Khiemnguyen

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Copy từ Tuoitreonline

Đăng ảnh khơi lại nỗi đau người khác, lương tâm nhà báo đâu?
Tôi thấy nghèn nghẹn, dường như báo chí đang khai thác quá giới hạn vào nỗi đau những người thân của các nghệ sĩ đã mất. Họ đưa với mục đích gì? Khơi lại nỗi đau đó, lương tâm nhà báo đâu?”. Trên đây là những thắc mắc mà bạn đọc Khánh Hưng muốn chia sẻ với mục Góc nhìn bạn đọc, trang bạn đọc Tuổi Trẻ Online. Để góp thêm một góc nhìn khác về sự xô bồ gần đây của một số trang báo mạng chuyên khai thác đời tư của người nổi tiếng nhằm giật gân câu khách, chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả bài viết này. "Gần đây công chúng liên tiếp nhận hai tin buồn vì sự ra đi của hai người nghệ sĩ tài hoa.
Những người nổi tiếng được cộng đồng quan tâm chắc chắn sẽ được tường thuật bởi báo đài. Có một điều tôi thấy nghẹn ngào là có rất nhiều hình ảnh đau thương của người vợ, của con cái họ được chụp cận cảnh, đưa đưa lên trang nhất. Và tôi hình dung ra đã có rất nhiều máy ảnh đang chĩa theo từng góc cạnh của những người thân người nhạc sĩ đã mất trong tang lễ. Dường như họ (những người chụp ảnh) đang chờ đợi để bấm máy những khoảnh khắc rất khổ đau trên khuôn mặt của người vợ trẻ, của những đứa con nhỏ. Họ làm vậy với mục đích gì? Khơi lại nỗi đau đó, lương tâm nhà báo đâu? Sẽ không có gì đi quá cho đến khi những hình ảnh người thân của họ được “đặc tả” cận cảnh lúc đau thương nhất được đưa lên.
Tôi thấy nghèn nghẹn, dường như báo chí đang khai thác quá giới hạn vào nỗi đau của những người ở lại. Tôi đi một vòng các tờ báo, chính thống có, lá cải có, hầu như trang nào cũng đăng tin hai người nghệ sĩ tài hoa này mất. Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi những người được công chúng quan tâm như hai người nghệ sĩ này thì là một sự kiện đáng để họ quan tâm, và việc đưa tin lễ tang của họ cũng là điều nên làm ở góc độ báo chí.
Nhưng, có một điều tôi thấy nghẹn ngào là có rất nhiều hình ảnh đau thương của người vợ, của con cái họ được chụp cận cảnh, đưa đưa lên trang nhất. Và tôi hình dung ra đã có rất nhiều máy ảnh đang chĩa theo từng góc cạnh của những người thân người nhạc sĩ đã mất trong tang lễ. Dường như họ (những người chụp ảnh) đang chờ đợi để bấm máy những khoảnh khắc rất khổ đau trên khuôn mặt của người vợ trẻ, của những đứa con nhỏ. Đây không phải là lần đầu tiên mà những hình ảnh “đặc tả” đau thương này nở rộ trên các trang thông tin.
Mà đã có rất nhiều lần như thế này. Trước đó, ở Sài Gòn sự ra đi của một ca sĩ trẻ cũng được nhiều trang tin đưa tin từng chi tiết, từng hình ảnh người thân với khuôn mặt tang thương lên trang nhất. Rồi sau tang lễ này, những người thân của những người đã mất kia liệu có dám lên Internet khi hình ảnh đau thương của họ được chụp rõ mồn một? Rồi với tốc độ lan truyền như thế này, nỗi đau lại càng thêm đau cho những người ở lại. Với những người nổi tiếng đã khuất, khi họ cống hiến cho cuộc đời này nhiều điều tốt đẹp hãy nhắc đến những thành quả, hãy lan truyền những thông điệp ý nghĩa hơn là những hình ảnh như thế này. Tôi học báo chí, tôi từng làm báo, tôi hiểu rằng đây là một thông tin cần đưa lên báo, bởi có rất nhiều độc giả không thể tham dự đám tang những người nhạc sĩ, ca sĩ tài hoa này họ mong muốn được xem, được biết. Nhưng mọi thứ nên có giới hạn, nghề báo cũng cần có giới hạn trong việc đưa những hình ảnh này lên trang báo của mình. Trước hết đó chính là tôn trọng sự tự do cá nhân của những người thân, sau đó cũng là một chút thành kính với người đã mất. Những niềm tiếc thương của chúng ta dành cho người nghệ sĩ đã mất rồi cũng sẽ qua. Nếu dành sự kính trọng, xin đừng đưa hình ảnh tang thương của người thân lên trang nhất!”.
KHÁNH HƯNG

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Tặng sách "Hướng dẫn cách viết báo"

Như tiêu đề, cụ mợ nào muốn có cuốn sách trên để nghiên cứu hay học tập thì nhà cháu xin tặng bản điện tử PDF, đề nghị lưu lại email trên trang này.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Năm 1932, báo chí của ta đã lên tiếng đòi Trung Quốc phải trả Hoàng Sa cho Việt Nam

           Lần mò trong chồng báo cũ, thấy từ đầu thế kỷ XX báo chí của ta đã có nhiều bài viết về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nam Phong tạp chí số 172, tháng 5/1932 đã đăng lại bài viết về vấn đề  này từ Ngọ Báo và Tiếng Dân.
            Xin trân trọng giới thiệu cho các cụ nghiên cứu và trích dẫn thoải mái... Lưu ý là nên để lại lời bình luận nếu thấy thông tin hữu ích.








Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Trương Vĩnh Ký và 100 năm Báo chí Việt Nam (phần 1)








Trương Vĩnh Ký và 100 năm Báo chí Việt Nam (phần 2)










100 năm lịch sử báo chí Việt Nam (phần 1)



Nguyễn Ngu Í (1921 – 1979) là bút hiệu thường dùng của Nguyễn Hữu Ngư (thường được ông viết là Nguiễn Ngu Í, Nguiễn Hữu Ngư), ngoài ra ông còn ký các bút hiệu: Trịnh Nguiên, Tân Fong Hiệb, Phạm Hoàn Mĩ, Trần Hồng Hưng, Lưu Nguiễn, Đ.T.T, Nghê Bá Lí, Ngư Fi Lô Cố; là một nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Năm 1942, ông bắt đầu bước chân vào nghề văn, nghề báo. Nguyễn Ngu Í cộng tác với Nam Kỳ tuần báo của Hồ Biểu Chánh, rồi tờ Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, tham gia việc thành lập Hội truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ. Tháng 8/1945, giữ chức Tổng thư ký đầu tiên của Ủy ban nhân dân cách mạng xã Tam Tân. Tháng 6/1946, ra Hà Nội làm việc ở Phòng thiếu nhi toàn quốc do Lưu Hữu Phước phụ trách. Năm 1952, ông về Sài Gòn, trở lại nghề dạy học và viết báo, cộng tác với tờ Bách khoa và những tờ báo khác như Mai, Sáng dội miền Nam, Hòa đồng, Nghệ thuật...
Nguyễn Bùi Khiêm trân trọng giới thiệu một tác phẩm nghiên cứu của Ông cùng bạn đọc.










100 năm lịch sử báo chí Việt Nam (phần 2)



Nguyễn Ngu Í (1921 – 1979) là bút hiệu thường dùng của Nguyễn Hữu Ngư (thường được ông viết là Nguiễn Ngu Í, Nguiễn Hữu Ngư), ngoài ra ông còn ký các bút hiệu: Trịnh Nguiên, Tân Fong Hiệb, Phạm Hoàn Mĩ, Trần Hồng Hưng, Lưu Nguiễn, Đ.T.T, Nghê Bá Lí, Ngư Fi Lô Cố; là một nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Năm 1942, ông bắt đầu bước chân vào nghề văn, nghề báo. Nguyễn Ngu Í cộng tác với Nam Kỳ tuần báo của Hồ Biểu Chánh, rồi tờ Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, tham gia việc thành lập Hội truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ. Tháng 8/1945, giữ chức Tổng thư ký đầu tiên của Ủy ban nhân dân cách mạng xã Tam Tân. Tháng 6/1946, ra Hà Nội làm việc ở Phòng thiếu nhi toàn quốc do Lưu Hữu Phước phụ trách. Năm 1952, ông về Sài Gòn, trở lại nghề dạy học và viết báo, cộng tác với tờ Bách khoa và những tờ báo khác như Mai, Sáng dội miền Nam, Hòa đồng, Nghệ thuật...
Nguyễn Bùi Khiêm trân trọng giới thiệu một tác phẩm nghiên cứu của Ông cùng bạn đọc.