Dương Quảng Hàm viết trong Việt Nam văn học sử
yếu rằng: thành ngữ: “Là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã thành
lập sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết
văn”; và “Tục ngữ là những câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành từ đời
xưa, rồi do cửa miệng người đời truyền đi”.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích và đưa ra những
khác nhau căn bản giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:
Tiêu chí
|
Thành ngữ
|
Tục ngữ
|
Nội dung
|
Thể hiện một khái niệm.
Tự nó không diễn đạt một
ý trọn vẹn.
|
Thể hiện một phán đoán.
Tự do diễn đạt trọn vẹn
một ý, một nhận xét, một sự phê phán, một kinh nghiệm, một tâm lý, một phong
tục tập quán, một luân lý, một chân lý phổ biến.
|
Hình thức
|
Mỗi thành ngữ chỉ là một
cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.
|
Mỗi tục ngữ tối thiểu là
một câu, một mệnh đề hoàn chỉnh.
|
Cấu tạo
|
Chủ yếu là dựa vào quy
tắc cấu tạo của cụm từ. Phần lớn là các kết cấu một trung tâm. Ngoài ra còn
là kết cấu hai trung tâm. Có thể thêm các trợ từ để nhấn mạnh nội dung.
|
Chủ yếu là kết câu hai trung
tâm. Có thể thêm các hư từ chỉ quan hệ đã tỉnh lược để là rõ mối quan hệ giữa
các bộ phận trong thông báo.
|
Chức năng
|
Là những đơn vị có sẵn
mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động.
|
Có chức năng thông báo,
thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới
khách quan.
|
Vận dụng
trong lời nói
|
Dùng làm một bộ phận để
tạo thành câu.
|
Có khả năng độc lập tạo
thành câu, cũng có khi dùng làm bộ phận để tạo thành câu.
|
Kết luận
tổng
quát
|
Là một hiện tượng ngôn
ngữ hình thành do hình thức lời nói, cách diễn đạt.
|
Là hiện tượng ý thức xã
hội, hình thành do nội dung mà nó chứa đựng.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét