Khiemnguyen

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Ngô Tất Tố, Nhà báo




NGÔ TẤT T, NHÀ BÁO

Vũ Quần Phương
(Phụ san tạp chí Thế giới mới 1996)

Ngô Tất Tố có mặt giữa chúng ta hôm nay với ba tư cách: nhà văn, nhà báo, nhà văn hoá. Cả ba lĩnh vực ông đều có đóng góp xuất sắc. Tôi xin phép được có đôi lời về cây bút viết báo Ngô Tất Tố. Trong khoảng mười năm từ 1931 đến 1939, dưới nhiều bút danh: Tuệ Nhỡn, Lộc Đình, Phó Chi, Đạm Hiên, Xuân Trào, Thuyết Hải... trên các báo Đông phương, Tương lai, Thời vụ... Ngô Tất Tố luôn luôn có ý kiến kịp thời về các vấn đề xã hội đương thời.
Từ các bài báo này, chúng ta có thể đọc thấy ý thức trách nhiệm của Ngô Tất Tố trước đời sống xã hội. Cũng từ đây chúng ta có thuận lợi trong việc tìm hiểu những công đoạn trong nghề văn của Ngô Tất Tố như việc tích luỹ vốn sống, sự hình thành chủ đề, bút pháp, văn phong. Nhiều bài báo của Ngô Tất Tố đã là văn học, có cốt cách của truyện ngắn hài hước sắc nhạy và thâm thuý.
Ngô Tất T viết báo một tầm văn học cao, một ngưỡng kiến thức rộng ln và chính xác. Điều đó được thể hiện không chỉ ở chỗ ông vận dụng những điển tích Đông Tây để so sánh, đối chứng, luận bàn việc bấy giờ mà đáng lưu ý hơn là nội dung lý giải, phân tích của ông. Sự đời, khi mới phát sinh không d phân biệt phải quấy. Có những việc, đến bây giờ hơn 60 năm sau, khi nhân loại đã đi qua một cuộc đại chiến nóng, lại một cuộc đại chiến lạnh, nước ta từ nô l đã đánh thắng cả hai đế quốc to, giành độc lập, khoa học kỹ thuật đã can thiệp tranh với tạo hoá trong tận gien di truyền, con người nhìn thấu được thiên hà, chân người đặt lên mặt trăng, và cả nhân loại cũng v đùi xem một trái ban phá lưới, bao nhiêu dâu bể mà nhiều người cầm bút còn mơ hồ, nhưng Ngô Tất T đã rạch ròi từ dạo ấy.
Rất nhiu bài báo của Ngô Tất Tố đến nay vẫn thi sự, vẫn như viết ra để nói việc bây giờ, cho người đọc bây giờ. Ngày 13/3/1931, trên báo Đông phương với bút danh Thục Điểu, ông phê phán tệ lễ bái lon xạ ở đền Hàng Trống. Ngày 20/3/1931, ông vạch mặt bọn ký giả vô lương, nhân danh bảo tn quốc tuý để phục hồi và phát triển hủ tục, từ thói tục ngôi thứ trong đình đến những món cặn bã của đạo Chu Khổng. Ngô Tất Tố có lối mỉa mai rất sắc và vận dụng vào thời thế ấy rất đắc địa. Ông làm như biểu dương và tán thưởng cái khuynh hướng tiến thủ về quá khứ ấy để rồi khuyên nên đi xa hơn: hãy vẽ mình cho con cái, có như thế mới là tinh hoa tối cổ của dân tộc. Đọc các bài báo này, bạn đọc hôm nay không thể không nghĩ đến các thứ lễ hội rước xách tế lễ phiền nhiễu đang bùng nổ khắp nơi mấy năm qua từ thị thành đến nơi thôn cùng xóm vắng, với sự có mặt của các đội nữ tế, nam tế dịch vụ cho mọi nơi có đám với các cựu chiến, binh, cựu cán bộ cũng nón dấu, xà cạp điều, đeo cả huân chương huy chương ra ngoài áo nẹp đỏ, đi rước quỉ thần. Đâu là bản sắc dân tộc, đâu là hủ tục quàng xiên mới cũ l lăng, tác giả Lều chõngViệc làng phân biệt rành ròi, khuyến cáo cặn k với quốc dân. Lấy ích dân lợi nước làm mục đích cho nghề bút mực, Ngô Tất Tố đã dành nhiều tâm lực để điều tra, tập hợp tài liệu, lấy đủ chứng cớ để viết. Nhiu bài báo đã như những bản cáo trạng, chứng cớ rất cụ thể và còn hơn cả cáo trạng là sức khái quát cao, tác dụng ôm trùm đến tận hôm nạy. Ông công kích bn chữa bệnh quàng xiên mỗi quốc dân đng bào chỉ mắc lừa một lần là đã giầu rồi. Bọn này bịp bợm bằng cửa hàng sang trọng, dáng đi bệ vệ, giọng nói lè nhè dẫn ra những câu y lý đầu Ngô mình Sở, và nhất là bằng cách quảng cáo lừa bịp vô sỉ, mà ở đó có sự phụ hoạ của các nhà thông tin đại chúng. những bài báo này, Ngô Tất Tố giận dữ và đau đớn. Đau đớn vì dân trí, vì trình độ khoa học của nước nhà. Giận dữ bọn táng tận lương tâm trong nghề dao cầu thuyền tán. Ông thóa mạ mỉa mai, đả kích không tiếc lời. Giá còn sống đến bây giờ, chắc Ngô Tất Tố còn nhiều bài báo sắc sảo và khôi hài ở lĩnh vực này. Nhất là lúc này lại có những người nhân danh khoa học, lẩm nhẩm một bài chú mới lủng củng những ngoại cảm, trường sinh học, điện sinh vt để khoa học hoá cho đám lang băm phản khoa học hại người. Một tiếng nói báo chí như Ngô Tất Tố lúc này rất cần cho xã hội. Ở lĩnh vực này các nhà báo hiện đại chưa có sức chiến đấu quyết liệt, triệt để bằng ông, chưa vận dụng kiến thức và kinh nghiệm khoa học để phân tích tố cáo những bùa giải và các thủ pháp lừa bịp trong cách kiếm tiền của lang băm. Không lẽ sau già nửa thế kỷ chúng ta lại ít tin vào khoa học hơn, trông cậy vào thần linh hơn, không chỉ lễ bái ở đền chùa mà ngay trong công sở cũng có bát hương, điện thờ. Cần phân biệt thái độ khoa học trước những hiện tượng chưa biết với việc gieo rắc mê tín ngu đần. Ngô Tất Tố đã ý thức được đây là vấn đề sống còn cùa dân tộc. Ông đã làm được nhiệm vụ mà các nhà báo chúng ta đểu tâm niệm là hưng dn xã hội. Sự hướng dẫn của Ngô Tất T giúp cho bạn đọc tin vào chính mình. Đó cũng là sự giáo dục dân chủ đang cần cho hôm nay. Có tự tin mới tự chủ được.
Chng tệ nhũng nhiễu của quan lại, thói hãnh tiến hư danh ca người đời, trò hề chính trị của Chính phủ Pháp và tay sai hồi ấy... Ngô Tất Tố đều xuất phát từ những vụ việc cụ thể và điển hình. Một vụ tra tấn người tình nghi của tri huyện Tam Nông, một vở tranh cãi của ông Quỳnh, ông Vĩnh, một kiểu treo ấn từ quan ca Hoàng Trọng Phu, một vụ xuýt tự tử của ông trượt ch tế cho đến cái tệ ăn quanh xác chết của ông lý bá rồi mi quan h giữa bệnh hoa liễu với các nhà văn nhân danh ngh thuật để khiêu dâm đã là những xuất phát cho lập luận của Ngô Tt Tố. Cái tài cùa ông là giữa đống bộn bề thật giả, lẫn lộn chân nguỵ ông đã nhận ra rất nhanh, rất nhạy cái tiến bộ để ng hộ, cái phản động để đả phá. Ông có cách chứng minh, cách biện luận đầy thuyết phục bằng cách vạch ra cái nghịch lý, cái mâu thuẫn ẩn giấu trong sự việc, bằng cách so sánh với việc xưa, việc ở xứ sở khác, bằng cách suy luận gọn chắc gần với cách suy nghĩ của quảng đại nhân dân. Ngô Tất Tố sử dụng giọng văn hài hước, rất sắc, đôi lúc ông khen để mà lên án, ủng hộ để mà đả phá, mát mẻ trào lộng để mà ẩn giấu một phẫn nộ, căm giận.
Trong bài Những việc đáng ghi chép của phòng canh nông Nam Kỳ đăng trên Thời vụ số 11 ngày 15/3/1938, ông ghi nhận sự hết lòng với dân cày của cơ quan này bằng cách ca ngợi nó đã treo giải thưởng cho ai tìm ra cách trừ sâu cắn lúa (chứ nó không tìm) và dựng tượng Thần nông để thờ cúng. Con mt tinh tường của nhà báo Ngô Tất Tố ở đây đã là con mắt của nhà tổ chức tách bóc hư thực trong chức năng các công sở cơ quan. Việc này đến bây giờ vẫn còn cần lắm,
bài Ông Pagès chắc có đọc qua Trang tử, Ngô Tất Tố như đi guốc vào bụng dạ các quan chức thực dân cáo già thời ấy, cả một thủ đoạn trị dân được phanh phui chỉ tốn hơn nghìn chữ.
Trong bài Mấy lời nhn nhủ các ông đồ trên Đông phương 24/3/1931, ông có nhận xét bây giờ thầy đ thì hay nói đến Nã Phá Luân,, Hoa Thịnh Đốn, Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu mà thầy ký thì luôn luôn nhắc đến Khổng tử, Mạnh tử, có khi còn giở cả Trang tử, Lão tử nữa kia. Nhưng mà có ăn thua gì, đụng đâu trật đấy, thầy đồ cũng vậy, thầy ký cũng thế. Tôi đọc mà giật mình, ông tinh tưng quá, cái bệnh mặc cảm tự ti, trích dẫn ám thị này đâu chỉ của riêng các thầy đồ thầy ký thời Ngô Tất Tố.
Lại cái sự nảy sinh ra các thứ tôn giáo mới Ngô Tất Tố nhận xét: ngót 20 thế kỷ chỉ có 4 ông thánh: ông Thích Ca, ông Giêsu, ông Môhamét, ông Khổng Khâu, thì đã có tới 3 ông sinh ở đất châu Á. Hóa ra châu Á là nơi thổ sản giáo chủ cũng như Sơn Tây là thổ sản rau muống, Đình Bảng là thổ sản củ mài. Tại sao lại quý hóa thế? Ngô Tất Tố từ thực trạng tâm lý xã hội đã chạm tới những vấn đề xa hơn về chính trị, về dân trí... Hôm nay ở thế gii cũng như ở ta, người ta đang chế ra nhiu đạo mi, nhưng những ý kiến đúng, sắc, nhạy còn thấy quá hiếm trên báo chí. Vụ tự sát tập thể (53 người chết) Sơn La là một báo động. Những người cầm bút không thể mơ hồ.
Ghi nhận tính chiến đấu, ý thức xã hội và văn phong báo chí của Ngô Tất T cũng là ghi nhận sự trưởng thành của báo chí nước ta nửa đầu thế kỷ, ghi nhận vai trò người trí thức trước cộng đng, ghi nhận sự nỗ lực của nhà Nho tiến kịp với trào lưu tư tưởng tiến b nhất của thời đại. Trước lúc ra đi của Đề cương văn hoá hơn 10 năm Ngô Tất Tố đã viết dưới ánh sáng của khoa học để phục vụ đại chúng và bảo vệ dân tộc... Liên hệ với báo chí bây giờ chúng ta mong ước sẽ có nhiu cây bút như Ngô Tất Tố cả phẩm cách lẫn tài năng./.


NguyenbuiKhiem@gmail.com





Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Tú Xương, Nhà báo?



TÚ XƯƠNG, NHÀ BÁO?


Vương Trí Nhàn
(Trích từ tập Chuyện cũ văn chương)

Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn năm năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện... cộng tác.
Tương tự như vậy, cũng không ai dám đảm bảo Đại Nam Đồng văn nhật báo, sau đổi là Đăng cổ tùng báo (do Schneider cho làm Hà Nội, có phần chữ Hán do Kiều Oánh Mậu phụ trách) có dịp đến với đông đảo cư dân thành Nam, để nhà thơ của xứ Non Côi Sông Vị này có được cách nghĩ rộng ra vế sự tồn tại của một ngòi bút như mình và có thêm những chủ định trong sáng tạo. Theo các tài liệu viết v lịch sử báo chí nước ngoài thì ngay từ đời Đường, Trung Quốc đã có tờ Đế báo. Từ 1355, một ấn phẩm được các nhà nghiên cứu sau này tạm mệnh danh là Gazette de Pékin đã được nhà Nguyên cho phát hành và từ 1800, triều Thanh đã có báo ra hàng ngày, in vào những mảnh lụa vàng khâu liền với nhau v.v... Có điều, đấy là chuyện ở bên Tàu.
Ông cha ta có qua đó học nghề in mộc bản, thì cũng chỉ mới là để in sách cho mấy nhà Quảng Văn Đường, Liễu Văn Đường... , tóm lại là học làm xuất bản, chưa ai có ý niệm gì về báo cả. Nếu có tính đến mấy ông nhà Nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần tuý là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh).
y là những sự kiện được lịch sử công nhận.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà Nho này sinh ra để làm báo. Ở ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi, chứ thật ra ông phải là người của trường văn trận bút hiện đại tin mới phải.
Chất báo chí trong thơ Tú Xương được bộc lộ ở mấy điểm:
1). Trong khi phần lớn thơ ca Nho sĩ là thơ ca hướng nội, thì thơ Tú Xương hướng ngoại. Đối với ông, những chuyện đời Đường, đời Tống ông phải học từ khi để chỏm chả có gì quan trọng. Mà ông luôn luôn dỏng tai để lắng nghe các chuyện thời cuộc và tìm cách ghi lại nó trên mặt giấy. Chưa nói được về tình hình chung của cả xứ cả nước, tin ông nói về chuyện cái thành phố ông ở. Giá một tờ báo lớn nào đó ở Hà Nội, Sài Gòn muốn tìm cộng tác viên tại chỗ, chắc phải mời ông, vì ông thạo tin vỉa hè, biết đủ chuyện đầu đường xó chợ người ta đang đồn đại, và sẵn sàng làm những vịệc mà một phóng viên tập sự phải làm tức là săn tin ở sở cảnh sát, ở tòa án. Nhìn vào các loại việc mà thứ thơ ống kính chụp nhanh của ông đã có nhắc tới, nào ăn cắp vào nhà pha, nào sư ở tù, mán ngồi xe, nào cảnh mẹ vợ ngủ với chàng rể, cô ký lấy lẽ v.v..., người ta dễ nghĩ tới một mục Việt Nam nhị thập thế kỷ ba đào ký mà tờ An Nam tạp chí của Tản Đà sẽ mở.
2). Cũng rất gần với báo chí là cái tư duy bám sát hiện tượng và sự vật của thơ Tú Xương, ông thích mô tả, mà không thích tng hợp vội, khái quát non. Nhân vật ông nói tới phải có cái tên cụ thể (ông m Điềm, ông cử Nhu, ông đồ Bốn...), địa điểm xảy ra hành động cứng là những phố những làng có thật (Hàng Lờ, Hàng Nâu, Hàng Sắt v.v...) Đặc biệt, với Tú Xương bắt đầu cả loạt thơ chân dung viết về đủ loại: ông đốc, ông phủ, ông đội, ông lang, ông cò, cô đầu, gái buôn, bợm già, công chức thuộc địa v.v... Những con người có thật đó vào thơ ông sống động linh hoạt như ngoài đời mà vẫn gợi ra những ý nghĩ khái quát mà các bài báo sắc sảo phải cố.
3). Nhiều sáng tác của Tú Xương hình như được viết rất nhanh. Sự việc vừa xảy ra là ông có thơ liền. Lại có những bài ông làm theo com-măng, theo đơn đặt hàng của người khác, mà vẫn chân thành, sâu sắc và gửi gắm được tâm sự riêng của mình. Cái lối làm việc có vẻ như không cần cảm hứng này rất gần với báo chí hiện đại.
4). Sau hết, nếu đi làm báo, Tú Xương sẽ là một nhà báo viết được nhiều thể tài khác nhau. Trong khi bị gò bó ở thể thơ thất ngôn, ông vẫn tỏ ra là một ngòi bút phóng túng, có thể bươn trải xoay xỏa đủ mặt hàng, từ phóng sự, đặc tả cho tới tạp ghi, phiếm luận, nhàn đàm... và cả dịch thuật nữa.
Từ trước đến nay, thơ văn của Trần Tế Xương thường được các nhà nghiên cứu ta xếp vào dòng thơ cổ điển, thứ thơ từ thế kỷ XIX về trước. Đã đến lúc, nên nói thêm rằng sáng tác của Tú Xương có những khía cạnh khá hiện đại, mà trước tiên con người tác giả hiện ra trong thơ đã là con người khá hiện đại. Được đào tạo chính quy từ nơi cửa Khổng sân Trình song ông xa lạ với mọi quan niệm sống khắc kỷ khổ hạnh mà các nhà Nho tự ép xác để noi theo bằng được. Ông thích công khai nói lên những khao khát thường xuyên lồng lộn vật vã trong lòng mình. Cay nghiệt trong nhận xét, xô bồ thoi mái trong lựa chọn tài liệu, không ngại trâng tráo trong trình bày miêu tả, ông đã mang tới trong thơ ca một tiếng nói mới, tiếng nói của những thành thị đang hình thành.
Chất báo chí nói trong bài này bắt nguồn từ cái phần sâu xa đó trong con người Xương./.


Nguyenbuikhiem@gmail.com

Nhà văn - nhà báo trước 1945



CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM TRƯỚC 1945 VÀ NGHỀ VIẾT BÁO


Vương Trí Nhàn
(Trích từ tập Chuyện cũ văn chương)

Nhất Linh và Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, Thế Lữ và Xuân Diệu... Giờ đây, người ta thường thấy bên cạnh nhng tên tuổi đó, có kèm hai chữ nhà văn nhà thơ. Nói cho gọn hơn, ví phỏng như thời tiền chiến cũng có những thứ hội nghề nghiệp như bây giờ thì ai cũng nghĩ chỗ của họ hẳn là bên Hội Nhà văn chứ không phải Hội Nhà báo.
Nhưng chúng ta nhầm!
Bấy nhiêu tên tuổi, nếu như không nói là hầu như gần hết các nhà văn có tên có tuổi” hồi tiền chiến, đều từng là người viết báo, đóng góp của họ cho nền văn hóa đất nước còn đó với kho tàng báo chí sống động đương thời, và đến nay vẫn chưa được khai thác hết.
Những cộng tác viên thiện nghệ
Bao giờ thì cũng vậy thôi, trước khi viết các tác phẩm dài hơi, các nhà văn hãy thử viết ngắn cái đã. Mà nơi nào s là sân chơi lý tưởng cho cuộc thể nghiệm ban đầu đó, nếu không phải là các tờ báo?
Tuy nhiên, có một sự thực là trước 1945, báo chí còn mới phôi thai mà người viết báo so với bây giờ lại còn ít, nên sau khi trình làng trên mặt báo, thì các nhà văn tương lai không rời bỏ cái sân chơi ấy ngay, mà có nhiều hình thức cộng tác hợp lý. Viết tiểu thuyết để đăng nhiều kỳ trên báo chỉ là một cách. Điều đáng nói hơn là các loại bài vặt, từng được mệnh danh đủ thứ: tay bút, tiểu phẩm, phiếm luận... Đại khái mọi chuyện diễn biến như sau: Thấy cây bút A, cây bút B viết được, báo mời ông ta nhận cho một mục để viết thường xuyên. Mục ấy, đặt hẳn ở một góc nhất định, trong một trang nhất định của tờ báo. Giở tờ báo ra, cứ đúng góc ấy trang ấy là có bài của tác giả ấy. Như cách nhìn của một số báo chí hiện nay thì làm thế là dành quá nhiều đất cho một ngưi; là giúp người đó nổi trội hẳn lên so với người khác. Nhưng trước đây, các báo không nghĩ thế, ngược lại còn thấy tự hào bởi biết rõ rằng người ta mua báo là để tìm đọc người đã cộng tác với mình. Được bảo đảm một chỗ thường xuyên, nhà văn cũng yên tâm mà viết. Một người như Ngô Tất Tố từ lúc bỏ quê lên Hà Nội, sống hẳn bằng nghề cầm bút, đã cộng tác với nhiều tờ báo hàng ngày, bằng cách viết các loại tiều phẩm đó, và ký bằng các bút danh khác nhau: Hy Cừ, Lộc Hà, Phó Chi, Xuân Trào, Thôn Dân v.v... May cho Ngô Tất Tố là ngay từ những năm 60, lúc các thư viện Hà Nội còn khá nền nếp, tác phẩm của ông đã được nhà nước chú ý, nên gom về gần như khổng sót chút gì. Thử tính sơ sơ thì thấy trong toàn bộ tác phẩm của Ngô Tất Tố đã sưu tầm đến nay là 1.200 trang (theo Ngô Tất T, Tác phẩm NXB Văn Học, 1977), phần tiểu thuyết bao gồm cả tiểu thuyết lịch sử, ch chiếm già nửa (620 trang), còn lại, phóng sự chiếm 160 trang và tiểu phẩm tới 420 trang. Nhưng đây không phải là đặc điểm riêng trong hoạt động làm nghề của ngòi bút Ngô Tất Tố. Ngay một nhà thơ nổi tiếng lơ mơ như Lưu Trọng Lư, lúc đi làm thuê cho báo Tao Đàn cũng đã viết rất nhiều bài vặt mà có khi chỉ ký mặt chữ tên tắt. Song đọc lên ai cũng biết ngay của tác giả Tiếng Thu: đó là các bài viết về một lần thăm quê Nguyễn Du; mấy nhận xét về cuộc đời Nguyễn Công Trứ; mấy điều suy nghĩ khi đọc Trước đèn của Lãng Nhân; sau nữa là bài báo ngắn, báo tin Tản Đà qua đời. Nếu sưu tầm tất cả các bài Lưu Trọng Lư đã viết trên các tờ Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Tao Đàn, Tràng An v.v.... chắc chắn người ta vẫn có một tập sách đàng hoàng và... đọc được.
Những ông chủ giỏi bao sân
Như cc tài liệu văn học sử còn lại đã ghi nhận, mãi tới 3/1933, Tự lực Văn đoàn mới chính thức ra đời, song ngay từ 9/1932 thì cơ quan ngôn luận của nhóm là tờ Phong Hóa (mua lại giấy phép của một người khác) đã làm ăn bài bản đâu vào đấy. Hơn thế nữa, nhìn kỹ vào Phong Hóa, Ngày Nay người ta thấy từ Nhất Linh, Khái Hưng, Tú Mỡ, Thế Lữ, Thạch Lam..., mỗi người một cách nhưng đều hào hứng đem hết sức mình đóng góp cho báo. Họ viết đủ các loại bài như điểm thời sự, đọc sách, trả lời bạn đọc, có khi kiêm luôn cả minh họa. Và làm gì thì cũng mang vào đấy cốt cách riêng cùng những yêu ghét riêng. Đọc một ít nhận xét của Thạch Lam khi xem diễn vở Ông ký cóp hoặc cảm tưởng sau một lần đi xem xiếc người ta vẫn nhận ra cái yêu cầu rất cao về cuộc sống tinh thần, niềm quan ngại trước những vẻ đẹp mong manh rất tiêu biểu cho tác giả Gió đầu mùa. Cũng như đọc những bài Khái Hưng viết cho mục Câu chuyện hàng tuần, hay bài tường thuật buổi họp đầu tiên của Hội Ánh sáng, người ta thấy ngòi bút ông vẫn tự nhiên, linh hoạt như khi viết tiểu thuyết.
Tương tự như Khái Hưng và Thạch Lam, trong số những người từng phải đứng ra bao sân cho một tờ báo còn có thể thấy nhiều nhà văn khác mà toàn là những cây bút nổi tiếng. Đó là Phan Khôi với tờ Phụ nữ tân văn và sau đó Sông Hương; Lê Văn Trương với tờ Ích Hữu; Mộng Sơn với tờ Việt Nữ và trong chừng mực nào đó, Thâm Tâm (với sự cộng tác của Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính) ở tờ Bắc Hà. Riêng Vũ Bằng thì hầu như tất cả hồn vía để cả trang báo, không phải ngẫu nhiên, cuối đời, khi viết hồi ký, Vũ Bằng chọn tư thế một nhà báo chứ không phải nhà văn, và đây là dòng cuối cùng của Bốn mươi năm nói láo: Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ: nếu trở lại làìn người con cứ lại xin làm báo!.
Vẹn cả đôi đường
Một số nhà văn hôm nay, khi được mời viết bài, thường chối từ thẳng thừng, mà lý do nêu lên thì cũng rất thành thực: Hoặc sợ sa đà vào chuyện thời sự, sợ làm hỏng ngòi bút (theo một sự hiểu ngầm được nhiều người công nhận, những dòng chữ trên báo chỉ sống kiếp sống của con phù du sm nở tối tàn, còn văn chương là chuyện lâu bền, vĩnh cửu).
Hoặc tính quen kỹ lưỡng, tính toán từng câu từng chữ, sợ nhận viết báo rồi không làm đúng kỳ hạn, nhất là khi không có hứng.
Song thực tế sáng tác và báo chí tiền chiến cho người ta những ý nghĩ khác.
Trong một bài viết có ngả sang chất hồi ký, Nguyn Tuân từng kể rằng đại khái viết báo hồi trước ba vạ lắm, có khi đi chơi đêm chán về tòa soạn mới ngồi viết. Viết xong lăn ra ngủ luôn, bài để trên bụng, ông trị sự đến giờ tự động lấy mang xuống nhà in cho thợ xếp ch.
y vậy mà có dòng nào bấy giờ Nguyễn Tuân viết ra không mang đậm dấu ấn phong cách riêng của ông và không phải văn chương thật hạt?
Một người bạn mà Nguyễn Tuân rất quý là Thạch Lam, viết Hà Nội băm sáu phố phường thì cũng là để đăng báo trước, sau mới chắp nối lại thành sách.
Song đấy lại là một trong những quyển sách, vượt được thời gian, đã và sẽ sống bền, như một tác phẩm văn chương thực thụ.
Bài học của các nhà văn tiền chiến, rút lại, khá giản dị: người ta có thể đồng thời vừa làm việc cho báo, vừa làm việc cho văn. Cái trước mắt và cái vĩnh viễn không chỉ đối lập mà còn nương tựa vào nhau. Sự khổ công nghề nghiệp là chuyện của cả đời cầm bút chứ không phải chỉ tính bằng thì giờ ngồi trước bàn. Và chỉ có sự khác nhau giữa có tài và bất tài, chứ còn viết chậm hay viết nhanh là tùy, ở đây không có quy định máy móc nào hết./.


Nguyenbuikhiem@gmail.com