Khiemnguyen

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lớp học viết báo "Huỳnh Thúc Kháng"



Chủ tịch H Chí Minh là người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam và là một nhà báo lớn. Người rất quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho những người làm báo Việt Nam. Năm 1949, khi Đảng và Chính quyền Cách mạng m lớp viết báo đấu tiên lấy tên lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng”, Chủ tịch H Chí Minh đã gửi thư cho lp và chỉ bo những điều cụ th về nghề nghiệp của người làm báo.
Chứng tôi xin đăng toàn văn bức thư cửa Chủ tịch Hồ Chí Minh gi lớp học:

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
Ngày 2 tháng 5 năm 1949

GI LP HỌC VIẾT BÁO
HUỲNH THÚC KHÁNG”

Các bạn yêu qúy,
Tôi rt vui lòng được tin các bạn đến học viết báo. Tiếc vì điều kiện chưa tiện, tôi không đến thăm các bạn được. Đây tôi có vài ý kiến để giúp các bạn nghiên cứu.
Tờ báo của chúng ta có my điểm chính:
1. Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cổ động, huấn luyn giáo dục và tổ chức dân chúng, đ đưa dân chúng đến mục đích chung.
2. Mục đích là kháng chiến và kiến quốc. Để đi đến kháng chiến thng lợi, kiến quốc thành công, thì:
3. Tôn chỉ của tờ báo là Đoàn kết toàn dân, Thi đua ái quốc. vậy,
4. Đối tượng ca tờ báo là đại đa s dân chúng. Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo. Muốn được dân chúng ham chuộng, coi tờ báo ấy là t báo của mình, thì:
5. Hình thức tức là cách sp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa.
Hiện nay, các báo ta thường những khuyết điểm sau đây:
Về mặt tuyên truyền thì không kịp thời, và chính trị suông quá nhiều.
Không biết giữ bí mật.
Đôi khi đăng tin vịt.
Hay dùng chữ Tàu quá, và nhiều khi dùng không đúng.
Hoặc là in nhem nhuổc luộm thuộm, hoặc là vì mỹ thuật mà ct 1 bài ra 2, 3 đoạn khó đọc.
Tin tức chậm.
Tin quan trọng thì bài ngn và in chữ nhỏ; bài không quan trọng thì viết dài và in chữ to. Tờ báo không vui vẻ...
Muốn viết báo khá, thì cn:
1. Gần gũi dân chúng. Cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực.
2. Ít nht cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người.
3. Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại 3, 4 lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem, và hi họ những câu nào chữ nào họ không hiểu, thì sửa lại cho dễ hiểu.
4. Luôn luôn gắng học hi, luôn luôn cầu tiến bộ.
Nghe nói có 3 cô đến học viết báo, đó là một điều đáng mừng cho báo chí ta. Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đángnhững người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: TT C Đ CHIN THẮNG!


Chào thân ái và quyết thng
HCHÍ MINH
(Dẫn theo cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hà Nội 1992)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét