TÊN BÁO
Tên báo Le Paria được káo dài suốt
cả trang báo. Tên báo được viết bằng ba thứ tiếng: chính giữa
to đậm nhất
được viết bằng tiếng Pháp, phía trái kề bên tên báo được
viết bằng
tiếng Ấn Độ[1],
phía
bên
phải là hàng
chữ
Trung Quốc (được dịch thành “Lao động báo”). Paria nguồn gốc từ tiếng Ấn Độ,
chỉ
tầng lớp bị khinh rẻ nhất trong xã hội đẳng cấp nặng nề của chế độ phong
kiến Ấn Độ xưa.
Dưới tên báo là hàng chữ tiêu đề báo viết bằng tiếng Pháp.
TIÊU ĐỀ BÁO
- Từ
số 1 (tháng
4/1922 đến số 20 (tháng 11/1923): Diễn
đàn của các dân tộc thuộc địa (Tribune des Populations des colonies).
- Từ số 21
(tháng
12/1923)
đến số 35 (tháng 8/1925): Diễn
đàn của vô sản thuộc địa (Tribune du
prolétariat colonial).
- Số 36 - 37 (tháng 9 và
10/1925):
Cơ
quan của các dân tộc bị áp bức ở
các thuộc địa (Organe des Peuples
Opprimés
des colonies).
- Số 38 (tháng 4/1926): Cơ
quan của Hội liên hiệp thuộc địa (Organe
de L’Union Intercoloniale).
SỐ BÁO VÀ
TỔNG SỐ TỜ BÁO
Báo Le
Paria tồn
tại trong bốn năm
tròn, xuất bản được tất cả 38 số. Số 1 ra mắt bạn đọc tháng 4/1922, số cuối cùng xuất bản tháng 4/1926. Theo
đánh số, có 38 số báo,
nhưng thực tế chỉ có 35
tờ báo được xuất bản
vì có ba số kép. Đó là các số 6 -7 (tháng 9 – 10/1922), số 18 - 19 (tháng 9 -10/1923),
và số 36 - 37 (tháng 9 -10/1925).
Thống kê theo từng năm, số báo ra
được như sau:
Năm 1922 báo ra được
|
9
|
số với 8 tờ báo
|
Năm 1923 báo ra được
|
12
|
số với 11 tờ báo
|
Năm 1924 báo ra được
|
10
|
số với 10 tờ báo
|
Năm 1925 báo ra được
|
06
|
số với 05 tờ báo
|
Năm 1926 báo ra được
|
01
|
số với 01 tờ báo
|
KHỔ VÀ SỐ TRANG
Hầu hết báo ra hai trang khổ 40 x 55cm.
Có bốn số ra trên hai trang:
- Hai số ra ba trang là các số 11 (ngày 1/2/1923) và số 36 - 37.
- Hai số
ra bốn trang là số 10 (ngày 15/1/1923) và số 12 (ngày 15/2/1923).
Hai số này dành 1 đến 1,5 trang in quảng cáo. Theo quyết định của cuộc họp thường trực Ban
lãnh đạo Hội liên hiệp thuộc địa và báo, từ số 13 báo trở lại xuất bản hai
trang và không nhận in bất kỳ loại quảng cáo nào (cũng xin lưu ý bạn đọc là từ số 9 trở về trước báo chưa nhận đăng quảng cáo).
ĐỊA CHỈ
Từ số 1
đến số 6 - 7, trụ sở báo được
đặt ở số nhà 16 phố Giắc Ca-lô
(Jacques Callot, 16) quận 6 Paris nhưng địa chỉ đề liên lạc bằng điện thoại lại đề ở số nhà
6 phố Vi-la đê Gô-bơ-lanh[2] (Villa des Gobelins) quận 13 Pa-ri. Số nhà 16 phố Giắc Ca-lô là trụ sở của Hội Ánh sáng (Clarté)
và Tạp chí văn học cùng tên, do nhà văn Hăng-ri Bác buýt sáng lập và lãnh đạo. Trong khi chưa ai tìm được địa chỉ thích hợp thì Nguyễn Ái Quốc, bằng sự quen biết riêng với H. Bác-buýt, một đảng viên
cộng sản Pháp rất có
cảm tình với Nguyễn Ái Quốc nói riêng và các dân tộc bị áp bức nói chung, đã
nhờ nhà văn nhường nhà
cho Hội liên hiệp thuộc địa đặt trụ sở cơ quan ngôn luận.
Từ số 8
(tháng 11/1923) đến số 38, trụ sở báo được chuyển đến số 3 phố Mác-sê đề pa-tơ-ri-ảc-sar (Marché des patriaches) quận 5, Paris. Đây cũng chính là trụ sở chính thức của Hội liên hiệp thuộc địa và báo Le
Paria. Hàng tuần Hội và đồng chí Nguyễn Ái Quổc cắt cử những người lãnh đạo chủ chốt đến
trực tại số nhà này. Đồng chí
Nguyễn Ái Quốc do hoàn cảnh riêng có nhiều thuận lợi hơn những người
khác và do trách nhiệm được giao phó thường phải trực nhiều buổi theo sự phân công cũng như nhận trực thay cho nhiều đồng chí
khác. Để tiện công việc và có lẽ cũng để tránh việc đi lại nhiều và xa[3],
ngày 14/3/1923 Nguyễn Ái Quốc thôi thuê trọ tại số 9 ngõ Công-poanh (9 imp, Compoint), dọn đến ở hẳn tại số nhà 3
phố Mác-sê đề pa-tơ-ri-ác-sơ.
NHÀ IN
Báo được
lần lượt in ở ba nhà
in khác nhau nằm trong
thủ đô Paris.
- Từ số 1 đến số 12 (tháng 4/1922
đến tháng 2/1923) in ở nhà in Hợp
tác Lơ-máng-xi-pa-tơ-ri-xơ số
nhà 3 phố Pông -
đi -sê ri, quận
15 Pa-ri (L'Emancipatrice irap.
Coopérative, 3 Pondichẻry).
- Từ số 13 đến số 18 - 19 (tháng 4 – 10/1923)
in tại nhà in Béc-lăng đơ, số nhà
24, phố Ê-côn, quận 5, Pa-ri (Irnp. G.
Berlanđa, 24 rue des Ecoles).
- Từ số 20 (tháng 11-1923) đến khi đình bản, in tại nhà in của hãng Đăng-gòng, số nhà 123 phố Mông-mac, quận 2 Pa-ri (Imp.
Francaise Maison J. Dangon,
123 Montmartne).
QUẢN LÝ
Tờ báo trải qua ba người quản lý[4].
- Từ số 1 đến
số 12 do J. B. Ney-ra quản lý (J.
B. Neycat).
- Từ số
13 (tháng 4/1923)
đến số 15 (tháng 6/1923 do
G. Xa-rốt quản lý (G. Sarotte).
- Từ số 16 (tháng 7/1923 đến số 38, người quản lý báo là Lê-ô-pỉn Mẻt-na
(Léopold Mesnard).
THỜI GIAN XUẤT BẢN
Thời kỳ đầu, đặc
biệt là thời gian Nguyễn Ái
Quốc còn hoạt động trên đất Pháp,
bảo đảm báo ra đầu hàng
tháng. Thời gian sau, nhất là từ năm 1928 trở đi báo ra khỏng đều nữa.
- Từ số 1 đến số 9 (trừ số kép 6 - 7) báo ra
đều hàng tháng vào ngày đầu tháng.
- Từ số 10 đến sổ 12 báo ra nửa tháng một số vào các ngày 1 và 15 hàng tháng.
- Có 5 số
ra chung hai tháng một số. Đó là
các số 24 (tháng 3 và 4/1924), 31 (tháng 11 - 12/1924), 32 (tháng 2 và 3/1925), 33 (tháng 4 - 5/1925) và
số 34 (tháng 6 và 7/1925).
Có một
số thời gian báo ra ngắt quãng, giữa số 12 và
13 báo nghỉ tháng 3/1923, giữa số 31 và 32 báo nghỉ tháng 1/1925; giữa số 36 - 37 và
38 báo nghỉ 5 tháng từ tháng 11/1925 đến tháng 3/1926.
GIÁ TIỀN
Giá
tiền bán lẻ các số
in hai trang là 25 xu. Giá tiền
đặt mua năm như sau:
- Từ số 1 đến 9 và từ số 13 đến 38 là ba phơ răng một năm.
- Từ số 32
đến 38 là năm phơ răng một năm.
- Riẻng ba số 10, 11 và 12 do số trang tăng lên, giá
tiền đặt mua năm quy định ở Pháp
và các thuộc địa là bảy phơ răng, ở các
nước ngoài khác là 10 phơ răng.
NGUỒN TÀI CHÍNH
Báo Le
Paria tồn tại nhờ vào năm nguốn tài chính chủ yếu sau đây:
- Hội phí do hội viên Hội liên hiệp thuộc địa đóng hàng tháng, được trích một phần cho báo. Theo nhiều báo cáo của mật thám, số hội viên có thời gian lên tới 300 người chủ yếu sống trên đất Pháp.
- Tiền
đặt mua năm và bán báo lẻ.
- Tiền quyên góp gồm khoản quyên góp ban
đầu, quyên góp tự nguyện thường xuyên và quyên góp đột
xuất. Đối tượng chủ yếu để quyên tiền là những người
lãnh đạo Hội và báo. Theo một báo cáo của thủ quỹ báo Le Paria, tính đến ngày 31/12/1922,
Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện đều đặn nhất số tiền tự nguyện đóng góp mỗi
tháng 25 phơ răng với tổng số tiền là 175 phơ răng, trong khi những đồng chí khác mới chỉ thực hiện được duới một nửa số tiền đã đăng ký từ trước. Riêng khoản tiền đóng góp đột xuất, tuy thu nhập thấp nhất, nhưng mức đóng của Nguyễn Ái Quốc bao giờ cũng cao nhất. Ví dụ trong phiên họp Ban chấp hành tại
số 3 phố Mảc- sé đề Pa-tơ-ri-ác-sơ tối ngày 19/1/1923,
Nguyễn Ái Quốc đã đóng 100 phơ răng, mức cao nhất hôm đó. Để có được
số tiền này, Nguyễn Ái Quốc đã phải
vay của luật sư Bơ-lông-cua (Bloncourt)
và tạm đưa cho ông luật sư một phiếu nợ để đảm bảo.
- Tiền ủng hộ báo: Từ số 2 đến những
số cuối thường có đăng
danh sách và số tiền
ủng hộ báo. Có người ghi tên họ, có người chỉ ghi dân tộc, hoặc bí danh, hoặc tên nhóm người hay tổ chức. Trong số này, những người Việt Nam có ghi rõ tên
(hay tẻn viết tắt), nhóm người hoặc tố chức và thống kê được số tiền đã đóng góp cho báo. Tính đến số 35 (tháng 8/1925) là 3.996,5 phơ răng, chiếm gần 2/3
tồng số tiền ủng hộ báo. Trong danh
sách ngươi Việt Nam ủng hộ báo, người đóng ít nhất là hai phơ răng, người nhiều nhất là 1000 phơ răng mỗi lần. Trong số này có tám người đóng trên 100 phơ răng mỗi lần. Trong đó có 3 người đóng trên 200 phơ răng mỗi lần. Đặc biệt trên số 28 (tháng 8/1924) có đăng tin Nguyễn Ái Quốc ủng hộ báo 98,25 phơ răng. Trên số này cũng đăng
danh sách sáu người ủng hộ báo 315 phơ răng trên tổng số 415 phơ răng, chiếm 76,8% tổng số tiền ủng hộ.
Nguồn
trợ cấp của Đảng cộng sản Pháp:
từ tháng 5 năm 1925, nghĩa là trên
một năm sau khi báo Le Paria ra mắt, hàng tháng Đảng cộng sản Pháp trợ cấp cho báo Le Paria 100 phơ răng. Số tiền này trích từ quỹ trợ cấp hàng tháng 350 phơ răng của Đảng cộng sản Pháp dành cho Ban nghiên cứu thuộc
địa. Ban này trích 100 phơ răng trợ cấp cho báo Le Paria. Với số tiền này chỉ đủ trả tiền thuê trụ sở báo hàng tháng.
SỐ LƯỢNG IN, ĐẶT MUA VÀ PHÁT HÀNH
Số lượng
in báo Le Paria không cố định, dao động từ 1000 bản đến 5.000 bản, cá biệt có số in tới
trên 5000 bản.
Số lượng in ấn định cho mỗi số tùy thuộc vào hai điều kiện chính. Một là, mục đích cần tuyên
truyền trong thời gian nhất định; hai là, khả năng tài chính.
Yếu tố
thứ hai có khi quyết định số lượng in báo Le Paria. Theo nhiều nguồn báo cáo của
mật thám, số lượng in của số 1 báo Le
Paria là 1.000
bản và sẽ được nâng lên 2.000
bản từ số 2. Trong 1.000 bản của số 1, dành 500 bản phân phối cho các thuộc địa, còn lại sẽ được chuyèn giao phần lớn cho Ban nghiên cứu thuộc
địa trực thuộc Trung ương
Đảng cộng sản Pháp, khoảng hai mươi bản được bày bán ở hiệu sách Thực chứng, số nhà 16 phố Xanh Xe- vơ-rin
(Librairie positiviste rue Saint
Séverine, 16) quận 5 Paris, một số lượng nhỏ khác được dành để làm công tác tuyên truyền và đối ngoại. Có vài số khác cũng được in với số lượng như số 1, ví dụ như số 8 (tháng 11/1923). Trong 1000 bản của số 8, hơn
100 bản dành cho người đặt mua năm, gần 900 bản phân phối cho các thuộc địa. Trong một báo cáo tổng hợp của mật thám nhân dịp báo Le Paria xuất bản được hai năm, có ghi “số bản
in gần đây và trong lúc
này lưu hành khoảng 2.000 bản”. Trong một báo cáo khác của mật thám đề ngày 23/3/1923 có nói rằng, vi nhiều lý do “Ban chấp hành Hội liên hiệp thuộc địa họp đầu tuần này
quyết định cắt giảm số lượng in Le
Paria số tới xuống còn 4.000 bản và đình chỉ nhận đăng
mọi quảng cáo. Để có tiền
trả tiền thuê trụ sở và xuất bản số báo tới (số 13) đúng kỳ hạn, sẽ tăng
cường huy động quyên góp và
cho vay...”.
Trong
một báo cáo khác gửi cho Bộ trưởng Nội
vụ (tháng 3/1924) có nói, số lượng đặt mua năm báo Le Paria tính đến cuối năm 1923
như sau: “số lượng người
đặt mua năm có xu
hướng tăng lên
rõ rệt.
Con số người
đặt mua năm hiện nay ước khoảng 500 chủ yếu từ các thuộc địa và đa số
họ là
công chức bản xứ...”.
Trong hồ sơ mật thám lập vào hai tháng cuối cùng trước khi Nguyễn Ái Quốc rời
Paris đi Matxcơva, có ghi lại một số đơn đặt mua báo và phiếu chuyển tiền của những người đặt mua năm báo Le Paria từ các thuộc địa Pháp ở ba
châu Á, Phi và Mỹ Latinh. Dưới đây là vài số liệu thống kê đơn
đặt mua báo gửi cho Nguyễn Ái Quốc ở số 3 phố Mác-sê đề Pa-tơ- ri-ác-sơ trong tháng 5 và 6/1923.
+ Có 12 người Việt Nam viết đơn (hoặc thư) xin đặt 15
suất báo năm, trong đó 10 người sống trên đất Pháp, hai người từ Bắc và Trung Kỳ gửi đơn đặt mua. Cụ thể như sau:
- Tám người Việt sống cùng trong một thành phố ở miền Nam
nước Pháp (thành
phố Mông pen-li-ê (Mont
Pellier), trong số đó có hai sinh viên, một công chức,
những người còn lại không nói rõ nghề nghiệp. Hầu hết họ xin đặt mua từ số 1, cá biệt có một sinh viên luật xin đăng ký ba suất báo năm kể từ số 1 để gửi cho các bạn ở Nam Mỹ.
- Một
người sống ở thành phố Mác-xây.
- Một người là trung sĩ trong trung đoàn 52 súng máy
Đỏng Dương đang đóng quân tại
dãy An-pơ.
- Hai người gửi đơn đặt mua báo từ bưu điện làng Yên
Thái (Hà Nội) và từ bưu điện Nha
Trang (Trung Kỳ).
- Có tám người ở các thuộc địa khác gửi đơn xin đặt mua báo năm, nhiều
người “tha thiết nhờ ông Giám đốc kính mến của tờ báo đáng kinh trọng”[5], “cho đặt mua một năm báo, nếu có thể từ số l”[6].
Cụ thể như sau:
- Một người từ thành phố Magađo (Magador) nước Ma-rốc.
- Một người ở thành phố Tuyni, thủ đô nước Tuynidi.
- Một người ở thành phố Pođơ Phơ-rang-xơ (Port de
France).
- Hai người ở quần đảo Haiti.
- Một
người Trung Hoa, và vân vân.
VỀ CÁC BÀI CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN
ÁI QUỐC
Trừ số 3 chưa
tìm được, chắc chắn là có bài của
Nguyễn Ái Quốc và
hàng loạt bài không ký tên nhưng có thể là của
Nguyễn Ái Quốc đang
nghiên cứu, xác minh, tổng số
bài có ký tên cho đến hiện nay là 38. Trong
số này, 25 bài đã được công bố từ
trước[7],
12 bài lần này
chính thức công bố (có 1 bài
dịch).
Dựa vào đặc điểm trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi chia những bài
báo của Người thành
hai thời kỳ:
- Thời kỳ hoạt
động cách mạng trên đất Pháp, trực tiếp lãnh đạo và là linh hồn của tờ báo, từ ngày 1/4/1922
đến ngày 13/6/1923. Thời kỳ này bao gồm từ số 1 đến số 16[8].
Tồng số bài có ký tên
là 24, bình quân 1,6 bài trên 1 tờ báo.
- Thời kỳ
gián tiếp chỉ đạo tờ báo trên cơ sở tôn chỉ, mục đích đã được vạch sẵn. Tổng số bài
trong thời kỳ này là 14, bình quân 0,74 bài trên một tờ báo.
Tổng số bài được phân theo năm như sau:
- Năm 1922 có 10 bài.
- Năm 1923 có
15 bài.
- Năm 1924 có 09
bài.
- Năm 1925 có
04 bài.
Có 10 số đăng trên hai bài, trong đó một số đăng bốn bài, hai số đăng ba bài, bảy số đăng hai bài. Cụ thể như sau:
- Số 5
(ngày 1/8/1922) đăng bốn bài và một tranh vẽ chiếm gần hết trang nhất.
- Số 11
và số 15 đăng ba
bài.
- Các số đăng hai bài là số 4,
10, 14, 17, 22, 25, 27.
TRANH VẼ
Trên các
số báo Le Paria có đăng tất
cả 10 bức tranh, đều là tranh châm biếm, trong đó năm bức
tranh có ký tên Nguyễn Ái Quốc, hai
bức ký tên Ký Viên và Văn Lưu, hai bức không ký tên và một bức tranh đăng lại của tác giả Pháp trên báo Luy-ma ni-tê (L’Humanite).
Trong 5 bức tranh
xác định là của Nguyễn Ái Quốc, có:
- Hai bức tranh ký tên bằng chữ Hán: “Văn minh
bề trên” (Civilisation superieure), đăng trên số 2 (ngày 1/5/1922)
và “Hội nghị An-giê” (La Conférance D’Alger) đăng
trên số 12 (ngày 15/2/1923).
- Một bức ký tên NG. A. Q nhan đề “Triển lãm thuộc địa” (Exposition
coloniale)... đăng trên
số 2.
- Một bức ký tên Nguyễn A.Q nhan đề “Mau lên! Du hành!...” (Mau lên! Incognito!...) đăng trên số 5.
- Một bức ký tên Nguyễn nhan đề “Sự phục thù của Tu-tăng Ca-mông” (Représaiiles
de
Toutan Ka mon) đăng trên số 13.
BÚT DANH
Trên báo Le Paria Nguyễn Ái Quốc sử dụng bảy bút danh khác nhau.
1. Nguyễn
Ái Quốc ký dưới 26 bài và 2 tranh vẽ
2. Ng. Ái Quốc ký dưới 02 bài.
3. N. ký dưới 05 bài.
4. N.A.Q. ký dưới 03 bài.
5. NG.A.Q. ký dưới 01 bài và 1 tranh.
6. Nguyễn
A.Q ký dưới 01 bài và 1 tranh.
7. Nguyễn ký
dưới 01 tranh./.
[1] Có tài liệu cho rằng bảng chữ bên trái được viết bằng chữ Ả-rập (Những sự kiện lịch sử Đảng, Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1976, t.1, tr. 47).
[2] Sổ nhà
6 phố Vi-la de Gô-bơ-lanh do cụ Phan chu Trinh và Phan Văn Trường thuê từ trước. Có một thời gian lâu dài, trước khi chuyển đến số 9 ngõ Cỏng-poanh,
Nguyễn Ái Quốc đã ở tại đây trẻn căn buồng nhỏ gác 2. Sau khí chuyển đi Người vẫn thường xuyên đến số nhà
này, coi đây là địa điểm liên lạc
và nhận thư từ sách
báo.
[3] Nội thành Pa-ri có 20 quận, các quận 12 đến 20 nằm bao quanh vòng ngoài. Quận 17 nằm ở phía Bắc, cách trung tâm xa nhất so với các quận vòng ngoài. Quận 5, nơi đặt trụ sở báo nằm ở phía nam sông Xen. Khoảng cách từ quận 5 đến quận 17 xa hàng chục cây số, qua nhiêu tuyến giao thông chuyển tiếp.
[4] Trước đây nhiều tài liệu cho rằng ngoài chủ nhiệm, chủ bút…, Nguyễn Ái Quốc còn là người quản lý tờ báo. Theo Luật Báo chí của nước Pháp, người quản lý tờ báo tiếng Pháp phải có nhiều điều kiện theo luật định, một trong những điều kiện đó là phải có quốc tịch Pháp. Người quản lý thứ hai của báo là Xa-rổt có quan hệ rất chặt chẽ với Nguyễn Ái Quốc và báo Le Paria. Cũng như Nguyễn Ái Quốc, Xa-rốt là thành viên Ban lãnh đao Hội liẻn hiệp thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp. Ban
này phân cỏng Xa- rổt theo dõi và giúp đỡ báo Le Paria.
[7] 22 bài
này được
công bố lần đầu tiên
năm 1959 trong tập “Lên án
chủ nghĩa thực dân” do
Đảng cộng sản Liên Xô gửi tặng Đảng ta và Nhà xuất bản Sự thật đã tổ chức
dịch và xuất bản.
Những bài đăng báo Le
Paria được in trong Hồ Chí Minh Tuyển tập xuất bản năm 1960 và năm 1980 (2 tâp) và Hồ
Chí Minh Toàn tập (tập 1 và 2) đều theo nguyẻn văn bản dịch đầu tiên. Lần này Viện
bảo tàng Hồ Chí Minh
cho dịch và hiệu đính lại
toàn bộ 37 bài căn cứ
theo bản gốc của
34 số báo Le Paria hiện có
và tập hợp 37 bài đó trong
cuổn sách này, theo
thời gian đăng báo.
Trong
số 37 bài đăng trên báo Le
Paria đuợc cống bố trong
cuốn sảch này, có năm
bài còn được đăng ở
các báo và tạp chí khác như:
- Bài Tình cảnh người nông dân Việt Nam (Le Parid, số 21, tháng 12/1923) còn được đăng trên báo La Vie Ouvrière
(Đời sống công nhân), số 124,
ngảy 4/1/1924 và
tạp chi Quốc tế
nông dân (kèm theo ảnh và tranh vẽ), trên tạp chí này có đăng 2 bài: Tình cảnh
người nông dân Việt Nam
và Tình cảnh người nông dân Trung Quốc.
- Bài Đỏng Dương và Thát Bình Dươttg (Le Paria,
số 24, tháng 4/1924),
còn được đăng trên
tạp chí Correspondance internationale
(Thư tín quốc tế), số 18, năm 1924.
- Bài Sự phá sản của chế độ thực dân Pháp (Le Paria, số 25 tháng 5/1924), còn được đăng trên tạp chí Thông
tin cộng sản năm
1924 và tạp chi Thư tín quổc tế sổ 26, năm 1924.
- Bài Những cái tốt đẹp
của nền văn minh Pháp (Le Paria.
số 27, tháng 7/1924),
còn được đăng trên tạp chí Thư tín quốc tế), số 32, năm 1924.
- Bài Trị vì đi, Anh quốc!) Trung
Quốc,
Ấn
độ, Xu đăng
(Le
Paria, số
33, tháng 4 và tháng 5/1925,) và được đăng trên tạp chí Thư tín quốc tế số 33 ngày 8/4/1925.
[8] Ngày 13/6/1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời nước
Pháp sang Liẻn Xô. Trước khi đi Nguời đã thu xếp chu đáo mọi công việc và đã chuẩn bị xong số 16 báo Le Paria xuất bản vào tháng 7. Người còn để lại bài để đăng vào số 17. Mãi đến số 21 (tháng 12/1923) mới xuất hiện bài báo tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc, chính những lẽ đó, chúng
tôi cho rằng
có
thể
tính
số
16 (và thậm chi cả số 17) vào thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở
Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét