Khiemnguyen

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Ngô Tất Tố, Nhà báo




NGÔ TẤT T, NHÀ BÁO

Vũ Quần Phương
(Phụ san tạp chí Thế giới mới 1996)

Ngô Tất Tố có mặt giữa chúng ta hôm nay với ba tư cách: nhà văn, nhà báo, nhà văn hoá. Cả ba lĩnh vực ông đều có đóng góp xuất sắc. Tôi xin phép được có đôi lời về cây bút viết báo Ngô Tất Tố. Trong khoảng mười năm từ 1931 đến 1939, dưới nhiều bút danh: Tuệ Nhỡn, Lộc Đình, Phó Chi, Đạm Hiên, Xuân Trào, Thuyết Hải... trên các báo Đông phương, Tương lai, Thời vụ... Ngô Tất Tố luôn luôn có ý kiến kịp thời về các vấn đề xã hội đương thời.
Từ các bài báo này, chúng ta có thể đọc thấy ý thức trách nhiệm của Ngô Tất Tố trước đời sống xã hội. Cũng từ đây chúng ta có thuận lợi trong việc tìm hiểu những công đoạn trong nghề văn của Ngô Tất Tố như việc tích luỹ vốn sống, sự hình thành chủ đề, bút pháp, văn phong. Nhiều bài báo của Ngô Tất Tố đã là văn học, có cốt cách của truyện ngắn hài hước sắc nhạy và thâm thuý.
Ngô Tất T viết báo một tầm văn học cao, một ngưỡng kiến thức rộng ln và chính xác. Điều đó được thể hiện không chỉ ở chỗ ông vận dụng những điển tích Đông Tây để so sánh, đối chứng, luận bàn việc bấy giờ mà đáng lưu ý hơn là nội dung lý giải, phân tích của ông. Sự đời, khi mới phát sinh không d phân biệt phải quấy. Có những việc, đến bây giờ hơn 60 năm sau, khi nhân loại đã đi qua một cuộc đại chiến nóng, lại một cuộc đại chiến lạnh, nước ta từ nô l đã đánh thắng cả hai đế quốc to, giành độc lập, khoa học kỹ thuật đã can thiệp tranh với tạo hoá trong tận gien di truyền, con người nhìn thấu được thiên hà, chân người đặt lên mặt trăng, và cả nhân loại cũng v đùi xem một trái ban phá lưới, bao nhiêu dâu bể mà nhiều người cầm bút còn mơ hồ, nhưng Ngô Tất T đã rạch ròi từ dạo ấy.
Rất nhiu bài báo của Ngô Tất Tố đến nay vẫn thi sự, vẫn như viết ra để nói việc bây giờ, cho người đọc bây giờ. Ngày 13/3/1931, trên báo Đông phương với bút danh Thục Điểu, ông phê phán tệ lễ bái lon xạ ở đền Hàng Trống. Ngày 20/3/1931, ông vạch mặt bọn ký giả vô lương, nhân danh bảo tn quốc tuý để phục hồi và phát triển hủ tục, từ thói tục ngôi thứ trong đình đến những món cặn bã của đạo Chu Khổng. Ngô Tất Tố có lối mỉa mai rất sắc và vận dụng vào thời thế ấy rất đắc địa. Ông làm như biểu dương và tán thưởng cái khuynh hướng tiến thủ về quá khứ ấy để rồi khuyên nên đi xa hơn: hãy vẽ mình cho con cái, có như thế mới là tinh hoa tối cổ của dân tộc. Đọc các bài báo này, bạn đọc hôm nay không thể không nghĩ đến các thứ lễ hội rước xách tế lễ phiền nhiễu đang bùng nổ khắp nơi mấy năm qua từ thị thành đến nơi thôn cùng xóm vắng, với sự có mặt của các đội nữ tế, nam tế dịch vụ cho mọi nơi có đám với các cựu chiến, binh, cựu cán bộ cũng nón dấu, xà cạp điều, đeo cả huân chương huy chương ra ngoài áo nẹp đỏ, đi rước quỉ thần. Đâu là bản sắc dân tộc, đâu là hủ tục quàng xiên mới cũ l lăng, tác giả Lều chõngViệc làng phân biệt rành ròi, khuyến cáo cặn k với quốc dân. Lấy ích dân lợi nước làm mục đích cho nghề bút mực, Ngô Tất Tố đã dành nhiều tâm lực để điều tra, tập hợp tài liệu, lấy đủ chứng cớ để viết. Nhiu bài báo đã như những bản cáo trạng, chứng cớ rất cụ thể và còn hơn cả cáo trạng là sức khái quát cao, tác dụng ôm trùm đến tận hôm nạy. Ông công kích bn chữa bệnh quàng xiên mỗi quốc dân đng bào chỉ mắc lừa một lần là đã giầu rồi. Bọn này bịp bợm bằng cửa hàng sang trọng, dáng đi bệ vệ, giọng nói lè nhè dẫn ra những câu y lý đầu Ngô mình Sở, và nhất là bằng cách quảng cáo lừa bịp vô sỉ, mà ở đó có sự phụ hoạ của các nhà thông tin đại chúng. những bài báo này, Ngô Tất Tố giận dữ và đau đớn. Đau đớn vì dân trí, vì trình độ khoa học của nước nhà. Giận dữ bọn táng tận lương tâm trong nghề dao cầu thuyền tán. Ông thóa mạ mỉa mai, đả kích không tiếc lời. Giá còn sống đến bây giờ, chắc Ngô Tất Tố còn nhiều bài báo sắc sảo và khôi hài ở lĩnh vực này. Nhất là lúc này lại có những người nhân danh khoa học, lẩm nhẩm một bài chú mới lủng củng những ngoại cảm, trường sinh học, điện sinh vt để khoa học hoá cho đám lang băm phản khoa học hại người. Một tiếng nói báo chí như Ngô Tất Tố lúc này rất cần cho xã hội. Ở lĩnh vực này các nhà báo hiện đại chưa có sức chiến đấu quyết liệt, triệt để bằng ông, chưa vận dụng kiến thức và kinh nghiệm khoa học để phân tích tố cáo những bùa giải và các thủ pháp lừa bịp trong cách kiếm tiền của lang băm. Không lẽ sau già nửa thế kỷ chúng ta lại ít tin vào khoa học hơn, trông cậy vào thần linh hơn, không chỉ lễ bái ở đền chùa mà ngay trong công sở cũng có bát hương, điện thờ. Cần phân biệt thái độ khoa học trước những hiện tượng chưa biết với việc gieo rắc mê tín ngu đần. Ngô Tất Tố đã ý thức được đây là vấn đề sống còn cùa dân tộc. Ông đã làm được nhiệm vụ mà các nhà báo chúng ta đểu tâm niệm là hưng dn xã hội. Sự hướng dẫn của Ngô Tất T giúp cho bạn đọc tin vào chính mình. Đó cũng là sự giáo dục dân chủ đang cần cho hôm nay. Có tự tin mới tự chủ được.
Chng tệ nhũng nhiễu của quan lại, thói hãnh tiến hư danh ca người đời, trò hề chính trị của Chính phủ Pháp và tay sai hồi ấy... Ngô Tất Tố đều xuất phát từ những vụ việc cụ thể và điển hình. Một vụ tra tấn người tình nghi của tri huyện Tam Nông, một vở tranh cãi của ông Quỳnh, ông Vĩnh, một kiểu treo ấn từ quan ca Hoàng Trọng Phu, một vụ xuýt tự tử của ông trượt ch tế cho đến cái tệ ăn quanh xác chết của ông lý bá rồi mi quan h giữa bệnh hoa liễu với các nhà văn nhân danh ngh thuật để khiêu dâm đã là những xuất phát cho lập luận của Ngô Tt Tố. Cái tài cùa ông là giữa đống bộn bề thật giả, lẫn lộn chân nguỵ ông đã nhận ra rất nhanh, rất nhạy cái tiến bộ để ng hộ, cái phản động để đả phá. Ông có cách chứng minh, cách biện luận đầy thuyết phục bằng cách vạch ra cái nghịch lý, cái mâu thuẫn ẩn giấu trong sự việc, bằng cách so sánh với việc xưa, việc ở xứ sở khác, bằng cách suy luận gọn chắc gần với cách suy nghĩ của quảng đại nhân dân. Ngô Tất Tố sử dụng giọng văn hài hước, rất sắc, đôi lúc ông khen để mà lên án, ủng hộ để mà đả phá, mát mẻ trào lộng để mà ẩn giấu một phẫn nộ, căm giận.
Trong bài Những việc đáng ghi chép của phòng canh nông Nam Kỳ đăng trên Thời vụ số 11 ngày 15/3/1938, ông ghi nhận sự hết lòng với dân cày của cơ quan này bằng cách ca ngợi nó đã treo giải thưởng cho ai tìm ra cách trừ sâu cắn lúa (chứ nó không tìm) và dựng tượng Thần nông để thờ cúng. Con mt tinh tường của nhà báo Ngô Tất Tố ở đây đã là con mắt của nhà tổ chức tách bóc hư thực trong chức năng các công sở cơ quan. Việc này đến bây giờ vẫn còn cần lắm,
bài Ông Pagès chắc có đọc qua Trang tử, Ngô Tất Tố như đi guốc vào bụng dạ các quan chức thực dân cáo già thời ấy, cả một thủ đoạn trị dân được phanh phui chỉ tốn hơn nghìn chữ.
Trong bài Mấy lời nhn nhủ các ông đồ trên Đông phương 24/3/1931, ông có nhận xét bây giờ thầy đ thì hay nói đến Nã Phá Luân,, Hoa Thịnh Đốn, Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu mà thầy ký thì luôn luôn nhắc đến Khổng tử, Mạnh tử, có khi còn giở cả Trang tử, Lão tử nữa kia. Nhưng mà có ăn thua gì, đụng đâu trật đấy, thầy đồ cũng vậy, thầy ký cũng thế. Tôi đọc mà giật mình, ông tinh tưng quá, cái bệnh mặc cảm tự ti, trích dẫn ám thị này đâu chỉ của riêng các thầy đồ thầy ký thời Ngô Tất Tố.
Lại cái sự nảy sinh ra các thứ tôn giáo mới Ngô Tất Tố nhận xét: ngót 20 thế kỷ chỉ có 4 ông thánh: ông Thích Ca, ông Giêsu, ông Môhamét, ông Khổng Khâu, thì đã có tới 3 ông sinh ở đất châu Á. Hóa ra châu Á là nơi thổ sản giáo chủ cũng như Sơn Tây là thổ sản rau muống, Đình Bảng là thổ sản củ mài. Tại sao lại quý hóa thế? Ngô Tất Tố từ thực trạng tâm lý xã hội đã chạm tới những vấn đề xa hơn về chính trị, về dân trí... Hôm nay ở thế gii cũng như ở ta, người ta đang chế ra nhiu đạo mi, nhưng những ý kiến đúng, sắc, nhạy còn thấy quá hiếm trên báo chí. Vụ tự sát tập thể (53 người chết) Sơn La là một báo động. Những người cầm bút không thể mơ hồ.
Ghi nhận tính chiến đấu, ý thức xã hội và văn phong báo chí của Ngô Tất T cũng là ghi nhận sự trưởng thành của báo chí nước ta nửa đầu thế kỷ, ghi nhận vai trò người trí thức trước cộng đng, ghi nhận sự nỗ lực của nhà Nho tiến kịp với trào lưu tư tưởng tiến b nhất của thời đại. Trước lúc ra đi của Đề cương văn hoá hơn 10 năm Ngô Tất Tố đã viết dưới ánh sáng của khoa học để phục vụ đại chúng và bảo vệ dân tộc... Liên hệ với báo chí bây giờ chúng ta mong ước sẽ có nhiu cây bút như Ngô Tất Tố cả phẩm cách lẫn tài năng./.


NguyenbuiKhiem@gmail.com





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét