Khiemnguyen

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Bút chiến là gì?



(Nguyễn Bùi Khiêm) Ngay từ những năm tháng ban đầu của báo chí Việt Nam, với số lượng các đầu báo phát hành không phải là nhiều nhưng do thị trường hẹp, lượng độc giả ít ỏi nên tính cạnh tranh của báo chí đã rất mạnh mẽ. Cạnh tranh để tồn tại, cạnh tranh để phát triển, đó là lẽ tất yếu. Có rất nhiều hình thức cạnh tranh, trong đó có hình thức cạnh tranh thông qua “bút chiến”, xin giới thiệu với các bạn nội dung này…

BÚT CHIẾN VÀ BINH BIẾN

Bút chiến với binh chiến tuy rằng tính chất khác nhau, ảnh hưởng khác nhau, nhưng đều là sự đấu tranh.
Theo cái đạo đức di truyền của lời người, thì không cứ tính chất thế nào, ảnh hưởng thế nào, đã là đấu tranh đều là sự không hay.
Tuy vậy, vẫn không bỏ được luật sinh tồn bắt buộc phải có đấu tranh, đấu tranh để mở mang thế lực, đấu tranh để giữ mình, chẳng qua vì lẽ sinh tồn tốt cả, bút chiến vậy, binh chiến cũng vậy.
Nói về binh chiến.                 
Để được một người, nuôi cho đến lúc lớn khôn, cơm, áo đã không ít. Nếu chẳng là k đại hung, cực ác, chưa ai đem người vô tội mà giết bao giờ. Thế nhưng đến lúc chiến tranh, thì nào chém nhau, nào bắn nhau, nào đổ thuốc độc cho nhau, mỗi trận chết kể hàng nghìn hàng vạn mạng người, vẫn biết làm vậy trái nhân đạo, một là đt chật, người đông, ít nguyên liệu, thiếu thị trường, không cướp của người thì không sống, một là người cướp cùa mình, mình không giữ được cũng không sống. Muốn sống thì phải chiến tranh lẽ đó chắc ai cũng biết.
Thẻ phóng viên do Thực nghiệp dân báo cấp
Tình thế báo giới, nhất là báo giới của ta cũng giống như vậy.
Nước ta có báo chưa bao lâu, mà số báo xuất bản chưa bao năm. Nhưng mà không ngày mà không thấy có sự cãi nhau trên báo, hoặc ln hoặc nhỏ. Ông Cao Văn Chánh mới nói trong Phụ nữ Tân văn rằng: Làng văn An Nam thỉnh thoảng lại có cuộc xung đột, mà hăng nhất là xóm Nam kỳ, đó là cách nói nhã mà thôi, kỳ thực trừ Trung kỳ ra cái xung đột cùa làng văn Bắc kỳ cũng hăng lắm, có lẽ không kém gì Nam kỳ đâu.
Những cuộc xung đột trên báo, mặt này có thể ví với những cuộc chiến tranh ca các nước, mặt khác cũng có thể so với những cuộc cãi lộn cùa hàng cá hàng tôm. Làng văn An Nam tư cách đê hèn đến đâu đi nữa, nhưng chắc không đến nỗi như hàng tôm hàng cá. Đố ai bắt một ông văn sỹ ra đường tranh luận với hàng cá hàng tôm. Vậy mà đến lúc văn sỹ với văn sỹ cãi lộn thì ít khi họ tiếc lời với nhau, văn của họ chẳng kém gì những miệng hàng tôm hàng cá.
Thấy vậy, độc giả sinh ra chán ghét, cho rằng họ vì thù hắn nhau hoặc túng đầu đề mà sinh sự với nhau.
Phán đoán như vậy, có khi đúng, mà có khi cũng oan cho họ. Những cuộc cãi lộn trên báo chẳng phải hoàn toàn bởi sự thù hằn, hay túng đầu đề mà ra. Nhiều khi cũng vì tình thế bắt buộc...
Nghề báo xứ này là một nghề khó phát đạt hơn hết các nghề khác. Bởi vì, số người đọc báo hãy còn ít lắm. Suốt cả trong Nam ngoài Bắc, từ hồi biến động ngày trước, chưa có báo nào chạy nổi vạn tờ một số. Cái c tại sao mà báo không chạy, ở đây không thể nói ra, điều nên biết là sự không chạy không phải hoàn toàn là lỗi của kẻ viết.         
Thế mà số người đọc báo trong nước chỉ có giới hạn, bao nhiêu báo mặc lòng, cũng vẫn bấy nhiêu người đọc mà thôi. Như vậy, trong báo giới tự nhiên phải có cạnh tranh, mà đã có cạnh tranh thì phải có bút chiến. Bút chiến để tỏ cái hay cái mạnh, bút chiến để che cái dở của mình, bút chiến để bươi cái lỗi của người, đều vì cạnh tranh mà ra tất cả.         
Báo Bắc bút chiến với báo Bắc, báo Nam bút chiến với báo Nam, ít khi báo Nam báo Bắc bút chiến với nhau. Cái đó tỏ rằng những cuộc bút chiến kia phần nhiều vì cạnh tranh mà ra. Cái phạm vi cạnh tranh đến đâu, thì cái phạm vi bút chiến cũng hạn đến đó, sự ấy thật rõ ràng.
Nhiều người thấy ưong cuộc bút chiến của các báo hưởng hay có chuyện bới móc đời tư, thì cho làm lạ, và lấy làm tiếc. Tiếc là phải, nhưng nên nhận là sự lạ.
Đã bước vào cuộc đấu tranh, ai cũng muốn cho mình thắng, đã cầu thắng thì phải dùng đến độc kế. Hơi ngại là một vật mà các nước đều ký điều lệ nghiêm cấm, nhưng trong khi đại chiến, người ta cũng vẫn dùng đó; sự bới đời tư ở các cuộc bút chiến, cũng như sự dùng hơi ngạt trong các cuộc bút chiến, có khác gì đâu.
Đời tư của cá nhân, thật không đáng để cho độc giả nghe chi. Nhưng, nếu muốn cho những hạng khốn nạn bớt ngồi giảng đạo đức lên báo, thì tưởng không nên phân biệt quá đời tư với đời công, miễn là đừng lôi những chuyện đầu rau, rế rách lên báo, song đó là vấn đề khác.
Vả cái nguyên nhân của sự bút chiến đã vì cạnh tranh mà ra, thì bút chiến tuy không hoàn toàn là việc hay nhưng cũng không hoàn toàn là việc dở. Có cạnh tranh là có tiến bộ, chẳng nhiều thì ít.
Lắm người không ưa bút chiến trên báo nói rằng tờ báo không phải là chỗ cãi nhau. Vì vậy, ai nói đến mình, mặc họ, hay dở có độc giả biết.
Theo ý tôi, chuyện đó cũng như chuyện bài trừ chiến tranh cho thế giới.

Thôn Dân
Thực nghiệp Dân báo, ngày 11/9/1933

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét