cảnh cần cho sự ra đời một hệ thống chữ viết tiện lợi cho việc soạn sách truyền đạo.
Một số văn liệu hiện còn lưu trữ trong thư viện Vatican cho thấy rõ là chữ quốc ngữ đã manh nha từ những năm 1621, qua một vài tiếng Việt xuất hiện rải rác trong các bản tường trình hằng năm của Tỉnh dòng Tên Nhật Bản do một linh mục Portugal tên là Joảo Roiz soạn. Tiếng Việt được ghi trong những văn kiện tiếng Bồ này đều không có díu giọng, và cách ghi âm chỉ tương đối:

(Cf. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ. 1620-1659. Ra khơi, 1972. tr.24-25)
Ròng rã 30 năm liền, chữ quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, đến khi A. de Rhodes xuất bản cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) thì chữ quốc ngữ đã có dạng hoàn chỉnh, nhờ nó tập đại thành những thành công trước của những giáo sĩ thuộc nhiều giáo đoàn, nhiều gốc gác khác nhau: có người Ý, có người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, có người Pháp. Mỗi người sẽ dựa theo bản sắc tiếng nói của họ mà ghi âm tiếng Việt. Những ưu điểm và khuyết điểm của chữ quốc ngữ là tùy ở điểm này. Đây là một điều cần xét đến mỗi khi chúng ta muốn có ý kiến, hoặc là phê bình một kiểu ghi âm nào mà ta cho là “khác thường”. Chữ viết là những bình đựng tiếng nói, vậy thì giá trị của những cái bình là ở chỗ nó có chuyên chở tiếng nói một cách rõ ràng chính xác hay không.
Một quyển lịch sử Việt Nam do Thầy giảng Ben to Thiện soạn bằng chữ quốc ngữ năm 1659 đã chứng tỏ sự trường thành vượt bực của hệ thống chữ viết Latin trong việc ghi âm tiếng Việt. Chữ viết đã triệt để theo qui tắc ghi âm, nghĩa là nói sao viết vậy, mỗi kí hiệu chì một âm thanh. Cách ghi âm của Bento Thiện cũng theo phương pháp trong từ điển A. de Rhodes, nghĩa là theo phương pháp phiên âm cùa người Portugal khi ghi âm ng thành /ũ/, phiên âm kiểu Italy khi viết gi, qu, phiên âm kiểu Pháp khi viết k trước e, ê, i và c trước các nguyên âm khác... Đó là một ưu điểm nếu nhìn về vẻ đa diện của chữ quốc ngữ về mặt cấu tạo.
Ngày nay, đọc lại sách của A. de Rhodes để đối chiếu vối những sách ra đời sau này, sẽ nhận thấy những thay đổi về cách viết của chữ quốc ngữ.
Từ điển Dictionarium Anamitico Latinum do Pigneau de Béhaỉne soạn (1773) đã không thấy những phụ âm đôi bl và tl nữa, cũng không còn phụ âm cuối. Hai từ này đã viết như chúng ta ngày nay, nghĩa là trời, trồng. Các từ điển Dictionarium Anamitico – Latinum của Taberd (Serampore, 1838) hay Dictionnaire Annamite Francais của J.M. Génibrel (Saigon, 1898), đã kiện toàn thêm những hình thức viết cho chữ quốc ngữ.
Mặc dù chữ quốc ngữ đã dần dần ổn định về cách ghi âm, vẫn có những thay đổi nhở nhặt có khi ý thức, có khi vô tình. Chữ quốc ngữ đã không bao gi “nhất thành bất biến” cả.
Trên đường trưởng thành
Đến đầu thế kỉ XX, một học giả Pháp khi nhắc lại công trình của A. de Rhodes, không tiếc lời ca tung: “Quyển từ vị ấy vẫn là nền tảng cho các công trình sau này mà chỉ thường là bổ túc cho nó, có khi cũng làm hỏng nó. Những người biết đi tìm những hiểu biết tinh tường về ngữ âm học ở sách, cùng là sự tài tình của cách phiên chuyển tiếng Việt mà đến nay đã có thể thách đố mọi sự công kích.” (L.Finot, B.E.F.F.E.O, 1908, tr. 226). Lời tán tụng quả là đã đến mức tột đỉnh. Nhưng rồi cũng chính một học giả của Viện Bác cổ ấy, trong một bài khảo cứu về tiếng Mường ở Sơn Tây, nhân tiện đã nhận định về Từ điển A.de Rhodes như sau: “Phương pháp ấy (de Rhodee) thực thế chứa nhiêu cái bất thường mà trong một công cuộc nghiên cứu ngôn ngữ như thế này sẽ có nguy hại là làm sai lạc kết quả nghiên cứu mà thôi. Vì vậy chúng tôi... phải loại bớt những cái bất thường và kì quái làm cho nó hợp lí” (A. Chéon, Note3 sur les Muong de la province de Son Tay. BEFFEO. t.v, 1905, p. 328).
Quả là thế, từ khi ra đời đến nạy, chữ quốc ngữ đã luôn luôn được tu chỉnh. Bộ mặt của chữ viết từ từ điển de Rhodes (thế kì XVII) đến từ điển của Pigneau de Béhaine (thế kỉ XVIII) đã khác biệt là chừng nào. Những khác biệt này có thể bắt nguồn từ chính tiếng nói thay đổi (như là hiện tượng đồng hóa vào b và V sau thế kì XVII, vì vậy không thấy có ở các từ điển sau de Rhodes) nhưng cũng có những trường hợp do sự sửa đổi khiến cho chữ viết mỗi ngày thêm hoàn chỉnh. Vả chăng, chứng cứ hiển nhiên là cho đến nay, có ít ra là năm bảy lượt hô hào cải cách chữ quốc ngữ.
Đề nghị sửa đổi chữ quốc ngữ năm 1902
Hội nghị Nghiên Cứu Viễn Đông 1902 tại Hà Nội có một ủy Ban Cải Cách Chữ Quốc Ngữ do ông Chéon đúng đầu. Phúc trình của Ủy Ban đúc kết những ý kiến thảo luận trong ba ngày 6 tháng Mười Hai đến 8 tháng Mười Hai cho ta biết đại cương những đề nghị sửa đổi như sau:
(1). Phải triệt để tôn trọng nguyên tắc: mỗi chữ một giá trị kí âm thôi. Vì vậy, hoặc phải bỏ chữ g trong gang hay trong gi bởi lẽ rằng hai chữ cái ở đầu phát âm khác nhau; cũng thế, cá và kẻ phải cùng một cách viết chữ cái mở đầu;
(2). Về các âm chính (nguyên âm), hệ thống hiện nay là thỏa đáng, trừ dấu mũ ở trên  có giá trị khác hẳn trong ô và ê, nên tfê nghị thay chữ ả bằng a’ (có râu bên cạnh) thì hơn. “Uy Ban cũng nghĩ rằng phải bỏ hẳn thói quen mà vài tác giả vẫn có, trái với phương pháp của de Rhodes, là thay y vào i trong vài trường hợp (kỹ, lý, mỹ) mà không có một lí do nào chứng minh cho được...”.
(3). Về các âm phụ, Ủy Ban đề nghị thay một số chữ cái sau đây: c thay cho ch. (Chữ h dùng cho những trường hợp các âm thở, như th, kh). Nhất loạt thay k vào chỗ của c. Chữ d (bỏ gạch ngang) thay cho đ. Âm /d/ hiện nay sẽ thay bằng chữ z. Chữ g không mất tính cách âm họng dù là trước các nguyên âm e, ê, i, vậy thì không thể thêm h trong những trường hợp này. Thay chữ gi bằng J. Chữ q không khác gì k, vậy phải bỏ và thay bằng k...
Mặc dù được chuẩn y sau nhiều tranh luận gay gắt giữa hai phe chống đối nhau, bản đề nghị sửa đổi của Ủy Ban đã được Viện Viễn Đông Bác Cổ thực hiện trên các trang in của Viện. Trong công chúng và nhà trường vẫn không hiểu biết gì.
Dự án cải tổ năm 1906
Đến năm 1906, vấn đề cải cách lại được đặt ra ở Hội nghị của Hội đồng Cải lương học chánh do ông Nordemann làm chủ tịch. Bản đề nghị của Hội đồng lần này bị công luận đả kích kịch liệt vì nhiều lí do bên ngoài học thuật. Về sau, L.M. Cadière có nhắc lại chuyện này như sau: “Xét về mặt khoa học cũng như về mặt thực hành và sư phạm. Dự án này thật là một cuộc thoái bộ” (Léopold Cadière, Souvẽnỉrs d’un vieỉỉ aimamitisant. INDOCHINE, số 207, ngày 17.8.1944, tr.19).
Thế là Dự án cải tổ 1906 vĩnh viễn bị chôn vùi.
“QUỐC NGỮ MỚI’ của Nguyễn Văn Vĩnh (1928)
Trên báo Trung Bắc Tân Văn, khoảng cuối năm 1928, nhà văn và cũng là nhà báo nổi tiếng thời bấy giờ, ông Nguyễn Văn Vĩnh, tung ra lối in chữ quốc ngữ mới, gọi là Quôcj Ngưu) Moeij. Việc đề xướng kiểu chữ mới này không nhằm mục đích ngôn ngữ như những lần trước, mà chỉ có tính vụ thực tế làm ăn của một ông nhà báo. Chẳng là: ông chủ báo muốn cải cách công việc in báo của mình bằng một dàn máy in kiểu tân kì nhưng lại không có những con chữ Việt. Thế là đổi sáu dấu giọng bằng con chữ cái, thay những chữ cái riêng của hệ thống chữ viết đang dùng nhưng không có trong bộ chữ của tây (như là ă, đ, ư...) bằng một con chữ nào đó tùy tiện chứ không dựa trên sự chính xác về ngữ âm.
Dự định của Nguyễn Văn Vĩnh không thành, chỉ vì ông chỉ nghĩ đến ý đồ riêng tư chứ không dựa vào chính hệ thống chữ quốc ngữ nhìn từ khía cạnh học thuật.
Theo chân ông, sau này còn một số người khác, lại muốn sửa đổi chữ quốc ngữ theo ý đồ riêng và ý thích riêng của họ. Đó là trường hợp Vi Huyền Đắc (Việt tự), Phạm Xuân Thái (Việt Ngữ Cải Cách). Những “công trình” nói trên đều mua vui chốc lát cho giới học thuật, rồi tan vào lãng quên một cách không thương tiếc.
Hội nghị thống nhất ngôn ngữ (1956)
Đại hội Văn hóa toàn quốc năm 1956 có một Ủy ban Ngôn ngữ, cũng kiến nghị một chương trình sửa đổi một số cách viết chữ quốc ngữ. Có nhiều nhà chuyên môn về ngôn ngữ tham gia soạn thảo dự án. Nhưng rồi cũng không có lí thay đổi suốt bao nhiêu năm trời. Chương trình Giáo dục tiếng Việt ở miền Nam vẫn chỉ nhắc nhở suông vài câu rằng chính tả cần dựa theo Việt Nam Tự Điển do Hội Khai Trí Tiến Đức soạn (1931).
Nội dung của đề án cải tổ chữ quốc ngữ cũng chỉ xoay quanh những nét căn bản đă được khởi xướng từ Bản đề nghị của Ủy ban Cải cách năm 1902, dĩ nhiên là với những lí luận khúc chiết hơn. Nhưng, sở dĩ đề án của ủy ban Ngôn ngữ lần này vẫn rơi vào lãng quên là vì thiếu kế hoạch phối hợp giữa giới văn hóa và nhà trường. Tất cả mọi sửa đổi chỉ có thể thực hiện được là qua báo chí và trường học. Nhưng các nhà văn hóa lúc bấy giờ không tự tin lắm vào chương trình cải tổ của họ, cho nên vẽ ra trên giấy tờ để tự an ủi lương tâm. Rồi thôi.
Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ (1959)
Tại Hà Nội, một hội nghị cải tiến chữ quốc ngữ được tổ chức năm 1959 với dự định là đẩy mạnh việc cải tiến chữ quốc ngữ cho thêm phù hợp với thực trạng tiếng nói của chúng ta hiện nay, đồng thời sửa lại những chỗ không chính xác trong lốì ghi âm hiện hành. Thật ra, trong Đề Cương Văn Hóa (1943), Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng đã đề ra mục tiêu cải cách chữ quốc ngữ và xem đó là “một việc phải làm”, “một nhiệm vụ cần kíp”. Các nhà khoa học ngôn ngữ miền Bắc lúc bấy giờ cũng chia sẻ vói Ủy ban 1902 về những cải tổ có ý nghĩa. Nhưng rồi, cũng như Hội nghị 1956 ở Sài Gòn, mọi bàn cãi sôi nổi rồi cũng lại ngủ yên trên giấy tờ, vì cho rằng “tình hình chưa thuận tiện”, nên nhiệm vụ cải tiến chữ quốc ngữ phải gác lại.
Như đã nói trên, nội dung của những kết luận Hội nghị 1959 không đi xa hơn những đề nghị của Ủy Ban 1902, nghĩa là cũng dựa trên cơ sở ngữ âm học để thể hiện nguyên tắc “nói sao viết vậy” hay là “mỗi âm được ghi lại bằng một kí hiệu”.
“Chữ và văn Việt khoa học” của Nguyễn Bạt Tụy (1959)
Là một ngưòi nghiên cứu ngữ âm học tiếng Việt, Nguyễn Bạt Tụy là một tác giả đã có nhiều cống hiến về mặt này. Năm 1949, ông viết sách Chữ và Văn Việt Khoa Học, nội dung là trình bày những gì ông tìm tòi được về mặt âm vị học tiếng Việt, rồi qua đó đưa ra một bản đề nghị sửa đổi cách viết chữ quốc ngữ mà ông cho rằng hợp lí và khoa học.
Nguyên tắc chung của quan điểm Nguyễn Bạt Tụy là dựa trên nguyên tắc âm vị học để ghi âm tiếng Việt. Từ đó, ông phân tích hệ thống đơn vị âm thanh tiếng Việt và các lối tổ hợp âm thanh của nó. Kết quả là tác giả phất hiện hệ thống các âm vị có nhiều nét khác vối những gì xưa nay cứ yên trí là đúng đắn, nay cần phải sửa lạỉ. Từ đó sẽ phải dẫn đến một việc chính yếu của sách là đưa ra một bản đề nghị thay đổi cách viết chữ quốc ngữ theo ông là chính xác với nguyên tắc ngữ âm học.
Bản đề nghị của Nguyễn Bạt Tụy rất triệt để, vì hoàn toàn dựa trên nguyên tắc ghi âm, lại dựa trên một số phát kiến quan trọng và mới mẻ. Đó là nguyên nhân tại sao cho đến nay công chúng và các chính quyền tiếp nhau ở Việt Nam không thừa nhận nó. Lại nửa, tác giả lại là người nhiệt tình đốì với tiếng mẹ đẻ, nhiệt tình đến mức độ quá khích, thể hiện ở lối chế tác những thuật ngữ mới. Nhưng vượt lên trên những điểm này, quan điểm của Nguyễn Bạt Tụy có rất nhiều giá trị tham khảo cho bất cứ một công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt.
Ủy Ban Điển Chế Văn Tự (1973)
Bước vào những năm 1970, tại Sài Gòn có một cơ quan tên là Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục được tổ chức ra làm công việc vạch hướng và cố vấn cho hoạt động khoa học của Bộ Văn Hóa Giáo Dục lúc bấy giờ. Mục tiêu nhằm đến thì to tát, tiếc thay, với thành phần già cỗi nặng óc hành chính hơn là tinh thần năng động của những nhà hoạt động và nghiên cứu, Hội đồng đã trở thành một văn phòng cố vấn lạc lõng. Về địa hạt ngôn ngữ, một ủy Ban Điển Chế Văn Tự được ra đời để làm công việc bị bỏ dở từ bao lâu nay: cảỉ tiến chữ quổc ngữ. Thật ra, Ủy ban có nhiệm vụ cụ thể lúc bấy giờ là điển chế danh từ khoa học mà thành tích nổi bật là sự ra đời một Nội San Danh Từ Chuyên Môn nhằm phổ biến những công trình soạn thảo danh từ các khoa học chuyên ngành. Tiểu ban Chính Tả củng đả bàn cãi về những nguyên tắc chính tả và sửa đổi cách viết. Các tập Chương Trình Giáo Dục, một văn kiện hướng dẫn việc dạy và học tại nhà trường phổ thông, đều nhấn mạnh việc sử dụng Việt Nam Tự Điển của Khai Trí Tiến Đức cùng với Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ. Một Bố vị trong Tiểu Ban là thầy dạy học tại cơ sở Đại học nên có một số ảnh hưởng nào đó đối với thế hệ nhà trường trẻ trung. Ngoại giả, công chúng không hề theo dõi để mà có thể có một ý kiến nghiêm chỉnh về một việc làm chính đáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét