Khiemnguyen

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Làm tạp chí trong bối cảnh kinh tế thị trường và văn hóa đọc đang sa sút


Lang thang và nhặt được bài này trên mạng, cópi về đây cho cụ phong và mợ huế biên lại mà dùng, nhớ gửi nhuận cópy nhé!



Đã có nhiều người đặt câu hỏi vì sao số lượng ấn bản của các tạp chí khoa học chuyên ngành lại khiêm tốn đến vậy? Có tạp chí, lượng ấn bản phát hành mỗi số chưa đến nghìn cuốn, hầu hết các tạp chí loại này Nhà nước đều phải bao cấp...? Nguyên nhân là tạp chí không hay, không đẹp, nội dung không hấp dẫn hay vì hiện nay, thông tin điện tử đang ngập tràn và người đọc đang bận rộn, lo toan với mưu sinh đời thường mà không còn hứng thú đọc tạp chí…?
Bài viết này như là một tâm sự để chia sẻ với những băn khoăn ở trên.
1. Tạp chí và những đặc trưng cơ bản của nó
Báo chí là một hình thái xã hội và cũng như tất cả các hình thái ý thức – xã hội khác, báo chí có những đặc trưng riêng. Các đặc trưng này quy định tính chất, mức độ và chức năng phản ánh hiện thực của nó. Hiện thực được tái hiện trong báo chí phải là một hiện thực xác thực, tiêu biểu và luôn luôn mới. Báo chí còn là một tư liệu sinh hoạt tinh thần. Sản phẩm báo chí đồng thời là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, có giá trị và giá trị sử dụng cao, đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần hàng ngày cho mọi thành viên trong xã hội.
Báo chí có nhiều cách hiểu khác nhau. Xét theo ngữ nghĩa, báo chí (được xuất phát từ 2 từ “báo” - thông báo - và “chí” - giấy), nói một cách khái quát, báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ. Từ một góc độ khác, báo chí còn bao hàm hai khái niệm khác nhau là “báo” và “tạp chí”. Nếu như “báo” có nhiệm vụ thông tin thời sự và bình luận kịp thời về những sự việc, sự kiện, hiện tượng, con người, tình huống, hoàn cảnh tiêu biểu, điển hình mới xuất hiện trong đời sống hàng ngày, thì “tạp chí” lại có nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học, thông tin những vấn đề cơ bản, chuyên ngành. Chính bởi vậy, tạp chí có tính chất chuyên ngành rõ rệt hơn báo.
Tạp chí là loại ấn phẩm có bìa, chuyển tải các thông tin có tính tổng hợp, chuyên sâu, xuất bản định kỳ hai tháng một lần hoặc một tháng một lần và được coi là cơ quan lý luận, học thuật, khoa học của một bộ, ngành hay đoàn thể, chủ yếu đi sâu nghiên cứu, hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ. Tạp chí in truyền thống khác với báo in ở chỗ tính thời sự thấp hơn, nhưng nội dung vấn đề và sự kiện đưa ra phân tích, bình luận lại sâu hơn, đầy đủ hơn. Thông tin của tạp chí có tính khái quát cao. 
Mục đích của một tạp chí khoa học chuyên ngành là mang lại sự hiểu biết bằng việc phổ biến các hiện tượng và ý tưởng. Điều này đòi hỏi những người làm tạp chí phải biết đề ra được chiến lược và kế hoạch xuất bản tạp chí. Tuy nhiên, bản chất khoa học của một tạp chí lý luận chuyên ngành tạo ra cho nó có một số điểm đặc trưng riêng biệt. Giá trị của các thông tin khoa học phải được kiểm chứng. Đội ngũ biên tập phải được xây dựng trước hết dựa trên tính khoa học. Tạp chí thường sử dụng ngôn ngữ khoa học, lấy yếu tố khoa học làm chủ đạo để phân tích, lý giải lôi cuốn bạn đọc. Tạp chí sử dụng phương pháp tư duy logic, có hệ thống, trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ lý luận đến thực tiễn hoặc có thể là phản biện vấn đề để chứng minh, lập luận quan điểm của mình.
Phạm vi phản ánh của tạp chí khoa học chủ yếu thông tin, trao đổi, bàn luận về các vấn đề mang tính khoa học hoặc công bố các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Do vậy, đối tượng phục vụ thuộc loại này chủ yếu là những người trong ngành, đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về nghề nghiệp và các kiến thức chuyên ngành. Có như vậy, bạn đọc mới tiếp cận được thông tin và tham gia trao đổi, bàn luận, học tập kinh nghiệm về những vấn đề có liên quan đến công việc nghề nghiệp mà mình quan tâm.
Cái khó của tạp chí là ngoài việc bảo đảm tính hấp dẫn và thuyết phục đối với bạn đọc, thì quan trọng hơn là việc xác định đối tượng phục vụ của tạp chí bao gồm những loại bạn đọc nào? Đó là cán bộ nghiên cứu hay cán bộ quản lý, hoặc cán bộ hoạt động nghiệp vụ, cán bộ ở cơ sở… Vì trên thực tế, có nhiều loại tạp chí chỉ phục vụ chủ yếu cho một loại bạn đọc là cán bộ nghiên cứu có trình độ khoa học nhất định. Nhưng cũng có loại tạp chí đối tượng phục vụ bạn đọc vừa là cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, vừa là cán bộ chuyên môn thuộc ngành đó. Thậm chí, có tạp chí đối tượng bạn đọc còn bao gồm một bộ phận quần chúng nhân dân trong xã hội. Tuy nhiên, đối tượng bạn đọc của tạp chí là có chọn lọc, không phổ cập như báo. Nếu đối tượng nào cũng có thể đọc tạp chí, thì đó không còn là tạp chí khoa học chuyên ngành nữa.
Tính hấp dẫn và sức thuyết phục của tạp chí phụ thuộc nội dung phản ánh của nó có đáp ứng được nhu cầu thông tin của từng loại bạn đọc hay không. Do đó, nội dung của tạp chí đòi hỏi phải rất đa dạng và có nhiều chuyên mục khác nhau, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của các đối tượng. Tuy nhiên, những vấn đề chung về lý luận, nghiệp vụ, khoa học thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nội dung các bài đăng tải trên tạp chí. Với nội dung đó, các bài viết thuộc các thể loại tạp chí phải thể hiện được tính chất nghiên cứu, phát hiện những quy luật vận động cụ thể trong từng lĩnh vực thuộc các ngành nghiệp vụ chuyên môn. Ở đây, chức năng tuyên truyền về những vấn đề lý luận chính trị, lý luận nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật sẽ đem lại cho độc giả nhiều kiến thức mới mẻ với nhiều ý niệm có thể dễ dàng tiếp cận với thực tế, liên hệ, vận dụng trong điều kiện cụ thể của bản thân và đơn vị mình.
Ngoài chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tạp chí còn cung cấp thông tin cho độc giả những tri thức bằng con đường ngắn nhất, đó là những tri thức về chính trị, kinh tế, quản lý, khoa học… Trong chức năng tuyên truyền giáo dục, tạp chí phải góp phần giải thích, hoặc phê phán tình hình, hiện tượng nghiên cứu, đồng thời đề cập đến biện pháp xử lý tình hình, hiện tượng nói trên theo những phương pháp nghiên cứu riêng biệt thể hiện tính chiến đấu và nghiên cứu khoa học của từng loại tạp chí. Chính vì lẽ đó, đặc trưng nổi bật của tạp chí là chức năng thông tin lý luận, nghiên cứu khoa học, là người bình luận, đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học áp dụng trong thực tiễn.
Những vấn đề, nội dung phản ánh trên tạp chí thường mang tính chất nghiên cứu, trao đổi và hướng dẫn nghiệp vụ, nên các bài viết đăng tải trên tạp chí không nhất thiết phải là những vấn đề đã chín muồi, hoặc đã được khẳng định khoa học, mà có thể có những bài viết với chủ đích chỉ nhằm “xới vấn đề” hoặc trao đổi, gợi ý, tạo diễn đàn tranh luận, thảo luận để làm sáng tỏ hơn những vấn đề còn chưa thống nhất, đi đến hiểu biết, thấu hiểu chung và cuối cùng là tạo lập sự thống nhất nhận thức, đồng thuận quan điểm, hoàn thiện lý luận. Tạp chí cũng như báo đều phục vụ nhiệm vụ chính trị của một Nhà nước nhất định, nhưng do chức năng và đối tượng phục vụ của mình, tạp chí còn phải căn cứ vào yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, tổ chức đoàn thể, hoặc bộ, ngành chủ quản trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội để thể xác định chủ đề của từng số tạp chí sẽ xuất bản và phát hành trong năm.
Ứng với mỗi loại hình báo chí là một loại độc giả. Nếu như đối tượng bạn đọc của báo là ất kỳ ai, từ chính trị gia, trí thức đến người lao động, thậm chí là những người kiếm sống vỉa hè… thì đối tượng bạn đọc của tạp chí là những người có trình độ lý luận, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, hoặc có nhận thức sâu về các lĩnh vực liên quan được phản ánh trên tạp chí. Vì vậy, đòi hỏi chất lượng thông tin, nội dung và ngôn ngữ thể hiện của tạp chí phải chọn lọc, sử dụng cho phù hợp. Các bài viết của tạp chí phải luôn hướng tới việc đáp ứng yêu cầu của độc giả. Nội dung của bài viết phải đảm bảo thiết thực, mang tính khoa học, có sức thuyết phục. Nếu không, tạp chí chỉ còn là một dạng của bản tin hay tờ báo thường thức đơn thuần, chứ nó không còn là một tờ tạp chí với đúng nghĩa và tên gọi của nó là cơ quan lý luận, nghiên cứu, trao đổi và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành.
2. Làm tạp chí trong bối cảnh kinh tế thị trường và văn hoá đọc đang sa sút
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam được chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường và phát triển một cách mạnh mẽ đã làm thay đổi diện mạo nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có đời sống báo chí. Nhiều cơ quan báo chí đã chuyển hướng và bám sát cuộc sống nên đã có những thành tựu vượt bậc. Hiệu quả kinh tế báo chí đã được đề cập như kết quả của một quá trình kinh doanh. Đây đó có tiếng khen ngợi báo này làm ăn hiệu quả, báo kia không chịu vận động nên trì trệ… Tuy nhiên, cũng phải cay đắng thừa nhận rằng, không ít tờ báo, tính hiệu quả đồng nghĩa với việc xa rời tôn chỉ, mục đích, đưa tin giật gân, câu khách, thổi phồng sự kiện, mô tả, cổ suý cho tội ác để kích động sự tò mò của độc giả nhằm tăng số lượng phát hành hoặc dùng các chiêu thức doạ nạt, chèn ép, khống chế các doanh nghiệp có sai phạm để thu lợi qua các hình thức quảng cáo, tài trợ… Nhưng tiếc rằng, những “chiêu thức” trên đây thường chỉ có thể vận dụng với báo, đặc biệt là báo ngày, mà không thể và không bao giờ có thể vận dụng được cho các tạp chí, đặc biệt là tạp chí khoa học chuyên ngành. Lý do chủ yếu là tạp chí có diện mạo và những đặc trưng cơ bản của nó mà chúng tôi đã dẫn ra ở phần trên.
Trên thực tế, đối với những tạp chí khoa học chuyên ngành vận động trong điều kiện kinh tế thị trường, không phải những người làm ra nó không có phương án và những nỗ lực để tìm lối ra. Bản thân họ cũng luôn hiểu sự chi phối, tác động khắc nghiệt của quan hệ cung cầu, và vì vậy, họ cũng luôn phải vận động, cố gắng để tự đổi mới mình và tìm đường đến với bạn đọc. Tuy nhiên, xuất hiện mâu thuẫn khó có thể vượt qua được đó là, nếu tạp chí mở rộng đối tượng bạn đọc, tăng số lượng phát hành tới đa dạng các tầng lớp độc giả xã hội, đồng nghĩa với việc phải hạ thấp chất lượng nội dung, thậm chí phải xa rời tôn chỉ, mục đích. Tức là, nội dung tạp chí phải giảm bớt các bài viết mang tính khoa học, tính nghiệp vụ, tăng số lượng các bài viết mang tính thông tin đời thường, có thêm chuyện vụ án, tranh ảnh và minh hoạ… nhằm đáp ứng thị hiếu đông đảo bạn đọc. (Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã từng phát hành tới 70.000 bản/kỳ, song cũng lúc đó, các nhà khoa học, các bạn đọc chính thống của Tạp chí đã cho rằng, họ không còn nhận ra diện mạo của một tờ tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành nữa…).
Hiệu quả kinh tế của tạp chí còn thể hiện qua số lượng quảng cáo trên tạp chí. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế trong nước đang suy thoái và chững lại. Các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều đang cố gắng tìm kiếm giải pháp để tái cơ cấu nền kinh tế. Các chủ thể kinh tế trong nước, mà cụ thể là các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp có nguy cơ giải thể và phá sản ngày càng gia tăng. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường đều phải thắt chặt chi tiêu và khoản chi tiêu cần cắt giảm đó là quảng cáo. Chỉ khi có những vấn đề, kế hoạch triển khai kinh doanh thật cần thiết, thì họ mới thực hiện chiến lược truyền thông và kế hoạch truyền thông, maketing cũng rất chọn lọc, hiệu quả. Việc quảng cáo thông thường được thực hiện trên các báo. Quảng cáo trên tạp chí là rất hạn chế. Lý do cơ bản là báo có số lượng độc giả đại chúng hơn, mà tính đại chúng lại chính là mục tiêu hướng tới của quảng cáo. Bởi vậy, phát triển hiệu quả việc quảng cáo trên tạp chí cũng là vấn đề cần nhìn nhận lại.
Về cơ bản, đối tượng bạn đọc của tạp chí được xác định là những người có trình độ lý luận, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ hoặc có nhận thức sâu về các lĩnh vực liên quan được phản ánh trên tạp chí. Ngoài đối tượng trên, còn có thể phát triển thêm các đối tượng tiềm năng là những người học tập, nghiên cứu về khoa học chuyên ngành. Song trong bối cảnh thông tin điện tử tràn ngập, họ có thể tìm thấy những điều mà mình cần tìm thông qua việc truy cập các địa chỉ website trên mạng internet. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các tạp chí in. Mặt khác, trong số các đối tượng bạn đọc của tạp chí, việc cá nhân đặt mua tạp chí để nghiên cứu một cách thường xuyên dường như đang là sự “xa xỉ”… Bởi với mức thu nhập quá hạn hẹp của các công chức, viên chức như hiện nay, thì các chi phí cho cuộc sống đời thường cũng đã khiến họ quá mệt mỏi, cần phải toan tính, khoản chi phí dành cho việc mua tạp chí khoa học để nghiên cứu không nằm trong danh mục chi tiêu của họ…
Một nguyên nhân khách quan khác cũng chi phối không nhỏ đó là văn hoá đọc của chúng ta hiện đang sa sút. Những người cần đọc sách nhất cũng không đọc sách. Trong một cuộc hội thảo, đã có diễn giả nêu hiện tượng chỉ viết cho người khác đọc, mà không chịu đọc của người khác, kết quả là không ai đọc của ai hoặc có đọc cũng là vì lý do này, lý do khác, chứ không phải là một hoạt động tự giác. Không chỉ ở Việt Nam, mà các nước trên thế giới cũng vậy. Một biên tập viên danh tiếng ở một tạp chí của Mỹ đã thừa nhận: “Tôi chứng kiến sự ra đời của hàng trăm cuốn sách và tạp chí mỗi tuần, hình thức cực đẹp, nội dung vô cùng sâu sắc! Thế nhưng người dân vẫn cứ mỗi ngày đọc một ít đi. Ai cũng xông ra viết nhưng chẳng ai muốn đọc…”.
Thực tế cho thấy, cán bộ, công chức, viên chức của chúng ta hiện nay đang mắc chứng “sợ đọc”. Trong một cuộc trò chuyện, cán bộ thư viện của một viện nghiên cứu cho biết, số lượt các nghiên cứu viên mượn tài liệu ở thư viện của viện này đang giảm dần đều theo các năm: “Năm 2008, khoảng 278 lượt; Năm 2009: 233 lượt; Năm 2010: 175 lượt; Năm 2011: 120 lượt; Chín tháng đầu năm 2012 chỉ còn 56 lượt. Vậy mà mỗi năm viện này tuyển sinh tới 30 học viên cao học và gần một chục nghiên cứu sinh tiến sĩ”. Cao học học hai năm và tiến sĩ làm trong bốn năm. Nếu chia lượt ra, năm năm trước học viên mượn tài liệu đọc không quá ba lượt/người/năm, còn năm 2012, mỗi người chưa được một lượt...(!)
3. Một vài kiến nghị thay cho lời kết
Những vấn đề được bàn luận ở trên không phải là rào cản mà các tạp chí khoa học chuyên ngành không thể vượt qua, nếu như chúng ta biết nhìn nhận một cách khách quan đối với vai trò và giá trị đích thực của tạp chí. Điều này, được thể hiện qua mấy điểm sau đây:
Thứ nhất, như trên đã từng bàn luận, tạp chí là một cơ quan lý luận, nghiên cứu, trao đổi và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành trong một bộ, ngành hay tổ chức đoàn thể cụ thể, vì vậy, cần phải coi tạp chí như là một phương tiện hữu hiệu để truyền tải ý tưởng quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ của lãnh đạo cấp trên đối với các đơn vị cấp dưới trong ngành mình. Các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành cần được đưa ra bàn thảo dưới giác độ khoa học trên tạp chí, từ đó, có thể lựa chọn được những quan điểm, vấn đề chuẩn xác, phù hợp thực tiễn cuộc sống. Khi tạp chí bám sát được các hoạt động của bộ, của ngành, chứa đựng nội dung chuyên môn, ý tưởng quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ của lãnh đạo bộ, ngành, thì đương nhiên, nó sẽ trở thành cẩm nang cho mỗi cán bộ chuyên môn cũng như cán bộ nghiên cứu khoa học của ngành đó. Và khi ấy, tạp chí sẽ có một lượng độc giả thường xuyên và trung thành.
Thứ hai, về phần mình, mục đích của một tạp chí khoa học chuyên ngành là mang lại sự hiểu biết bằng việc phổ biến các ý tưởng và quan điểm về một vấn đề chuyên môn cụ thể, vì vậy, nội dung các bài viết của tạp chí phải bám sát và phản ánh các hoạt động chuyên môn của bộ, của ngành, bàn luận về các vấn đề nghiệp vụ dưới giác độ khoa học và quản lý gắn với thực tiễn sôi động của đời sống xã hội. Tuy nhiên, khi bàn luận các vấn đề này phải sử dụng ngôn ngữ khoa học, lấy yếu tố khoa học làm chủ đạo để phân tích, lý giải lôi cuốn bạn đọc. Bên cạnh đó, sự tồn tại sống còn của một tạp chí phụ thuộc hai yếu tố cơ bản: Người viết và độc giả. Tạp chí phải xây dựng được đội ngũ người viết gắn bó, trung thành, đa dạng lĩnh vực, tôn trọng các quan điểm khoa học đa chiều về một vấn đề cần bàn luận, nhưng cũng không quá dễ dãi chấp nhận những bài viết không có ý tưởng mới hoặc trao đổi theo quan điểm của người khác mà không có quan điểm riêng. Đề cao tính phản biện và không né tránh khi cần thiết phải phản biện lại một vấn đề nhạy cảm dưới giác độ khoa học. Đối với độc giả, ngoài các đối tượng truyền thống, cần khuyến khích bản thân các tác giả cũng cần là độc giả. Khi đó, họ trân trọng bản thân và trân trọng tạp chí hơn.
Thứ ba, một tạp chí hấp dẫn còn là tạp chí có nội dung và phong cách trình bày phù hợp với đối tượng bạn đọc. Mỗi tạp chí đều có phong cách riêng và vì vậy, cách trình bày cũng cần có đặc điểm riêng. Để một tờ tạp chí đẹp và hấp dẫn, cần lưu ý rằng, nội dung và phong cách trình bày phải có sự tương tác. Trên cơ sở nội dung các bài viết, khi trình bày hình thức tạp chí, phải tạo dựng một phong cách phù hợp. Phong cách chính là sự phối hợp hoàn chỉnh giữa hình ảnh và chữ viết. Một tờ tạp chí hấp dẫn không được sử dụng quá nhiều font chữ. Bởi nếu sử dụng quá nhiều font chữ sẽ dẫn đến tình trạng độc giả không nhận diện được tính xuyên suốt của tờ tạp chí, vì vậy, cần tránh trường hợp nhiều phong cách trình bày trong cùng một tạp chí. Khi phân chia cột cho mỗi trang tạp chí, luôn chú ý rằng số cột tối thiểu là 2 và tối đa là 4. Nếu để 1 cột, thì tạp chí sẽ trở thành một cuốn sách và nếu để 5 cột, thì người đọc sẽ rất khó khăn trong việc đón nhận nội dung. Hướng đọc của tạp chí là từ trên xuống và từ trái sang phải, vì vậy, nên chú ý sắp xếp các dòng chữ viết một cách hợp lý. Bên cạnh đó, mắt người đọc chỉ có thể cảm nhận được tối đa khoảng 500 từ, sau đó cần phải nghỉ ngơi, dựa vào điểm này, khi trình bày cần sắp xếp chữ và hình ảnh cho hợp lý.
Thứ tư, chúng ta cần thay đổi những thói quen “điện tử”, đề cao văn hóa đọc. Ngày nay, với nhịp sống hiện đại, các phương tiện truyền thông điện tử phát triển rất mạnh và có thể đưa lại cho chúng ta nhiều tiện ích, kể cả trong nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, thời gian của con người trong một ngày dường như ngày càng eo hẹp, ảnh hưởng rất lớn tới việc đọc sách, đọc tạp chí… Song dù xã hội phát triển đến đâu, văn hóa đọc vẫn giữ vai trò quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người, đặc biệt là các cán bộ, viên chức, các nhà nghiên cứu khoa học… Văn hóa đọc gắn liền với sự ra đời của chữ viết và có những đặc trưng riêng biệt, vì thế không có hình thức nào có thể thay thế được nó. Quá trình đọc là quá trình hấp thụ tri thức qua cảm nhận của người đọc. Trong quá trình đọc, con người phải suy nghĩ, phân tích tổng hợp, tư duy biến tri thức của nhân loại thành tri thức của riêng mình. Xin hãy nhớ rằng, văn hóa đọc luôn giữ vai trò chủ chốt trong quá trình học tập và quá trình nhận thức của mỗi người chúng ta.
                                                                                             

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Các thể loại báo chí thông tấn (phần 1)



NHỮNG VN Đ CHUNG VỂ THỂ LOẠI BÁO CHÍ

Dn đề
Th loại báo chí là một trong nhng hiện tượng phức tạp của hoạt động báo chí. Để hệ thống lý lun hoàn chỉnh và hoạt động thực tiễn thành thục là điều không ddàng.
Chúng ta biết rằng các sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sng xã hội có mức độ giá trị khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình huống và mục đích cụ thể mà nhà báo hoặc bộ (ban) biên tập lựa chọn một thể loại thích hợp để chuyển tải ni dung nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng đúng thể loại báo chí có ảnh hưởng rất ln đến chất lượng và thành công của tác phẩm, vì không chỉ đơn thuần là xác định hình thức thể hiện mà trước hết nghiên cứu đối tượng, phân tích ni dung, phạm vi phản ánh và mục đích nhất định ca tác phẩm. Vì vậy, thông hiểu và sử dụng tốt thể loại báo chí s giúp người làm báo lựa chọn nhanh chóng hình thức trình bày bài viết, giúp công chúng tiếp nhận tác phẩm phong phú, đa dạng toà soạn dễ nhận diện được các thể loại để tổ chức trang báo, chương trình phát thanh, truyền hình, các website mt cách khoa học, phù hợp vi quan điểm và định hướng tuyên truyền của chế độ, của giai cấp.
Có thể nói, đối với công chúng thì họ không mấy quan tâm đến lý thuyết hay thực hành thể loại, mà quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm. Thậm chí một s giảng viên và nhà báo còn cho rằng thể loại là vấn để “cũ”, “lạc hậu”, “nhà báo cứ viết mà không cần học thể loại”... Tuy nhiên, phải nói ngay rằng đã là nhà báo chuyên nghiệp  thì chắc chắn phải am tường và sử dụng tốt thể loại báo chí.
Thể loại và thể loại báo chí là gì?
Dĩ nhiên còn nhiều tranh luận về khái niệm này. Nó đang tiếp diễn cả trong nước lẫn ngoài nước và chưa hoàn toàn thống nhất.
Chẳng hạn tiếng La-tinh, tiếng Pháp chữ “Genre” và tiếng Nga (?) nghĩa là loài, kiểu, giống và cũng có ý là bản chất.
Từ điển Bách khoa toàn tLiên Xô (năm 1985) cho rằng: Thể loại khái quát hóa những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thể hiện tác phẩm ca mọi thòi đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới” (từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, M 1985, trang 431. bản tiếngNga).
Từ điển tiếng Việt (năm 1992) coi thể loại khuôn khổ, lối viết và hình thức viết.
Phần giải thích từ ngữ của Nghị định 51/2002/NĐCP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí nói: “tác phẩm báo chí là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh… đã được đăng, phát trên báo chí”.
ni lại hiểu nội hàm th loại như một kiểu tái hiện đi sống hiện thực, một cách tổ chức tác phẩm va mang tính quy luật loại hình vừa vận động phát triển.
Một s ý kiến quan niệm đơn giản rằng thể loại suy cho cùng là các phương pháp thu thập, xử lý tư liệu, hình thành tác phẩm v sự kiện, vấn đ, con người của đời sng xã hội nhằm đáp ứng hoạt động nghiệp vụ ca nhà báo.
Cũng định nghĩa nói thể loại là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của các tác phẩm được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyn tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tưởng thẩm mỹ và ý đồ nhất định của người thể hiện...
Điều dễ nhn thấy là hầu hết các loại hình văn học, nghệ thuật đều có phân chia thể loại. Thí dụ trong văn học có các thể loại tự sự, trữ tình, kịch hoặc theo cách khác thơ, tiểu thuyết, kýkịch; trong âm nhạc có thính phòng, giao hưởng, ca khúc; trong hội họa có sơn dầu, sơn mài, sơn lụa, ký hoạ Nhìn chung, cách  gọiphân chia các thể loại để phù hợp với mức độ giá trị ca sự kiện, vấn đ, nhân vt cũng như ý đ, mục đích ca người thể hiện hoặc cơ quan báo chí.
Tổng hp những ý kiến trên, có thể hiểu thể loại báo chí là xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, điều tra… được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay.
Tiêu chí chung đ nhận diện th loại báo chí
Vấn đ này cũng còn phức tạp bởi chưa có sự phân giải rõ ràng và thấu đáo. Theo chúng tôi, có th đưa ra một sô tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí như sau:    
Thứ nhất, là khả năng nắm bắt hiện thực đời sống xã hội (chọn sự kiện, vấn đ, nhân vật nào... để phản ánh, hay nói cách khác là phản ánh cái gì trong thời điểm đó?
Th hai là mức độ phản ánh, phân tích, lý giải vấn đề của người viết (độ nông  - sâu; trước mắt - lâu dài...; chng hạn mức độ thể hiện thể loại tin sẽ khác với bình luận, xã luận, phóng sự…)
Thứ ba là năng lực trình bày, triển khai tác phẩm về vấn đề mà người viết lựa chọn (năng lực về tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc và các công cụ khác hay còn gọi là phong cách cá nhân).
Thứ tư là mức độ ảnh hưởng và tác động của tác phẩm đối với công chúng, đi với xã hội trong thời điểm đó hoặc lâu dài, hay còn gi là hiệu qủa tác động. Điều này rất quan trọng, vì suy cho cùng vẫn là hiệu quả cuối cùng của tác phẩm và báo chí nói chung đối với cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội theo định hướng và mục đích nhất định.
Thứ năm là tác phẩm đó có tên gọi cụ thể, có tính lý luận, khoa học, có tiêu chí, được thực tiễn kiểm nghiệm và tồn tại tương đối ổn định trong đời sống thực tiễn báo chí.
Tt nhiên còn một số tiêu chí nữa mà các nhà báo, các nhà khoa học và những ai quan tâm có thể bổ sung và hoàn thiện thêm.
Như vậy, các tiêu chí chung là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu và xác định từng thể loại báo chí cụ thể và mỗi thể loại lại có đặc điểm, tiêu chí riêng, có ưu thế, hạn chế riêng... để phát huy thế mạnh hoặc bổ sung cho nhau trong hệ thng thể loại báo chí nói chung.
(Xin mời xem tiếp phần 2)

Các thể loại báo chí thông tấn (phần 2)



Phân chia nhóm và th loại báo chí
Chúng tôi chưa có điu kiện thng kê cách gọi hay phân nhóm thể loại báo chí trên thế giới. Còn ở Việt Nam, theo thng kê chưa đầy đủ nhưng đã có tới 5 - 6 quan điểm khác nhau. Mỗi quan điểm phân chia hay gọi tên đu có cái n và chưa n, còn tiếp tục bàn luận, bổ sung và hoàn chỉnh.
đây, chúng tôi thử đưa ra một phương án phân nhóm và th loại báo chí như sau:
- Nhóm các thể loại báo chí thông tấn gồm tin, phng vn, tường thuật... thế mạnh để phản ánh, thông báo kịp thi, nhanh chóng các sự kiện, vấn đề vừa xảy ra đang xảy ra hoặc sắp xy ra trong cuộc sng hàng ngày. Các hiện tượng, quá trình, sự kiện hay nhân vật được phản ánh trong các thể loại này thường đơn lẻ, đc lp hoặc tập hp một số sự kiện tiêu biểu cho cái mới, cái thật, cp nhật của xã hội. Trước đây, một số ý kiến cho rằng yếu tố thông báo, phản ánh là chủ yếu nên việc phân tích, đánh giá, lý giải sâu sắc, tỉ mỉ vấn đề không cần đặt ra để bảo đm tính thời sự và khách quan của vấn đề (trả lời các câu hỏi ai? cái gì? đâu lúc nào là chính); hoặc cái “tôi” ca người viết không nên xuất hiện mà để sự kiện, vấn đề tự nói lên cho khách quan. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy những quan niệm trên đã thay đổi do sự sáng tạo của người viết và nhu cầu củang chúng khi tiếp nhận thông tin. Tuỳ thuộc tình huống và vấn đề cụ thể, người viết đã thể hiện chính kiến, quan điểm; thái độ của mình trước vn đ hay nhân vt đó mức độ nhất định. Thí dụ, trong tin đã có yếu tố bình luận (tại sao, như thế nào?), hoc phỏng vấn đã xuất hiện vai trò cái “tôi” của nhà báo khá đậm nét bên cạnh vai trò của nhân vật hay nhóm nhân vật được phỏng vấn, tiêu biểu cho ý này là phỏng vấn trên các báo Lao động, An ninh thế giới, Nhà báo và công luận, Tuổi trẻ, Thanh niên... trong những năm gần đây. Đó là sự sáng tạo khá độc đáo của các nhà báo, các báo và báo chí Việt Nam nói chung, hoặc trong tường thuật thì không thể không thể hiện tình cm, thái độ, chính kiến nhất định của nhà báo v một phía nào đó cho dù có “khách quan” đến mấy (thí dụ tường thuật trực tiếp bóng đá giữa đội này vi đội khác trong nước; đội của nước này với nước khác trên truyn hình, phát thanh chẳng hạn).
Vì vậy, chúng tôi cho rằng thông tin sự kiện có yếu t bình luận mức độtính trội của nhóm các th loại báo chí thông tấn.
-    Nhóm các thể loại báo chí chính luận gm xã luận, bình luận, chuyên luận, điều tra, bài phê bình... với chất trí tuệ, tư duy, lý luân, lý lẽ, hùng biện trong tác phẩm.
Người viết các thể loại trong nhóm này phải huy động kinh nghiệm, trí tuệ, kiến thức tổng hợp, kết hợp tư duy khoa học, và tư duy lôgic, các luận cứ, luận chứng chặt chẽ trong mạch tư duy nht quán để lý giải vn đề. Nhào lão thành Hoàng Tùng - cây bút viết chính luận tên tuổi của báo chí nước ta cho rằng luận là hướng dn tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ, phân tích tình hình, sự kiện trên một dòng biến đổi, phát triển không ngừng. Người viết luận phải nắm được đường lối, chính sách, lý luận, am hiểu sâu công vic. Mỗi ý kiến khái quát đều dựa trên vốn tri thức được rút ra từ các hoạt động xã hội. Viết luận phải sáng tạo, không lặp lại. Phải truyền sức sống vào những điều mà mình cho là nguyên lý” (Hà Minh Đức (chủ biên).Nhà báo và nhân chứng – Hồi ký của các nhà báo, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.153). Đó là những lý do cơ bản để lý giải vì sao các bài xã luận, bình luận lại quan trọng, có tiếng vang và hiệu quả như vậy trong những thời điểm lịch sử nhất định của đất nước.
Một yêu cầu nữa đối với các thể loại này là khi xem xét, đánh giá hay bình luận một sự kiện, vấn đề nào đó, nhà báo không chỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên nhân và bản chất bên trong của vấn đề. Thái độ, quan đim, chính kiến của ngưi viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn đề mình đề cập. Với những vấn đề xã hội phức tạp, người viết cần có những đề xuất, gợi mở, hướng dẫn để giúp tháo gỡ vấn đề. Điu này thể hiện tính xây dựng, đo đức, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, góp phần xây dựng một nền “báo chí có giải pháp” để đóng góp hữu hiệu cho xã hội.
Điều lưu ý nữa là, các th loại trong nhóm này phải dựa trên cơ s tư liệu, sự kiện, hiện tượng, quá trình có hệ thống để đánh giá, phân tích, bình luận và lý giải vấn đề theo mục đích và ý đồ nhất định của nhà báo hay cơ quan báo chí. Có thể nói, các thể loại này thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ hay nói cách khác tính trội của nhóm các thể loại báo chí chính luận là thông tin lý lẽ.
- Nhóm các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật gồm phóng sự báo chí, ký báo chí, tiểu phẩm báo chí, câu chuyện báo chí, ghi nhanh… là những thể loại kết hp yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu, sự kiện, nhân vật có thật) chất lý luận, hùng biện...) với các yếu tố của văn học - nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát, so sánh và các thủ pháp khác để thể hiện tác phẩm sinh động, sâu sắc, mềm mi và hấp dẫn đối với công chúng. Có th nói đây là một trong những nhóm thể loại có sự giao thoa đậm nét nhất “chất văn” trong báo chí (trừ tính hư cấu của văn học). Chính điu này đã tạo điều kiện cho ngưòi viết ngoài nội dung thông tin có thật, còn thể hiện được tưởng, quan đim thẩm mỹ của mình, hay chiu sâu của vn đề một cách nhẹ nhàng, lay động lòng ngưi. vậy, thông tin skiện, lý l và thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại này.
Ba nhóm với các thể loại cơ bản trên đã hợp thành hệ thống thể loại báo chí tương đi hoàn chỉnh. Việc phân chia các nhóm và các thể loại nói trên chủ yếu dựa vào đặc điểm và tính trội của từng thể loại và cụng chỉ tương đối mà thôi. Và đây cũng là một trong nhiều cách phân chia nhóm và thể loại báo chí hiện nay.
Một số nhận xét và lưu ý
Cũng từ việc khảo cứu thể loại báo chí nước ta thời gian qua, có thể nêu một s nhận xét và lưu ý sau đây:
- Không phải bất kỳ tác phẩm nào đăng tải trên báo chí là tác phẩm báo chí. Thí dụ thơ, truyện ngắn, ký văn học, tiểu thuyết... mặc dù được đăng, phát rất nhiều trên các loại hình báo chí nhưng đó là các tác phẩm văn học. Các loại hình báo chí chỉ là công cụ chuyển tải mà thôi.
-    Chuyên mục cũng khác với thể loại báo chí, vì rằng tuỳ theo chuyên mục, người ta có thể sử dụng các thể loại báo chí, các tác phẩm văn học khác nhau nhằm phát huy tác dụng cao nhất của thông tin. Chẳng hạn khi các loại hình báo chí ng các tổ hợp từ ng kính phóng vn”, sau luỹ tre làng”, “muôn mặt đời thường', nhìn ra tỉnh bạn”, nhà nông cần biết”, chuyện làng văn”, “hộp thư bạn đọc”, “Hà Nội tạp văn”, “Chuyện xưa kể lại”, “Thông tin quảng cáo”, “rao vặt” đích thị là chuyên mục.
-    Mức độtần suất thế hiện các thể loại trên các loại hình báo chí có khác nhau (do đặc điểm loại hình báo chí chi phối chẳng hạn cũng là tin nhưng khi viết cho báo in có khác so với viết và đọc trên đài phát thanh hay truyền hình. Hoc báo in sử dụng hầu hết các thể loại báo c, còn phát thanh, truyền hình... sử dụng chủ yếu tin, phỏng vấn, ghi nhanh, phản ánh, tường thuật, phỏng sự ngắn, câu chuyn  báo chí, câu chuyện truyền thanh…) Đó là chưa kể khẩu vcủa từng báo, của vùng, miền... cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cách thể hiện thể loại.
-    Tồn tại cách gọiquan niệm khác nhau về thể loại trên một s loại hình báo chí, nhất là trên phát thanh, truyn hình hay báo chí trực tuyến (chẳng hạn trên truyền hình phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên; phóng sự, phóng sự ngắn, phóng sự tài liệu, phóng sự điều tra, thể loại trò chơi truyền hình...; hoc trên đài phát thanh thì xướng: nghe bài, nghe câu chuyện, nghe bán tin, nghe chương trình sau đây... ít khi nghe xướng ngôn viên đọc tên thể loai báo chí cụ thể).
-    Trên các loại hình báo chí hiện nay, ranh gii gia mt s thể loại rất mỏng manh hoặc có bài ghi không đúng tên thể loại, không nhận diện được thể loại, thậm chí không ít tác giả không phân biệt được chính xác bài viết của mình thuộc thể loại nào. Hiện tượng này gây khó khăn cho công chúng, cho các toà soạn, các cấp Hội nhà báo khi lựa chọn tác phẩm báo chí dự thi và cho chính các nhà báo khi hành nghề (chẳng hạn tin sâu với bài phản ánh; phản ánh với ghi nhanh; ghi nhanh với tường thuật; phóng sự với bài điều tra...).
-    Xu hưng viết một cách tự do, phóng khoáng, không chịu sự gò ép hay bài bản nào.
Thực tế đó vẫn tồn tại và chắc chắn còn tồn tại lâu dài và chúng ta tạm chấp nhận nó như chính đi sống riêng của báo chí.
Xu hướng phát triển chung của thể loại báo chí
C. Mác cho rằng cũng như cuộc sng, báo chí luôn nằm trong sự vận động, phát triển và không bao giờ có kết thúc”.
Quan điểm khoa học và biện chứng này đã soi sáng vấn đ xem xét sự vận động và phát triển không ngừng của báo chí và thể loại báo chí. Nghiên cứu lịch sử thể loại cũng như hoạt động thực tiễn sôi động của báo chí có th nhận thấy thể loại báo chí đang vận động theo ba xu hưởng cơ bản sau đây:
-    Thứ nhất là xu hướng mở. Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, của báo chí và nhu cầu khách quan của công chúng, hệ thng thể loại báo chí luôn tiếp nhận những thể loại mi. Trong báo chí không có một thể loại nào tồn ti bt biến. Các thể loại đang thay đổi theo cuộc sống, theo thời đi.
Thực tiễn báo chí thế giới và báo chí nước ta đã chứng minh điu đó. Thí dụ tin là một trong nhng thể loại ra đi sớm nht, sau đó là hàng loạt thể loại khác ra đời từng thời điểm khác nhau như tường thuật, phỏng vấn, bình luận, xã luận, phóng sự, điều tra... và ngay trong mỗi thể loại cũng diễn ra quá trình phân chia các dạng khác nhau để phù hợp với mức độ và quy mô chuyển tải sự kiện, vấn đề. Chẳng hạn trong tin các dạng tin ngắn, tin hình, tin tổng hợp, tin ảnh… trong phỏng vấn có phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp, phỏng vấn minh hoạ... trong tường thuật có tường thuật trực tiếp, tường thuật gián tiếp…
- Thứ haixu hưng đóng, đào thải hoặc biến thể. Tức là hệ thống thể loại báo chí cũng loại bỏ nhng thể loại không còn phù hợp hoặc tự các thế loại đó tiêu vong, hoặc s dụng biến thể. Hiện tượng này hoàn toàn biện chứng, khách quan do những biến động và nhu cu của đời sống xã hội. Thí dụ, thể văn đả kích, văn châm biếm, hay biếm hoạ chân dung chính trị trên báo chí nước ta phát triển mạnh và được xem như một vũ khí sắc bén và lợi hi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tức là ở giai đoạn đang có những mâu thuẫn đối kháng gay gắt về quyn lợi giai cấp. Tuy nhiên, hiện nay những thể loại đó rất ít sử dụng hoặc có sử dụng thì được biến thể khéo léo, mềm mại hơn để phù hợp với xu thế hoà nhập và hợp tác quốc tế hiện nay.
-    Th ba là sự đan xen, hoà quyện và chuyển hoá giữa các nhóm và các thể loại. Đây là xu hướng chung của thể loại báo chí hiện nay. Quá trình này thể hiện rõ trong nhóm thông tấn có các yếu t của nhóm chính luận, trong nhóm chính luận - nghệ thuật có yếu tố của nhóm chính luận và thông tấn. Giữa các thể loại cũng diễn ra như vậy (thí dụ tường thuật, phóng sự, điều tra, phồng vấn... đều có các yếu t của các thể loại khác). Xu hướng này cùng phù hợp với sự sáng tạo và sử dụng linh hoạt các thể loại của các nhà báo trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra có mức độ, do vậy không làm nhoà đi hoặc thay đổi bản chất của từng thể loại, mà góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và sinh động của thể loại báo chí nói chung.
Các xu hướng bản trên vốn diễn ra theo quy luật của đi sng xã hội và tự thân báo chí. Và cùng với lao động sáng tạo của người làm báo sẽ tạo ra diện mạo mới cho báo chí nói chung và thể loại nói riêng.
Tóm lại, thể loại báo chí là một hiện tượng phức tạp của hoạt động báo chí. Công việc này phi được xem xét, đánh giá thường xuyên dưới góc độ lý luận, khoa học và thực tiễn báo chí để không ngừng đổi mới và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất./.