HÃY LÀ NHỮNG NHÀ PHẢN BIỆN CÓ TÂM
Chúng ta vẫn nhắc đến báo chí với vai trò quan trọng là phản biện xã
hội. Thực tế đã chứng minh, vai trò phản biện xã hội của báo chí rất quan
trọng, bởi báo chí có khả năng trực tiếp thực hiện cũng như tạo ra những cơ
hội, diễn đàn để nhân dân tham gia nhận xét, đánh giá, góp ý cho những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào, báo chí cũng cần thể hiện bản lĩnh trong phản biện xã hội.
1. Chưa
bao giờ báo chí được phát huy quyển dân chù một cách cởỉ mở, thông thoáng,
rộng rãi như thời gian qua, theo đó, báo chí cũng có cơ hội chủ động tham gia
phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chỉnh sách
của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và đấu
tranh, phản bác cácluận điệu thù địch, sai trái, cũng như phòng chống tham
nhũng, bài trừ các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước
Thực
tế cho thấy, có khá nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm
mới nảy sinh mà các cơ quan chức năng và nhà quản lý không tiên lượng, dự báo,
bao quát đẩy đủ, song nhờ báo chí lên tiếng, phản ánh đúng lúc, kịp thời, thấu
tình, đạt lý nên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan
chuyên môn điều chỉnh, bổ sung, từ đó đáp ứng nhu cầu, lợi ích của đại đa số
nhân dân lao động.
Sở
dĩ báo chí là một kênh quan trọng bởi vì tính công khai của nó. Ý
kiến trên báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ
khác nhau. Một ý kiến độc đáo có thể gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác. Đấy
là một kênh rất hiệu quả cho lập luận công, thảo luận công vể các vấn đề liên
quan đến nhiều người.
Việc
lắng nghe các ý kiến đa chiều, các ý kiến thiểu số là hết sức quan trọng. Ýkiến
của đa số chưa hẳn đã xác đáng, có khi ý kiến của thiểu số, thậm chí của một
người có thể rất đáng cân nhắc. Chính vì thế phải lắng nghe ý kiến đa chiều, kể
cả các ý kiến thiểu số.
Tiếng
nói của dân qua báo chí nếu được lắng nghe sẽ tạo một vòng phản hồi tự tăng
cường rất tốt lành: chất lượng chính sách được nâng cao, dân tích cực tham
gia vào công việc chung, nâng cao uy tín của giới lãnh đạo và cứ như thế
lại làm cho các chính sách và quyết định tiếp theo càng tốt hơn.
Ngược
lại, nếu tiếng nói của họ không được lắng nghe, không được phản hồi, thì họ mất
niểm tin vào vai trò làm chủ, lòng tin vào Nhà nước bị xói mòn và ý kiến của
họ có thể không còn mang tính xây dựng. Vòng phản hồi này chỉ làm yếu
chứ không làm mạnh thêm các chính sách, quyết định.
Báo
chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội của mình qua nhiều vụ
việc, đặc biệt là vụ thu hồi đất đai tại Tiên Lãng (Hải Phòng) mới đây. Sau
tiếng nói của báo chí, sự kiện Tiên Lãng đã tạm hạ nhiệt sau khi Thủ tướng
Chính phủ có một số kết luận có lý có tình. Người dân khắp nơi phần nào được an
ủi và trông đợi công lý sẽ được thực thi một cách công bằng và chính trực
với “sai phạm về luật và hiến pháp”của chính quyền huyện Tiên
Lâng, như nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nhận xét.
Nhờ
bám sát, đưa thông tin nhanh nhạy, đúng bản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng
điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng mà các cơ quan thông
tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ
rệt. Bởi thế, sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan
truyền thông cũng được nâng lên.
2. Nhưng
không phải lúc nào và bao giờ, sự phản biện cùa báo chí cũng mang lại
những sự phản biện thật sự có ý nghĩa, dựa trên tinh thần xâỵ dựng. Đâu đó vẫn
còn một số cơ quan báo chí có lúc chưa hiểu đúng, thậm chí cố tình
hiểu lệch, hiểu sai vềphản biện xã hội trên báo chí. Thế nên mới xảy ra tình
trạng một vài tờ báo, tạp chí thỉnh thoảng lại làm xôn xao, bối rối dư luận vi
đăng tải những bài tranh luận “bất phân thắng bại” về một vấn đề xã
hội hay sự kiện lịch sử nào đó. Thông thường mở đầu là một bài viết nêu vấn để,
lập luận trái với suy nghĩ, nhận thức, tâm lý thông thường của đại bộ phận công
chúng, khiến công chúng tỏ ra hoài nghi, hoang mang và không biết đâu là
thực - hư, đúng - sai.
Ờ
một số trường hợp, phản biện xã hội trên báo chí đã bị “bẻ cong” theo
một hướng có chủ ý nhất định của người trong cuộc bằng những lời lẽ, chứng cứ
thiếu cơ sở thực tiễn, thậm chí mang nặng tính võ đoán, quy chụp. Tận dụng
triệt để ưu thế nhanh nhạy, rộng khắp của mạng internet, người ta đã
không ngần ngại cho đăng tải tất cả trên mạng những suy nghĩ lệch lạc, triết lý
rối rắm hay những quan điểm xa lạ, khiến độc giả như bị lạc vào cõi “mê
cung”.
Chẳng
hạn, những thông tin phỏng vấn cô người mẫu được phong “nữ hoàng nội y” N.T,
xét ở một khía cạnh nào đó, thì nhà báo đưa tin không sai, mục đích của nhà báo
là thông tin cho độc giả về cuộc sống riêng tư của một nhân vật
nổi tiếng là hoàn toàn đúng, nhưng một số thông tin lại có vẻ vừa như
chê bai, dè bỉu, vừa thích thú vềnhững câu trả lời ngô nghê, ngốc ngếch của
người đẹp. Điều đó khiến độc giả đọc có chọn lọc thì thấy thương cảm cho người
đẹp, nhưng ngược lại, cũng có một bộ phận giới trẻ tung hô, cổ súy cho lối
sổng “bám” thực dụng và gần như những gì người đẹp nói đã trở thành trào
lưu trên mạng với cụm từ “cạp đất ra mà ăn à”. Và người ta
đã lo sợ rằng, cuộc sống thực dụng của người đẹp có thể sẽ là lựa
chọn của không ít người trẻ hiện nay.
3. Ngòi
bút của những người phản biện được ví như con dao hai lưỡi. Nếu người
phản biện có động cơ lành mạnh, mục đích cao đẹp, lương tâm trong sáng và luôn
có ý thức trân trọng những điều hay lẽ phải thì sẽ góp phẩn thúc đẩy đất nước
phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ. Ngược lại, nếu người phản biện có cái
nhìn thiển cận, suy nghĩ nông cạn, tư duy hẹp hòi, thái độ cực đoan thì chỉ
càng làm lòng người phấn tán, xã hội phân tâm.
Coi
trọng phản biện xã hội trên báo chí thực chất là một hình thức phát huy quyền
dân chủ của nhân dần một cách công khai, minh bạch. Để nhận thức đúng đắn, đầy
đủ vai trò của phản biện xã hội trên báo chí, những người tham gia ý kiển phản
biện cán có trí tuệ khoa học, tinh thần thiện chí, thái độ xây dựng, nhận
định và đánh giá sự kiện vì lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, nhà báo hãy
luôn là những nhà phản biện có tầm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét