Ca dao
là gì và cách chế tác thế nào, mới rồi tôi đã giải tường. Nay ca dao rất là quan hệ với phong tục, vì cái tính tình tự nhiên của người
dân thổ lộ ra cổ lời hát câu ca ở các chôn quê mùa, cho nên có ông chép
sách ca dao đã đề ra “Gương phong tục”, lại có ông đề là “Việt Nam quốc túy”,
thật không phải là quá đáng.
Phong
tục nước ta phản chiếu ra cả đấy, quốc túy của ta chung đúc cả vào đấy; lắm khi nghe câu hát réo rắt véo
von, tưởng như cái linh hồn của tổ quốc phảng phất ở đâu trên cành tre ngọn cỏ
vậy. Thanh âm này mới thật là thanh âm tự nhiên của ta, thật như ở trong ống
thiên lại mà ra. Ngày xưa về thời đại còn mê tín, thường cho câu đồng dao là có
thần ứng, nghiệm đó biết được cớ thịnh suy trong nước; lại có người lợi dụng
câu ca dao mà bao biếm kẻ cầm quyền đương đạo, việc chính trị đương thời. Xét
về một phương diện khác, thời ba trăm thiên trong kinh Thi là gì? Chẳng qua là những lời ca dao trong dân gian đời bấy
giờ, thánh nhân biên tập san định, truyền cho đời sau, tôn sùng làm một bộ kinh
sách thánh thần, có nghĩa huyền bí. Tôi thiết tưởng nhiều bài ca dao của ta lại
còn hay hơn những bài trong Kinh Thi nhiều: chỉ vi không có lòng mê
tín sùng thượng nên thường coi là bỉ lý nôm na. Nhưng ngày nay người mình đã
biết quí chuộng tiếng quốc âm, thời những tục ngữ ca dao chính là kinh điển cho
các nhà làm văn đó, hà tất phải đi mượn những điển xưa tích cũ ở đâu xa!
Tục ngữ
nhiều bao nhiêu thời ca dao cũng nhiều đến bấy nhiêu, nghĩa là cứ lấy nghìn mà
kể, không sao nói cho hết được. Ngắn từ hai câu bốn câu, dài đến mười lăm
hai mươi câu, hễ có cái giọng điệu tự nhiên thanh thoát, thật thà mà có ý tứ,
nhỏ từ trẻ con chăn trâu ngoài đồng lớn đến bà già ẵm cháu ngồi võng, vừa vừa
như các trai gái nhà quê khi gieo mạ, khi tát nước, khi gánh củi, khi hái dâu,
tự nhiên ứng khẩu mà hát lên, ấy là lời ca dao đó. Nay không thể biết được hết
các câu ca dao cũng không thể đọc được hết các câu dã biết, xin lược cứ ra ít
nhiều câu, nhớ đâu nói đấy để các ngài rõ cái phong thú tự nhiên, cái ý vị thâm
trần của lối thi ca truyền khẩu ở ta.
Ví von
mà như câu:
Trăng
khoe trăng tỏ hơn đèn,
Sao
trăng lại phải chịu luồn đám mây?
Đèn
khoe đèn tỏ hơn trăng,
Đèn ra
trước gió được chăng hỡi đèn?
chẳng
thanh thú và có ý tứ lắm dư? Lại câu:
Trăng
bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao
nhiêu tuổi gọi là núi non?
Trăng
còn thời núi hãy còn!
Có thi vị biết bao nhiêu! Lại câu:
Đố ai
mà được như sen,
Chung
quanh cánh đỏ giữa chen nhị vàng.
Nhị
vàng ngó trắng lá xanh,
Gần bùn
mà chẳng hôi tanh mủi bùn.
Tưởng không bài vịnh hoa sen nào bằng bốn câu ấy. Lại câu:
Người
thì mớ bảy mớ ba,
Người
thì áo rách như là áo tơi,
Cha đời
cái áo rách này,
Mất
chúng mất bạn vì mày ảo ơi!
Than thân mà lại trách đời, nhưng nói thanh nói
mát biết bao! Lại những câu ngông nghênh mà cũng có thú vị:
Ngồi
rồi may túi dựng trời,
Đan
phên chắn gió giết voi xem dò,
Ngồi
rồi vác thước đi đo,
Đo từ
núi Sở đo lên chùa Thầy.
Ba khoản trên thời có lẽ khó thật, chứ khoản dưới thời
ngày nay ta đã có các ông đạc địa kỹ sư rồi. Lại:
Đố ai
quét sạch lá rừng.
Để ta
khuyên gió gió đừng rung cây.
Đố ai
biết lúa mấy cây,
Biết
sông mấy khúc, biết mây mấy tầng.
Lại
những câu hát trẻ con, ngớ ngẩn mà cũng hay:
Con
kiến mày ở trong nhà,
Tao
đóng cửa lại mày ra đàng nào?
Con cá
mày ở dưới áo,
Tao tát
nước vào mày lội đàng mô?
Con cò
lặn lội bờ ao,
Tôi có tội
nào ông sẽ sáo măng.
Có sáo
thời sáo nước trong,
Đừng
sáo nước đục đau lòng cò con.
Bắc
thang lên đến tận trời,
Hỏi sao
Cuội phải ấp cây cả đời.
Cuội
nghe thấy nói Cuội cười,
Bởi hay
nói dối phải ngồi ấp cây!
Lại bài
hát trẻ con này nữa, thật là một bài cách trí dạy về các giống chim:
Tùng!...
Tùng!...
Đánh ba tiếng trống,
Sắp
quân cho chinh.
Phương
hoàng thống lĩnh,
Bạch
hạc hiệp đồng,
Tả chi
thì công,
Hữu chi
thì sếu.
Giang
cao ngất nghểu,
Đi
trước tiên phong,
Cả mỏ
bồ nông.
Đi sau
tiếp hậu.
Sáo đen
sáo sậu.
Dặn dục
đôi bên.
Chú quạ
thông tin,
Dóng dả
ba quân.
Đội
lương đi trước,
Một đàn
vịt nước,
Chú két
chú le,
Sắm sửa
thuyền bè,
Cho anh
trẩy thủy,
Chim
chích chim di Bé mọn biết gì, ơ nhà coi sóc.
Chú cốc
chú cò,
Coi sóc
các làng.
Chèo
bèo nỏ nang,
Bàu cho
làm huyện.
Đêm hôm
đi tuần,
Phó cho
chú vạc.
Chú
ngỗng nghếch ngác,
Như thề
đàn bà,
Chứ vịt
chứ gà,
Nhắc
võng ông già,
Trèo
lèn núi Triều,
Giặc
thấy đã nhiều,
Chạy
như cun cút..
Các cậu
bé thuộc được bài này thời cũng biết được một mớ tên chim.
Ngoài
những câu đồng dao đó, còn nhiều câu mô tả về người đời trào phúng về thói đời,
xem đấy mà rõ được hết thế thái nhân tình. Nào những câu:
Sự đời
nghĩ củng nực cười,
Một con
cá lội mấy người buông câu!
Khi vui
thì vỗ tay vào,
Đến khi
tẻ ngắt thì nào thấy ai.
Chổi
cùn cắp nách khăng khăng,
Hễ ai
hỏi đến thì văng nghìn vàng.
Củi mục
bà để trong rương,
Hễ ai
hỏi đến trầm hương của bà.
Tôi yêu
anh vạn, tồi mến anh nghìn,
Anh có
muốn ăn thuốc đưa tiền tôi mua.
Bây giờ
tiền hết gạo không,
Anh ơi,
trở lại mà trông lấy hòm.
Bao giờ
tiền có gạo còn,
Bấy giờ
tôi lại trông hòm cho anh.
Ở sao
cho vừa lòng người,
Ở rộng
người cười ở hẹp người chê.
Cao chê
ngỏng thấp chê lùn,
Lớn lên
béo trục béo tròn,
Gầy chê
xương sống xương sườn bày ra;
Rán những kẻ hay chê người:
Nói
người chẳng nghĩ đến thăn,
Thử sờ
lên gáy xem gần hay xa.
Nói
người chẳng ngẫm đến ta.
Thử sở
lên trán xem xa hay gần.
Ai ôi,
chớ vội cười nhau,
Ngắm
mình cho tỏ trước sau sẽ cười.
Cười
người chớ có cười lâu,
Cười
người hôm trước hôm sau người cười.
Nói về nòi giông, không thể nào chộn lẫn được:
Trứng
rồng lại nở ra rồng,
Liu diu
lại nở ra dòng Liu diu.
Con vua
thì lại làm vua,
Con nhà
thày chùa lại nhặt lá da.
Nói về
nghĩa gia tộc là trọng, dẫu lòng yêu dấu riêng cũng phải theo cái trật tự trong
gia đình:
Bốn con
ngồi bốn chăn giường,
Mẹ ơi,
mẹ hời mẹ thương con nào?
Mẹ
thương con bé mẹ thay,
Thương
thì thương vậy chẳng tày trưởng nam.
Về đạo
vợ chồng, nhiều câu tỏ được cái đức tính người đàn bà, và rõ cái bạc tình của
bọn tu mi. Như những câu:
Vợ
chồng là nghĩa già đời,
Ai ơi! chớ nghĩ những lời thiệt hơn.
Thuyền
bàu trở lại về đông,
Con di
theo chồng để mẹ cho ai!
Mẹ già
đã có con trai,
Phận
con là gái dám sai chữ tòng.
Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no
thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.
Chồng
giận thì vợ làm lành
Miệng
cười hớn hở rằng anh giận gì?
Tay
bưng đĩa muối chấm gừng,
Gừng
cay muối mặn xỉn dừng bỏ nhau, v.v...
Câu sau
này chắc là anh nhà quê nào mới ra tỉnh trông thấy nhiều các ả mĩ miều trắng
đẹp về nhà đã có ý rẻ rúng mẹ đĩ:
Trắng
da vì bởi phấn giồi
Đen da
vì bởi em ngồi chợ trưa.
Trắng
da là dĩ, anh ôi!
Đen da
là vợ ở đời với
anh.
Lại chị
này gặp anh chồng không ra gì, tuy cay đắng trong lòng mà vẫn giữ đạo thủy
chung:
Chồng
em nó chẳng ra gì,
Tổ tôm
sóc đĩa nó thì chơi hoang.
Nói ra
xấu thiếp hổ chàng,
Nó giận
nó phá tan hoang cửa nhà.
Nói đây
có chị em nhà,
Còn năm
ba thúng thóc với một vài cần bông,
Tôi bán
đi trả nợ cho chồng,
Còn ăn
hết nhịn bằng lòng chồng con.
Tôi
đắng cay ngậm quả bồ hòn,
Nói
thêm xấu hổ chồng con chẳng ra gì.
Cái nết
nhẫn nhục phục tòng của người đàn bà nước ta thật đáng kính đáng trọng muôn
phần.
Còn cái
tính ghen tuông thời đàn bà đời nào nước nào chẳng có:
Ớt nào
là ớt chẳng cay,
Gái nào
là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi nào
là vôi chẳng nồng,
Gái nào
là gái có chồng chẳng ghen.
Những
lỗi đó tại ai? Há chẳng phải tại đàn ông hay ra dạ bắc nam, sinh lòng phụ bạc
dư?
Có
trăng nên mới phụ đèn,
Có nơi
trang trọng phụ phàng nghĩa xưa.
Cái
tính hay nết tốt của người đàn bà ấy cũng bởi sự giáo dục trong gia đình mà ra.
Hãy nghe lời mẹ dặn con đi lấy chồng:
Con lạy
cha hai lạy một quì,
Lạy mẹ
ba bốn lạy con đi lấy chồng.
Mẹ sắm
cho con cái yếm nhuộm nhất phẩm hồng,
Thắt
lưng đũi tím
bộ nhẫn đồng con đeo tay.
Con gái
lớn ơi! Mẹ bảo đây này.
Học
buôn học bán cho tày người ta,
Con đừng
học thói chua ngoa,
Họ hàng
ghét bỏ người ta chê cười.
Dù no
dù đói cho tươi,
Khoan
ăn bớt ngủ là người lo toan.
Phòng
khi đóng góp việc làng,
Đồng
tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước
là đẹp mặt cho chồng,
Sau là
họ mạc củng không chê cười.
Con hãy
nhớ bấy nhiêu lời!
Ấy đàn bà ở
nước Nam
ta xưa nay công việc nặng nề như thế:
Lấy
chồng phải gánh giang san cho chồng.
Nay đàn
bà bây giờ thế nào? Chắc người hay vẫn còn nhiều, nhưng cũng đã thấy nhiều hạng
đúng với mấy câu sau này:
Chồng
ăn chả vợ ăn nem,
Đứa ở
có thèm mua thịt mà ăn.
Chồng
đánh bạc, vợ đánh bài,
Chồng
hai ba vợ, vợ hai ba chồng!
Nhưng
lỗi ấy cũng lại tại ai? Há chẳng phải tại người đàn ông đã đem cái gương xấu
vào trong gia đình dư?
Song
đời nào cùng vậy, lạ gì cái thói đàn ông, người chồng hiền thời ít, kẻ ăn chơi
thời nhiều, vì:
Thế
gian có vài sự khôn chừa,
Rượu
nồng dê béo gái vừa dương xuân;
Quần
lĩnh thâm vỗ trái đùi non...
Mấy cái
thú đó nhiều ông không thể cầm lòng được, cho nên có người tạ dĩ lấy câu:
Đàn ông
năm thiếp bảy hầu,
Để phỉ cái lòng túng dục, rồi về nói cối với vợ:
Mới yêu
thì cú cũng yêu,
Mới có
mĩ miều cũ có công lênh.
Dù
chàng năm thiếp bảy thê,
Chàng cũng chẳng bỏ nái sề này đâu.
Rõ ràng
giấy trắng mực đen,
Duyên
ai phận nấy chớ ghen mà gầy...,
Tuy vậy
mà lấy chồng nước nhà, dù chồng hư đi nữa, rượu chè trai gái, người vẫn còn đấy
đi đâu, không đến nỗi Bắc Nam đôi ngả, Đông Tây cách vời, như tình cảnh các cô
các thím đời nay. Hãy nghe lời thím Khách than thân:
Ba mươi
tết, tết lại ba mươi,
Vợ
thằng Ngô dốt vàng cho chủ Khách.
Một tay
cầm cái dù rách,
Một tay
xách cái khăn bông,
Em đứng
bờ sông,
Em
trông sang bên nước người,
Hỡi chú
Chiệc ơi, là chú Chiệc ơi!
Một tay
em cầm quan tiền,
Một tay
em xách người bồ dìn,
Em ném
xuống sông,
Quan
tiền nặng thì quan tiền chìm,
Bồ dìn
nhẹ thì bồ dìn nổi,
Ói ai
ôi! của trọng hơn người!
Song
Ngô Khách cũng có năm bảy loài, đó là chú Khách kiết, che cái dù rách, nên thím
mới cực thân như thế, chứ vào những chú sang trọng thời các thím cũng sướng.
Cho nên
nhiều cô con gái vẫn ước ao rằng:
Mẹ ơi,
em chẳng lấy dân,
Dù xa
dù gần lấy Khách mà thôi.
Lấy
Khách được mặc áo dôi,
Được đi
giày đỏ được ngồi ghế cao.
Xin tùy ý cô, nhưng phải nhớ câu:
Thản
gái như hạt mưa sa,
Hạt vào
đài các, hạt ra ruộng cầy.
May ra thời được mặc áo đôi, mà chẳng may ra thời
phải cầm dù rách, cũng đành chịu vậy chứ sao!
Phận
con gái như thế. Nay làm trai ở đời thời phải làm thế nào?
Làm
trai quyết chí tu thân,
Công
danh chở vội nợ nần chớ lo,
Khi nên
trời giúp công cho,
Làm
trai năm liệu bảy lo mới hào.
Trời
sinh trời chẳng phụ nào,
Phong
văn gặp hội anh hào ra tay.
Trí
khôn sắp để dạ này.
Có công
mài sắt có ngày nên kim.
Phải biết rằng:
Người
đời muôn sự của chung,
Hơn
nhau một tiếng anh hùng mà thôi.
Lại
phải biết:
Anh
hùng khi gặp khúc lươn,
Khi
cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.
Dẫu
không gặp dịp làm nên cũng không nên ngã lòng mà tự hạ:
Nên ra
tay kiếm tay cờ,
Chẳng
nên thì chớ chẳng nhờ tay ai.
Mấy câu
đó cũng ra cái chí nam nhi hào hiệp lắm.
Còn
những chàng ăn chơi táng chí, những cậu “công tử bột”, thì chắc trong bụng nghĩ
rằng:
Cơm cha áo mẹ, ai ôi!
Chẳng ăn củng thiệt chẳng chơi củng hoài, cần gì
làm ăn học hành cho khó nhọc:
Đời
người sống mấy gang tay,
Hơi dâu
cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
Tối rồi
trời lại sáng ra,
Đi đâu
mà vội cho già mất thân.
Vì muôn
sự là bởi số hệ cả:
Số giàu
tay trắng cũng giàu,
Số
nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Rút cục thành con người ngang tàng vô dụng:
Ở đâu
mà chẳng biết ta.
Ta con
ông sấm cháu bà thiên lôi.
Xưa kia
ta ở trên trời,
Đứt
giây rơi xuống làm người thế gian.
Bởi thế
nên vào đâu hại đấy, nhỏ hại cha mẹ, lớn hại vợ con, trong nước nhiều những hạng công tử ngang
tàng vô dụng như vậy thời thành cái nguy hiểm cho cả xã hội.
Những
người hay chơi cờ bạc thời nên thuộc mấy câu này:
Cờ bạc
là bác thằng bần,
Áo quần bán hết ngồi trần tô hô,
Cờ bạc
là bác thằng bần,
Ruộng
vườn bán hết chôn chăn vào cùm.
Nhưng
mà ở đời người khôn kẻ dại, kẻ dữ người lành, lại những hạng không lành không
dữ, không dại không khôn, mà dở dở ương ương, nói bao nhiêu cho xiết, người năm
bảy bậc,
của năm bảy loài, hạng nào cũng có những câu khuyên răn, lời châm biếm đích đáng; nay không thể kể hết
được những thói xấu, nết tốt cùng là tính dởm của người ta, ít ra cũng nên biết qua các hình dáng người, vì người đời
tâm tính thường hiện ra ngoài mặt, và thói đời hay trông mặt bắt hình dong. Vậy
phải biết:
Đàn ông
rộng miệng thì sang,
Đàn bà
rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Người
khôn con mắt đen sì,
Người
dại con mắt nửa chì nửa thau.
Những
người tí hí mắt lươn,
Trai
thì trộm cướp gái buôn chồng người.
Những
người phinh phình mặt mo,
Chân di
chữ bát thì cho chẳng màng.
Những
người thắt đáy lưng ong,
Vừa
khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Những
người mặt nạc đóm giầy,
Mo nang
trôi sấp biết ngày nào khôn.
Những
người con mắt lá răm,
Lông
mày lá liễu đáng trăm quan tiền, v.v...
Lại
những câu này để an ủi cho những người ít nhan sắc:
Người
xấu duyên lặn vào trong,
Bao
nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài.
Bấy
nhiêu câu tuy không đủ làm được ông thày tướng, song cùng đủ đoán được hình
dong nhiều người.
Các
ngài xét những câu phong dao tôi kể từ trước đến giờ, thời cũng lượng được cái
phạm vi của ca dao rộng biết dường nào. Bao nhiêu nhân tình thế thái là diễn ra
câu hát được cả, câu êm ái, câu chua cay, câu chơi đùa bỡn cợt, câu nào cũng có
cái giọng thanh thoát tự nhiên, hình như không có tay người chải chuốt. Ây ca
dao khác những lối vận văn khác là thế. Nhưng đó mới là một phần trong ca dao
mà thôi, còn phần nữa hay hơn nhiều, là những câu hát phong tình. Trai gái hát
ghẹo nhau, nhưng ghẹo nhau một cách thanh tao chính đính, không có thô tục lả
lơi, vẫn giữ được cái mùi quê thật thà, chưa nhiễm phải những thói giả văn minh
điêu bạc phù phiếm đời nay. Tôi
tiếc rằng không thể nào đọc được hết những câu hay tôi đã lựa, vậy xin kể qua
răm ba câu để các ngài nghe.
Con
trai ve con gái muôn lấy làm vợ:
Lấy ai
thì cũng một chồng.
Lấy ta
ta bế ta bồng trên tay,
Yêu
nhau chữ vị là vì,
Chữ dục
là muốn, chữ tùy là theo...
Ve cô con gái mắt sắc như con dao cau:
Trên
trời có đám mây xanh,
Ở giữa
mây trắng chung quanh mây vàng.
Uớc gì anh lấy được nàng,
Để anh
mua gạch Bát tràng về xây.
Xây dọc
anh lại xây ngang,
Xây hồ
bán
nguyệt cho nàng rửa chân.
Có rửa
thì rửa chân tay,
Chớ rửa
lông mày chết cá ao anh...
Tất có
bụng thương yêu mới ra lời ve vãn, nhưng thương yêu vì nỗi gì?
Một
thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai
thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba
thương má núng đồng tiền,
Bốn
thương răng lánh hạt huyền kém thua.
Năm
thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu
thương nón thượng
quai tua dịu dàng.
Bảy
thương nết ở khôn ngoan,
Tám
thương miệng nói lại càng thêm xinh.
Chín
thương cô ở một mình,
Mười
thương con mắt hữu tình với ai!
Người
mà được đủ mười phân vẹn mười như thế thời cũng đáng thương thật/
Con
trai ve, con gái nếu thuận tình tất phải đáp lại. Nhưng trước hẵng mời ăn khẩu
trầu, vì miếng trầu là đầu câu truyện:
Tiện
đây dưa một miếng trầu,
Chẳng
ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.
Vào
vườn hái quả cau xanh,
Bổ ra
làm sáu mời anh xơi trầu.
Trầu
này têm những vôi Tàu.
Giữa
têm cát cánh hai đầu quế cay.
Trầu
này ăn thật là say.
Dầu mặn
dầu lạt dầu cay dầu nồng.
Dầu chẳng
nên vợ nên chồng,
Xơi răm
ba miếng kẻo lòng nhớ thương.
Miếng trầu ở nước ta thật là môi giới cho cuộc ái
tình:
Gặp
nhau ăn một miếng trầu,
Gọi là
nghĩa củ về sau mà chào
Miếng
trầu đã nặng bằng bao.
Muốn
cho đông liễu tây dào là hơn.
Miếng
trầu kể hết nguồn cơn,
Muốn
xem dây đấy thiệt hơn thế nào.
Miếng
trầu là nghĩa tương giao,
Muốn
cho dây đấy duyên vào hợp duyên.
Đêm
khuya đương gạn gùng nhau, đến lúc đã gần xiêu lòng thời trời sáng mất rồi: tức thay!
Đêm qua
nghe hạc cầm canh,
Nghe
chim phượng nhắn, nghe anh khuyên nàng.
Anh
khuyên nàng đã hồ nghe,
Trách
con gà trống te te gảy dồn!
Cho nên ước ao rằng:
Củng
nên bắt họ Hi Hòa,
Từ rày
làm lịch đêm ra cho dài,
Trai gái làm ruộng ngoài đồng hát ghẹo nhau:
Hôm qua
tát nước dầu đình,
Bỏ quên
cái áo có cành hoa sen.
Em được
cho chúng anh xin,
Hay là
em để làm tin trong nhà,
Áo anh
sứt chỉ dường tày
Vợ anh
chưa có mẹ già chửa khâu.
Áo anh
sứt chỉ dã lâu,
Mai
mượn cồ ấy ưào khâu cho cùng.
Khâu
rồi anh sẽ trả công,
Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho.
Giúp em
một thúng xôi vò,
Một con
lợn béo một vò rượu tăm,
Giúp em
đôi chiếu em nằm,
Đôi
chăn em đắp đồi chầm em đeo.
Giúp em
quan tám tiền cheo.
Quan
năm tiền cưới lại đèo buồng cau...
Giúp em thế thời em đến mất cả người!
Con gái
đã mắc phải ái tình, khác nào như chim mắc lưới, gỡ sao cho được:
Chim
khôn mắc phải lưới hồng
Ai mà
gỡ được dền công lạng vàng.
Đền
vàng anh chẳng lấy vàng,
Lòng
anh chỉ quyết lấy nàng mà thôi.
Thương
yêu nhau lúc còn con gái thời mới mong nên vợ nên chồng được, chứ thương yêu
nhau lúc đã lấy chồng rồi thời biết sao được?
Trèo
lên cây bưởi hái hoa,
Bước
xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm
xuân nở ra xanh biếc,
Cô có
chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một lá trâu cay,
Sao anh
chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ
em đã có
chồng,
Như chim
vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn
câu biết đâu mà gỡ,
Chim
vào lồng biết thủa nào ra!
Cho nên
trước khi buông lời ve vãn, nên biết người yêu hãy còn con gái hay đã có chồng
rồi.
Thân em
như tấm lụa đào.
Còn
nguyên, hay đã xé vào cho ai?
Thân
gái như mảnh lụa đào,
Phất
phơ trong chợ biết vào tay ai!
Nhưng
cũng có khi không biết rõ, thành ra xôi hỏng bỏng không:
Hôm xưa
anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ
nằm võng thấy cha nằm giường,
Anh
thấy em nằm dất anh thương,
Anh ra
kẻ chợ đóng giường tám thang.
Bốn góc
thời anh thếp vàng,
Bốn
chân thếp bạc tám thang trạm rồng
Bây giờ
phải bỏ giường không,
Em đi
lấy chồng phí cả công anh!
Ngỡ
rằng em chửa có chồng,
Để anh
mua cốm mua hồng sang sêu.
Ai ngờ
em đã có chồng,
Để cốm
anh mốc để hồng long tai.
Ngỡ là
long một long hai,
Ai ngờ
long cả trăm hai quả hồng!
Cũng có
khi chị con gái còn phân vân, bên nọ hỏi, bên kia hỏi, chưa biết nhận bên nào,
đừng bên nào, anh con trai phải khuyên dỗ đến lời:
Công
anh đắp nấm trồng chanh,
Chẳng
dược ăn quả vin cành cho cam.
Xin em
đừng ra dạ Bắc Nam,
“Nhất
nhật bất kiến như tam thu hề,
Huống
tam thu nhi bất kiến hềt
Đường
kia nỗi nọ như chia mối sầu,
Chắc về
đâu đã hẳn hơn đâu,
Cầu tre
vững dịp hơn cầu thương gia,
Bắc
thang lên thử hỏi trăng già,
Phận
dàn bà con gái hạt mưa sa gịữa trời.
May ra
gặp được giếng khơi,
Vừa
trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.
Chẳng
may ra số phận gian nan,
Phải
nơi cay đắng biết phàn nàn cùng ai?
Trót
yêu nhau giá thú bất luận tài!
Lại cũng có chị làm cao, ve hoài mà không thèm
trả lời:
Ba đồng
một quả hồng ngâm,
Bên ấy
chẳng nói thời câm mất mồm.
Ba đồng
một quả hồng dời,
Bên ấy
có tài thì cất tiếng lên.
Cất lên
một tiếng la đà.
Cho
chim nhớ tổ cho gà nhớ con.
Cất lên
một tiếng linh đinh,
Cho
loan nhớ phượng cho mình nhớ ta!
Nhưng
lạ nhất trong lối hát phong tình, là những câu hát đố, trai gái đố lẫn nhau cốt
là nói truyện tình mà mượn vật ngoài để tiếp tục, tức là thuộc về thể hứng như tôi đã nói trên kia. Xin đọc
một câu hát đố nữa thời thôi, vì giờ đã muộn, không dám giữ các ngài ngồi lâu
nữa.
Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông
nào sáu khúc nước chảy xuôi một giòng?
Sông
nào bên đục bên
trong?
Núi nào
thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào
thiêng nhẩt xứ Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây?
Ở đâu lắm nước ở đâu nhiều vàng?
Chùa
nào mà lại ở hang?
Ở đâu
lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà
xin lấy túi đồng?
Ở đâu
mà lại có sông Ngân Hà?
Nước
nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà
sinh ra cửa ra nhà, nàng ôi?
Kia ai
luyện đá vá trời!
Kia ai
trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi
em trong bấy nhiêu lời
Xin em
giảng rõ từng nơi từng người.
Thành
Hà Nội năm cửa, chàng ơi.
Sông
Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một giòng.
Nước
sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức
thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền
Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên
tỉnh Lạng có thành tiên xây.
Trên
trời là chín tầng mây,
Dưới
sông lắm nước núi nay lắm vàng.
Chùa
Hương Tích mà lại có hang,
Trên
rừng lắm gỗ thời chàng biết không.
Ông
Nguyễn Minh Không xin được túi đồng.
Trên
trời lại có con sồng Ngân Hà.
Nước
Tàu dệt gấm thêu hoa.
Ông Hữu
Sào sinh ra cửa ra nhà, chàng ôi!
Bà Nữ
Oa luyện đá vá trời,
Vua Đại
Vủ trị thủy cho đời yên vui.
Anh hỏi
em trong bấy nhiêu lời,
Em xin
giảng rõ từng nơi từng người.
Mấy câu
đó kiêm cả thiên văn, địa lý, lịch sử, phong tục, thật là một bài học phổ
thông.
Nhiều
khi trai gái đố nhau như thế thành ra một cuộc hát thi, bên nam bên nữ đối đáp
nhau, ứng khẩu thành chương, dùng toàn bằng những lời tục ngữ ca dao mà kết
liền lại khéo lắm, thành từng bài hát trường thiên. Gặp khi giai tiết hay là
lúc hội hè, các làng thường đặt cuộc thi, treo giải thưởng, gọi là “hát trống
quân” hay là “hát quan họ”, tài tử giai nhân các nơi đến thi lấy giải, khác nào
như một hội hàn lâm của công chúng đặt ở
nơi cửa đình ngoài hàng quán vậy. Ngày nay những cách tiêu khiển của người ta
mỗi ngày một nhiều, một tạp, nào là tuồng Tây, tuồng Tàu, nào là chớp bóng, múa “xiếc”, rồi
cái tục rất phong thú là tục trai gái hát thi nhau sẽ dần dần biến đi mất, thật
cũng nên tiếc.
Tôi xin
cám ơn các ngài đã chịu khó ngồi nghe được lâu như thế. Mục đích tôi trong bài
diễn thuyết này là muốn chứng tỏ rằng tiếng quốc âm ta phong phú là dường nào,
và cái văn chương truyền khấu của ta thanh thú biết bao nhiêu. Tiếng Việt Nam
ta hay lắm, các ngài ạ. Người ngoại quốc cũng phải khen là một thứ tiếng êm như
ru, vui như hát, mỗi vần đánh ra năm dấu đọc thành sáu giọng khác nhau, như
trong cung đàn vậy, tưởng không có mấy thứ tiếng hòa bình êm ái bằng tiếng ta.
Vậy thời bọn ta phải nên trân trọng lấy cái quốc âm quí báu ấy, ra công tập
luyện trau dồi cho mỗi ngày một hay một đẹp hơn lên. Dù ta học chữ Tây hay học
chữ Tàu, ta cũng chớ nên quên bỏ tiếng tổ quốc, là cái tiếng từ khi lọt lòng ra
đã học nói, và đến khi hấp hối chết cũng còn nói. Ta nên nhớ lấy câu ca dao của
nưđc nhà:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn![1]./.
.
[1] Tục
ngữ ca dao là do khẩu truyền nên lắm khi vô bằng. Có khi một câu mà
mỗi nơi đọc ra một khác, mỗi người hiểu ra một nghĩa. Những câu tôi chép trong
bài này, hoặc sở đắc ở miệng người hoặc nhặt ở các sách người trước biên tập
chắc cũng nhiểu câu không được đúng, không thể nào biết hết
được. Vậy có chỗ sai lẩm xin hải nội chư quân tử chỉ giáo cho, tác giả có lời
cám ơn trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét