TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ:
VẬT VÃ TRONG CƠN LỐC KỸ THUẬT SỐ
Sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã là những yếu tố căn bản đẩy báo giấy toàn cầu vào cơn lốc truyền thông kỹ thuật số dữ dội. Bỏ lại hết những kiêu hãnh vô bờ về một ngành công nghiệp báo in lâu đời, giàu truyền thống, tất tật các tờ báo lớn nhỏ khắp hành tinh, đang buộc mình vật vã trôi theo cơn lốc ấy. Có tờ đã rất thành công nhưng cũng có những tờ chỉ còn biết nhận lại những bài học trải nghiệm chát đắng.
Thời vang bóng đã xa
Bình về cơn khủng hoảng chưa có hồi kết của báo giấy toàn cầu, một bài báo đã viết: Nếu coi ngành công nghiệp truyền thông là một bữa tiệc, thì phần vui vẻ nhất - bật rượu sâmpanh ăn mừng thời hoàng kim cùa ngành báo giấy đã kết thúc. Một sự liên tưởng thú vị và hoàn toàn chỉnh xác. Ngành công nghiệp báo in mang trên mình tuổi đời hàng nghìn năm, sau nhiều thập kỷ sống khỏe trong mô hình “80-20” (80% doanh thu từ quảng cáo và 20% doanh thu từ bán báo), từ khoảng gần 10 năm trở lại đây, rơi dần vào cuộc khủng khoảng rộng khắp chưa từng có. Tất thảy, từ nhật báo cho đến các tờ tin tức buổi tối, từ báo tuần đến tạp chí ra hàng tháng, dù tìm mọi cách đểtrốn chạy, chóng đỡ, vẫn khòng tránh khỏi sự tuột dốc thảm hại về cả lượng doanh thu quảng cáo lẫn lượng độc giả. Cả những TBT giỏi “bày món” nhất đến những ông chủtruyền thông lọc lòi một thời, cũng đều lắc đầu bất lực trước cơn khủng hoảng của báo in. Chả mấy chuyên gia truyền thông dám đưa ra những bình luận dự báo triển vọng hay cơ hội phát triển cho báo giấy.
Cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp báo in diễn ra ở hầu hết các nền báo chí. Nhưng chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng là báo giấy Mỹ và châuÂu. Cuộc suy thoái báo in ở Mỹ được cho là bắt đầu từ năm 1987 và kéo dài cho tới nay. Hàng loạt tờ báo tuyên bố phả sản, từ “đại gia” Tribune Company sở hữu tới 23đài truyền hình và hàng loạt tờ báo lớn cho đến Minneapolis Star Tribune, Philadelphia Newspapers Company, Chicago Sun Times, Freedom Communications, Heartland Publications.
Lẫy lừng như New York Times, cũng không tránh khỏi suy thoái. Năm 2012, Tập đoàn này đã sa thải hàng trăm nhân viên và hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng 16 tờ báo thuộc sở hữu của mình cho Tập đoàn Halifax Media Holdings (Mỹ). Chưa hết,cuối tháng 10/2012, tạp chí kinh tế quen thuộc của Mỹ - Newsweek đã tuyên bố ngừngbản in đế chuyển sang bản điện tử với tên gọi mới - Newsweek Global. Tại châu Âu, báo in cũng chịu thảm cảnh tồi tệ không kém. Cuộc khủng hoảng báo in ở Đức đã dẫn tới sự ra đời của một từ phức mới: “Zeitungssterben”, có nghĩa là “cái chết của báo in”Có thể kể tên những nạn nhân tiêu biếu của cuộc khủng hoảng trên đất Đức làFinancial Times Deutschland (đình bản) và Frankfurter Rundschau (đệ đơn xin phá sản) hay mới đây nhất là DAPD, hãng thông tin lớn thứ hai nước Đức, chính thức chấm dứt hoạt động vì không tìm được nhà đầu tư...
Thay đổi để sinh tồn
Trong cơn khốn khó của báo in, Chính phủ nhiều nước đã phải có các động thái hỗ trợ. Ở Anh, Canada và Australia, hàng nghìn phóng viên đã trở thành công chức nhà nước, làm việc trong các hãng báo chí do chính phủ sở hữu. Ngoài ra, các chính phủ cũng hỗ trợ ngành báo chí dưới các hình thức như giảm bưu phí ở Mỹ, Pháp hay không đánh thuế giá trị gia tăng ở Anh. Bản thân các tờ báo cũng chủ động tìm mọi phương cách để tồn tại như: Tập trung vào nội dung và quan tâm tới nhu cầu của độc giả; giảm chi phí đến tối thiểu bằng cách gộp bớt số kỳ xuất bản hoặc rút nhỏ khổgiấy...
Tuy nhiên phương thức được các báo xem là khả dĩ và lựa chọn nhiều nhất làchuyển đổi sang hình thức số hóa với quan điểm: sử dụng internet để phát triển thay vìđể cho internet đào thải.
Thực tế kinh doanh báo chí ở nhiều quốc gia mấy trăm năm qua đã chứng minh trong thờí điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần, hình thức số hóa là phương cách tồn tại khá dĩ nhất đối với các tờ báo hiện nay. Năm 2012 vừa qua, theo thống kêcủa Cục kiểm toán Mỹ (ABC), số lượng ấn bản phát hành trân phương tiện kỹ thuật sốtại Mỹ năm 2012 có mức tăng kỷ lục 61,6% trong khi các ấn phẩm phát hành trên báo in truyền thống giảm 6,7%. 39% người Mỹ đọc tin tức từ các nguồn trực tuyến. Nhờsự tăng lên của ấn bản điện tử, lượng phát hành thường nhật của 618 tờ báo được ABC tính toán đã tăng lên 0.68%. Hiệp hội báo chí Mỹ (NAA) hồí tháng 3/2013 cũng đưa ra số liệu cho biết doanh thu kỹ thuật chiếm 11% tổng doanh thu ngành báo năm 2012. Báo cáo tái chính quý 1/2013 của những cơ quan báo chí hàng đầu nước Mỹ như TheWashington Post, The New York Times... cũng cho thấy tăng thu từ lĩnh vực kỹ thuậtsố đang là xu hướng chủ đạo trên thị trường truyền thông.
Thành công bước đầu của hàng loạt tờ báo khi chuyến hướng sang phiên bản kỹthuật số đã khiến cả những ông trùm truyền thông lừng lẫy như Rupert Murdoch cũng phải gật gù mà rằng việc chuyển đổi nội dung báo in sang phiên bản điện tử để phù hợp hơn với bạn đọc trực tuyến chính là một hướng phát triển của ngành công nghiệp báo giấy. Ngay cả những bậc thầy về báo in như ông Alan Rusbridger - TBT The Guardian - nhật báo truyền thống và uy tín hàng đầu nước Anh cũng lên tiếng tuyên bố “báo chí cần phải coi số hoá là ưu tiên số 1”. Hay nữ TBT lừng danh Tina Brown,trước việc cả thế giới ngỡ ngàng, thậm chí lả “sổc” khi tờ tạp chí Newsweek với lịch sử phát triển 80 năm lừng danh tuyên bố ngừng bản in truyền thống, chuyển hoàn toàn sang ấn bản kỹ thuật số, đã nói rất bình thản: “Chúng tôi đang thay đổi Newsweek chứ không nói lời vĩnh biệt”. Và rằng, đó là “Một trang mới mở ra cho Newsweek”, làcách Newsweek “nắm lấy tương lai kỹ thuật số”.
Vậy liệu tương lai của báo chí toàn càu có thực sự nằm trong hai chữ “số hóa”? Liệu có thực sự báo giấy chỉ cần “nắm lấy tương lai kỹ thuật số” là nắm bắt được tương lai của mình? Nhiều chuyên gia truyền thông e ngại cho rằng đừng vội vã khẳng định “Báo in sắp hết thời” hay “số hoá” là bước đi tất yếu của báo chí thế giới. Bản thân “số hóa” như thế nào đã là vấn đề không đơn giản. Số hoá không có nghĩa là đưa một bài báo lên mạng Internet trước khi báo in ra mắt bởi trong trường hợp này báo điện tử thực chất vẫn chỉ là một biến thế của báo in. Tuy vậy, đến nay đa số các tờ báo điện tử trên thế giới vẫn đang hoạt động theo mô hình này, hay nói cách khác báo điện tử chưa thực sự tạo được sự khác biệt cần thiết. Theo đánh giá của Jay Rosen - giáo sư ngành báo chí của trưởng ĐH New York, hiện nay, hầu hết các tờ báo điện tử và phóng viên báo điện tử vẫn đang làm việc bằng những kỹ năng của báo in. Trên thực tế, điện tử hoá báo chí chính lả việc các phóng viên phải chia sẻ với độc giả ngay khi họ biết một điều gì đó hay thậm chí là trước khi họ thực sự biết rõ một điều gi đó (điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của báo in) và nhờ độc giả lấp đầy những gìhọ chưa biết.
Không chi có vậy. Cuối tháng 5/2013 vừa qua, tờ Times-Picayune - nhật báo duy nhất tại New Orleans, thành phố lớn nhất bang Louisiana, Mỹ, ra đời từ năm 1837 vàtừng giành nhiều giải thưởng báo chí lớn trong đó có Pulitzer - tuyên bố thất bại hoàn toàn trong kế hoạch tái cơ cấu tờ báo tập trung vào mảng kỹ thuật số. Điều này đã khiến nhiểu người cho rằng việc một tờ nhật báo giàu tuổi đời, giàu truyền thống và uy tín như The Times-Picayune hay Newsweek “lội” theo trào lưu kỹ thuật số là hoàn toàn “đặt cược” số phận minh vào trào lưu ấy. Trào lưu tìm đến kỹ thuật số là tất yếu, nhưng trong lúc còn chưa có chỗ đứng ở một thị trường mới thì việc vứt bỏ mảng kinh doanh đã gây dựng nên thương hiệu cho mình thì lại là một sai lầm lớn, đặc biệt là khi tờ báo ấy vẫn đang có thế độc quyển rõ ràng và vẫn được độc giả đón nhận. Đến khi thất bại và quay trở lại thị trường cũ là báo in thi ôi thôi, như trường hợp của tờ The Times-Picayune, chỉ qua một năm, các đối thủ khác đã “thừa nước đục thả câu”, lấp đầy khoảng trống thị phần trên thị trường báo chí mà The Times-Picayune đã bỏ lại.Âu cũng là một bài học “vô giá” cho bất kỳ tờ báo nào nhăm nhe “lội vào trào lưu kỹ thuật số” mong một lối thoát để sinh tồn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét