Khiemnguyen

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Tôi đã khóc khi đọc bài báo này và ko biết nói gì hơn...

Như thế là tội ác!
Cập nhật lúc 08:58 17/04/2014
KTĐT - Có lẽ, chưa bao giờ, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi T.Ư lại trở nên tang thương đến vậy. Chưa đầy ba tháng, dịch sởi đã cướp đi hơn 100 sinh mạng trẻ nhỏ, có những bé mới cất tiếng khóc chào đời tháng trước, tháng sau người bố đã cạn nước mắt khóc con, người mẹ bấn loạn tâm thần.
Có gia đình, năm trước vừa tiễn biệt đứa con 6 tuổi tử vong vì tai biến sau ca phẫu thuật, năm nay dịch sởi lại cướp mất đứa thứ hai chưa đầy hai tháng tuổi. Có bé vừa nhập viện hôm trước, hôm sau đã ra đi mãi mãi.

 Có người mẹ bị u ác tính, vẫn liều sinh con vì khát tiếng cười trẻ thơ, mẹ mất ngay trên bàn mổ, hai tháng sau em mắc sởi, tử vong. Bà ngoại bế em về mà nước mắt lặn vào trong. Lưng bà còng, dáng đi xiêu vẹo hành lang khoa Truyền nhiễm ai ai cũng ngậm ngùi, thương xót.

Hơn 200 bệnh nhi, những mầm sống đang như ngọn đèn dầu lay lắt trước gió vẫn đang ngày đêm chống chọi với sởi tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Và chỉ trong sáng qua, khi Bộ trưởng Bộ Y tế đặt chân đến, thêm một bé từ biệt cõi đời khi mới vỏn vẹn 8 tháng tuổi.

Và ở khoa Truyền nhiễm, cứ mỗi giờ giao ban, nhiều bác sĩ không thể cầm lòng. Những bữa trưa, bữa tối ăn vội trong ca trực, y tá, bác sĩ nước mắt chan cơm. Có bác sĩ gọi người nhà vào mà giọng run run không nói nên lời. Đi qua hành lang khoa Truyền nhiễm, ai nấy đều nghẹn lòng. Tình hình quá đau xót, bi thương, vậy mà mấy hôm trước, Bộ Y tế vẫn phát đi thông báo: "Bệnh sởi đã lắng xuống" và "trong vòng kiểm soát". Chỉ khi báo chí vào cuộc, Bộ mới công bố số ca tử vong, nhưng ngay trong buổi sáng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng vẫn khẳng định, rằng chỉ 25 ca tử vong, thì ngay buổi chiều, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu báo cáo trung thực, vẫn là lời ông Cục trưởng, nhưng con số ấy đã là 108 ca! Dự đoán, số tử vong sẽ còn tăng.

Điểm lại, kể từ ngày có dịch đến nay, Bộ Y tế luôn nói, đã ráo riết phòng chống. Nhưng thực tế, mọi phương án của Bộ đều bị động, lúng túng, chủ yếu là đối phó với dư luận, né tránh, giấu dịch. Cơ sở điều trị thiếu đủ thứ, từ trang thiết bị, nhân lực, giường điều trị, ngay cả phác đồ điều trị cũng không còn phù hợp tình hình hiện nay. Và đến bây giờ, hơn 6.000 ca mắc, trên 100 trẻ tử vong, Bộ vẫn đang mò mẫm "nghiên cứu" để tìm phác đồ phù hợp hơn. Nhưng dường như đã quá muộn rồi, ít nhất 110 trẻ nhỏ đã ra đi! Lơ là phòng dịch, bị động điều trị, lúng túng công bố thông tin, xem ra, những mất mát, đau thương do sởi ở mùa dịch này cũng là điều dễ hiểu. Và có thể nói mà không sợ quá lời: Hành vi né tránh, giấu dịch của những người có trách nhiệm trong ngành y tế để dẫn đến tình trạng đau lòng nói trên không khác gì hơn một tội ác!

  
Hoàng Trâm
Nguồn: http://www.ktdt.vn/cau-chuyen-hom-nay/2014/04/81023FA5/nhu-the-la-toi-ac/

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Đọc lại báo xưa: Năm 1938, Báo chí Việt Nam đã lên tiếng khẳng định chủ quyền biển đảo



Lý luận báo chí Việt Nam thời khởi thủy



TRONG TRƯỜNG CÔNG LUẬN
ý kiến của một bạn độc giả đối với cách làm báo,
 đọc báo và người làm báo

N.V.G.
(Hà Thành Ngọ báo, số 716, ngày 24/12/1929)
Báo là tiếng nói của dân, là nơi thông tin của Chính phủ, là chỗ nêu điều hay cho người đọc theo, công kích điều dở, cho người đọc tránh. Người làm báo phải biết lời nói của mình là trọng, đừng dùng ngòi bút của mình quá thiên.
Một tờ báo mạnh bằng mười vạn quân, đã có ngưi nói như vậy thì cái giá   trị của tờ báo khỏng phải là nhỏ. Truyền bá tin tức xa gn rt nhanh chóng, mầu nhiệm, nêu điều hay cho người biết mà theo, khai thông tư tưng, mở mang tri thức cho kiến văn ngày được rộng rãi, công kích các cách hành động dở của cá nhân, ca đoàn th có th phương hại đến xã hội, thất thể diện cho Tổ quc tc là nhiệm vụ của tờ báo.
Trang nhất tờ :Hà Thành Ngọ báo số 715, ngày 24/12/1929
T báo còn là tiếng của dân, dân muốn điều gì, tư tưởng của dân hoặc ý mun của dân thế nào, đu giãi bày cả trên mặt báo. Cách hành động của Chinh phủ cũng phải mượn t báo để thông tin cho dân chúng biết; muốn c động việc gì c do t  báo là mạnh hơn c. Trên đối vi Chính phủ dưi đối với quc dân, tờ báo có thế lực rt to t, trách nhiệm nất nặng nề, tức là môi giới cho hai bên. Nhà báo phải chính trực, hành động phải quang minh, nói phải công bằng, không có phe, không có đảng, không thiên lệch, không lạm dụng hoặc lợi dụng mà công kích sng, phải lấy điu ích chung làm mc đích, thi mi có th ly được lòng tin nhiệm của quốc dân. Muốn xét trình độ dân một nước, ta nên trông ở các báo chí là thy rõ ràng cao hay thấp.
Trách nhiệm nhà báo đã nặng, phận sự người viết báo lại càng quan hệ hơn nữa. Vậy người viết báo phải làm những gì? và tìm điều gì?
Phận sự người viết báo không phải như những nhà thihoặc văn sĩ ngi điêu trác từng câu văn, gò gm từng chữ một, không phải giống các nhà viết kịch ngi tin tưởng những tấn thảm kịch, hài kịch rất li kỳ, không phải là nhà chinh trị đăng đàn diễn thuyết, hoặc những ông hàn nói chuyện khoa học văn chương. Người viết báo bao giờ trong trí não cũng chỉ nghĩ đến tờ báo, nghĩ đến người đọc báo, nghĩ đến cái ảnh  hưởng của tờ báo, tin tức cốt ly cho nhanh chóng, văn chương không cần chải chut lắm, cốt cho ai xem cũng hiu ngay.
Người viết báo có một điều khó khăn nht, tc là tìm chân lý.
Khi một việc xy ra ở đâu, hoặc mình nghĩ được một điều gì mới, tất phải cầm bút viết ngay. Những câu ta chép, những lời bình lun phê phán của ta mà đng đắn, xác lý, tất trong lòng vui sướng hả hê, vì ta đã làm được một việc không thẹn với lương tâm, và ta không phải hối hận vì nhng lời ta nói là có ích cho  người, không di hại cho ai. Đặt bút viết tất phải biên hai ch chân lý” trước mắt, không được đ cho tư lợi, quyền thế nó làm mất sự công bằng của ngòi bút, như vậy mới mong đi ti được đích cn lý”. Điu hay việc phải ta tìm cho đến nguyên ủy mà khéo phô diễn lên mặt báo như một nhà danh họa tô điểm bức tranh cho vui tai, cho đẹp mắt độc  giả, nng bao giờ cũng đúng sự thực, cũng có ngụ ý khuyến thiện cải ác trong.
Kể qua giá trị của nhà báo và tư cách người viết báo, nay nói đến người đọc báo. Tờ báo cũng như một quyn sách con, có báo có báo dở, ta cần phải phân biệt lắm. Tờ báo quan hệ nhất có bài xã thuyết vì trong bài ấy nghị luận các việc to tát xy ra trong nước, mc đích tờ báo, chủ nghĩa của tờ báo đều n trong bài xã thuyết. Xem báo cũng như xem sách, phải đ tâm suy nghĩ điều người ta bàn, việc người ta nói, có xác đáng, có chính đnh, phải lọc những điều hay mà noi theo, tìm những điều dở mà công kích, đừng tưởng những đỉều khen chê trên tờ báo là phải là đúng cả. Người ta ai được hoàn toàn, những người từng trải lịch duyệt nhiều, học vấn uyên thâm nói ra hoặc hành động việc gì, ta chớ vội tưởng là tận mỹ tn thiện cả đâu, vậy nên ý tưởng một người không phải là ý tưởng chung của cả mọi người, ta cần phải có con mắt tinh đời.
Thẻ nhà báo của Huỳnh Bảo Thạch, Hà Thành Ngọ báo
Đọc một tờ báo tức như vào một vườn hoa, thứ hoa được cả sắc lẫn hương, có th cỏ hương kng sẳc,sắc không hương, vậy ta nên chọn thật kỹ lấy một đóa đ làm kỷ niệm.
Tôi nói đây chẳng qua sơ lược vì trong một bài vài cột báo không th k tỷ m từng điều trong nghề làm báo.
Kết luận tôi xin nói: Nghề làm báo ở nước ta hãy còn non nt quá, mới có  trong vòng bốn mươi năm nay, trường dạy làm nghề nhà báo chưa có, người đi nước ngoài học làm báo cũng không, cho nên hành động còn nhiều điu sơ xuất. Người làm báo không đi học nghề chẳng qua vì thích mà ra làm, làm lâu rồi quen, cũng như các viên tiu tướng, binh thư chưa thuộc mấy, nhưng cầm quân ra trận nhiu rồi cũng thành một ông tướng lão luyện.
Làm lâu ri quen, quen tc là thành nếp ch không thật sành nghề. Nên đã mầy ai dám tự phụ là người thạo ngh làm báo./.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Hoàng Tích Chu quan niệm về nghề báo và người làm báo



Trần Hòa Bình
(Sưu tầm trên Internet)

Gốc quê làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn (Tỉnh Bắc Ninh), Hoàng Tích Chu sinh năm 1897 trong một gia đình quan lại, cha đã có thời làm tri phủ. Lúc nhỏ ông được học chữ nho, sau chuyển sang học tiếng Pháp. Năm 1921, ông được nhận vào giúp viêc cho tòa soạn tờ Nam Phong. Cũng vào năm này, Bạch Thái Bưởi cho ra mắt bạn đọc tờ Khai hóa và mời Hoàng Tích Chu về làm chủ bút. Dưới bút danh Kế Thương, những bài báo của Hoàng Tích Chu đăng trên tờ báo này đã bắt đầu gây chú ý cho báo giới và bạn đọc. Một năm sau Hoàng Tích Chu rời Khai hóa và nung nấu ý định sang Pháp học nghề báo. Năm 1923, ông vào Nam Kỳ làm phụ bếp trên một con tàu biển, và đã đến được nước Pháp. Năm 1927, Hoàng Tích Chu về nước. Tháng 6 năm ấy, Hà Thành ngọ báo của Bùi Xuân Học ra đời, Hoàng Tích Chu được mời về làm biên tập và Đỗ Văn lo in ấn. Những cách tân trong cách viết và cách trình bày mới lạ đã chưa thuyết phục được bạn đọc. Ngày 15/11/1929, Hoàng Tích Chu cho xuất bản tờ Đông Tây. Bằng ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, trong sáng, mang hơi thở cuộc sống hàng ngày; bằng hàng loạt chuyên mục độc đáo và lối trình bày hiện đại... tờ Đông Tây đã được bạn đọc và báo giới đón nhận nhiệt thành pha nhiều ngỡ ngàng. Cuối năm 1932, Đông Tây bị thu hồi giấy phép xuất bản. Đấy cũng là lúc tờ Thời báo được xuất bản và Hoàng Tích Chu lại được chọn làm chủ bút. Toàn bộ các chuyên mục của Đông Tây đã được Hoàng Tích Chu chuyển sang tờ Thời báo, nhưng tờ này cũng chỉ ra được 20 số thì bị thu giấy phép. Năm 1933, vào đúng ngày 30 Tết, Hoàng Tích Chu qua đời sau một thời gian bị bệnh, hưởng dương 36 năm.
Đầu thế kỷ XX, chỉ sau hơn ba thập niên tính từ thời điểm tờ Gia Định báo ra đời (1865), báo chí quốc ngữ đã đạt được một sự tăng trưởng đáng kể. Các nhà báo sáng lập và hoạt động trong các tờ báo tiếng Việt đã không ngừng mày mò tìm kiếm những phương cách nhằm nâng cao chất lượng các tờ báo của họ, với mơ ước đạt tới sự bình đẳng nghề nghiệp với những tờ báo tiếng Pháp do chính người Pháp thực hiện tại Đông Dương.
Trong số những nhà báo tên tuổi đó, vào thời điểm 1927, nổi lên một gương mặt đặc biệt Hoàng Tích Chu (1897- 1933). Chỉ có 6 năm hoạt động, ông giống như một vệt sao băng để lại những dấu ấn không phai mờ trong lịch sử báo chí Việt Nam. Ông được coi là nhà báo chuyên nghiệp đầu tiên được đào tạo tại Pháp và cũng là người đầu tiên đã táo bạo thực hiện một cuộc cách mạng trong nghề làm báo ở nước ta, bằng cả quan niệm và hoạt động thực tiễn (ông đã làm chủ bút hoặc giữ vai trò yếu nhân 4 tờ báo nổi tiếng: Khai hóa, Hà Thành ngọ báo, Đông Tây, Thời báo). Chính những phát ngôn và hành xử nghề nghiệp của ông đã làm đảo lộn quan niệm về nghề và người làm báo trong đời sống báo chí đương thời, làm thay đổi cách tiếp nhận thông tin từ số đông bạn đọc - những người chưa quen với những thông tin bộc lộ một thái độ quyết liệt về những vấn đề xã hội, chính trị... Và ông, như một lẽ đương nhiên của kẻ đi tiên phong, đã hứng chịu rất nhiều búa rìu của dư luận - chủ yếu là từ các đồng nghiệp vẫn theo lối làm báo cổ hủ ở xứ ta (Tế Xuyên). Dẫu có thể còn có những cách nhìn khác nhau về Hoàng Tích Chu, nhưng khi nhắc đến ông và các tờ báo mà ông đã thực hiện, đặc biệt là tờ Đông Tây, người ta không thể không thừa nhận những tác động tích cực của hiện tượng Hoàng Tích Chu và Đông Tây đến đời sống báo chí Việt Nam đương thời và mấy thập niên về sau. Ông xứng đáng với danh hiệu người đầu tiên cách tân báo chí Việt Nam.
Trở lại thời điểm 1929, thời điểm mà Hoàng Tích Chu, một khách giang hồ hơn là một du học sinh đã từ Pháp trở về được hai năm, bắt đầu gây sốc với báo giới nước nhà và bạn đọc bằng việc tung ra tờ Đông Tây. Có thể nói Hoàng Tích Chu và Đông Tây đã thẳng thắn đối diện với số đông các nhà báo và các tờ báo đương thời còn đang quanh quẩn trong một lối làm nghề trì trệ, trước hết bằng những quan niệm rất mới mẻ của một nhà báo chuyên nghiệp cộng với nhiệt huyết của một thanh niên thời đại mới - một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu kết hợp văn hóa Đông - Tây lúc bấy giờ.
Ông đã đánh giá và có quan niệm như thế nào về nghề và người làm báo ở nước ta lúc đó?
Trong bài báo nổi tiếng Nghề làm báo ngày nay (Đông Tây số 2, ra ngày 2-12-1929), một bài báo gây sóng gió trong làng báo đương thời, Hoàng Tích Chu đã nói thẳng: Nghề làm báo ở nước ta cho đến ngày nay vẫn chưa phải là một nghề theo nghĩa đúng của nó vì ở nước ta chưa có trường dạy về báo chí. Chúng ta xem đó là một trò tiêu khiển về tinh thần, ký giả chỉ là những người lĩnh lương, tức là những người làm công, vì vậy ký giả làm việc miễn cưỡng.
Ai sẽ trước hết phải chịu trách nhiệm về thực trạng này? Hoàng Tích Chu đã rất có lý: Người chịu trách nhiệm lớn là các ông chủ báo. Khi lập tờ báo, ông chủ chỉ chú ý tới vấn đề tiền bạc, thay vì chú ý tới bộ biên tập. Chủ báo quan niệm rằng ký giả là người làm công, ngày hai buổi đến tòa soạn viết xã luận, dịch tin tức để trám cho đầy cột báo (...). Người chủ báo, tuy ở trong nghề, nhưng chưa biết tờ nhật trình có vai trò gì? Nhật báo đối với họ chỉ là những bài xã thuyết cộng với vài tin tức lượm lặt... Có người xem việc lập một tờ báo như mở một tiệm tạp hóa. Chủ báo ít vốn nên không dám chịu tốn kém để mua hoặc tìm tin tức. Họ chỉ trám vào mấy cột báo bất cứ tin tức nào bắt gặp trong báo Tàu hay báo Pháp. Đây là những quy kết xác đáng về trách nhiệm của người chủ bút - những người sẽ gây ảnh hưởng đặc biệt đến diện mạo và khuynh hướng cho mỗi tờ báo. Nhưng vào thời điểm Hoàng Tích Chu đang đề cập, họ đã phần nhiều chưa làm được việc này. Nên nhớ là từ khá lâu trước đó, vào những năm 1907 - 1908, thông qua Văn minh tân học sách, các nhà yêu nước Việt Nam đã đề xuất một trong hai yêu cầu để báo chí có thể góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào canh tân xứ sở: các chủ bút phải được lựa chọn từ hàng ngũ những trí thức Việt Nam ưu tú nhất. Đó là một đề xuất đúng đắn, nhất là trong bối cảnh báo chí thật sự được coi như một phương tiện văn hóa (cùng với nhà trường) để mở mang dân trí, nâng tầm dân tộc.
Hoàng Tích Chu cũng là người luôn đề cao và nhấn mạnh yếu tố văn hóa trong nghề làm báo. Trong cách nhìn của ông, mỗi tờ báo cũng đồng thời là một cơ quan văn hóa, bởi vậy những ứng xử nghề nghiệp cũng phải theo tinh thần đó. Nhân một cuộc bút chiến giữa hai tờ Phổ thông Ngọ báo - cuộc bút chiến có nguy cơ đưa hai cơ quan ngôn luận này rời xa mục đích đi tìm chân lý mà quay ra hạ bệ nhau với những toan tính cá nhân, vị kỷ - Hoàng Tích Chu đã viết bài Thử ngẫm về cuộc bút chiến giữa hai tờ báo đăng trên Đông Tây số ra ngày 22/10/1930. Sau khi tóm tắt nguyên nhân cuộc bút chiến, trong phần Mối cảm tưởng của tôi, ông viết: Tờ báo là nơi công chúng quan chiêm, chỉ có ta khinh độc giả thì ta mới ăn nói một cách sỗ sàng... Một điều tôi rất phàn nàn là trong ít lâu nay, làng báo ta thường hay có thói khích bác, bêu riếu nhau. Hoàng Tích Chu cho rằng nghề làm báo cũng như nhiều nghề khác trong xã hội, phải chịu sức ép của luật cạnh tranh, nhưng - nói theo ngôn ngữ bây giờ - đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh, bằng chính chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo, chứ không phải ganh nhau ở cái chỗ khuynh loát bằng những cách đê hèn, soi mói đời tư nhau ra để hòng giảm giá trị người ta... Bất cứ nghề nào cũng vậy, nói xấu nhau là phạm một điều vô đạo. Kết thúc bài báo đầy ưu tư này, Hoàng Tích Chu kêu gọi các đồng nghiệp: Muốn tăng trình độ cho người đọc báo, ta nên tự tăng trình độ cho ta trước.
Đã hơn 70 năm từ khi bài báo này xuất hiện, nội dung của nó vẫn còn rất nhiều ý nghĩa đối với các nhà báo hôm nay.
Kiểm duyệt báo chí luôn luôn là một vấn đề nhạy cảm trong hoạt động của lĩnh vực này. Chính sách kiểm duyệt ngặt nghèo của nhà cầm quyền Pháp với báo chí đương thời, đặc biệt là với báo chí quốc ngữ, là điều khiến cho những nhà báo tâm huyết như Hoàng Tích Chu thấy sẽ phương hại đến tính năng động tích cực của báo chí, phương hại đến vai trò thật sự của báo chí đối với đời sống xã hội. Dĩ nhiên có rất nhiều nhà báo nhận thức được vấn đề này, nhưng quả cảm như Hoàng Tích Chu thì không phải ai cũng làm được: ông đã cho đăng trên trang nhất Đông Tây ra ngày 12/4/1930 bài Báo quốc ngữ với quyền tự do ngôn luận của tác giả A.E.Babut, đương nhiên cũng là quan điểm của ông và Đông Tây: Khi nào báo chí được tự do, khi nào báo chí có những người xứng đáng chủ trương, thì bấy giờ báo chí đối với dư luận của mọi người sẽ có ảnh hưởng rất sâu xa... Nhiều người rất mong cho ngôn luận được tự do để nâng cao trình độ luân lý của các hạng người trong xã hội. Tuy nhiên, Hoàng Tích Chu ý thức được giới hạn của vấn đề để không rơi vào cực đoan. Bài báo còn có đoạn sau: nên cho báo quốc ngữ ngày nay được hưởng quyền tự do như báo bên Pháp không? (...) ý kiến như sau này: nên bỏ cái chế độ (kiểm duyệt) hiện thời và nên cho báo được tự do, nhưng nên đặt luật riêng để cho khỏi có sự tệ lạm (người viết nhấn mạnh). Đây không phải là một ý kiến cải lương, nó cho thấy sự mềm mỏng của Đông Tây khi đối thoại với nhà cầm quyền, trong nỗ lực đòi (tự do) bằng lời mà Hoàng Tích Chu đã từng đề cập trong cuốn chuyên luận xuất bản từ 1927.
Không chỉ phát ngôn trực tiếp những ý kiến, những nhận xét và những quan niệm như trên về nghề làm báo, thông qua tờ Đông Tây, Hoàng Tích Chu còn muốn mở một cánh cửa để đồng nghiệp và bạn đọc nhìn ra đời sống báo chí thế giới, giúp họ có thêm cơ sở so sánh với báo chí nước nhà và, có lẽ, ông hy vọng những người làm báo Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm có giá trị từ những nền báo chí tiên tiến đương thời. Ông đã từng cho đóng khung và in đậm một câu trích của thi hào Tagore (Ân Độ) trên trang nhất tờ Đông Tây số ra ngày 3/5/1930, như một cách phát biểu quan niệm của ông về vấn đề thu lượm những tinh hoa văn hóa nhân loại trong thời buổi nền văn minh phương Tây đã tràn vào Việt Nam: Ta nên nhận rằng thứ văn hóa cổ không hợp với tình thế ngày nay nữa, nó phải biết thu lấy thứ văn hóa mới của thế giới, đó là cái nghĩa chính về sự tiến bộ trong loài người. Theo tinh thần đó, tờ Đông Tây đã đề cập đến khá nhiều những vấn đề thuộc về lĩnh vực văn hóa, và nó chính là tờ báo đã cung cấp cho bạn đọc nhiều nhất - vào thời điểm đó - những thông tin về báo chí nước ngoài. Trên số ra ngày 27/1/1932, Đông Tây có bài Murayama - ông vua báo Nhật nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tờ Asahi, tờ báo lớn nhất của xứ Phù Tang. Chắc chắn những thông tin về tờ báo này sẽ gây sửng sốt cho bạn đọc lúc ấy: Vốn 6 triệu yên, 3.795 người làm, 40 bộ máy in, 19 chiếc tàu bay, 500 con chim bồ câu để đi thông tin và một đường dây nói riêng từ Tokyo đến Osaka, đó là qui mô vĩ đại của tờ báo Asahi, tờ báo lớn nhất của Nhật Bản, và đó là công cuộc 50 năm nỗ lực không biết mệt của ông Murayama. Người ta có thể thấy đằng sau bài báo này một mơ ước của Đông Tây (và Hoàng Tích Chu), dường như nó cũng ngầm đưa ra một thông điệp: con đường mà Murayama và tờ Asahi đã đi - với tính mục đích của một tờ báo trong hoàn cảnh không mấy khác nước ta ở điểm xuất phát - không phải là điều không tưởng đối với báo giới Việt Nam.
Những vấn đề thuộc về kỹ thuật nghề nghiệp cũng được Hoàng Tích Chu quan tâm. Dĩ nhiên, là người được đào tạo bài bản, ông có điều kiện hơn hết khi nói về những ngón nghề có thể giúp ích ít nhiều cho những đồng nghiệp của ông phần đông còn đang hoạt động trong tình trạng thiếu chuyên nghiệp ở ta. Trong bài viết Hai góc trời hai hạng phóng sự, Đông Tây (số ra ngày 16/01/1932) đã giới thiệu những điểm khác nhau trong cách làm tin và phóng sự giữa các nhà báo châu Âu và châu Mỹ. Những nhận xét khá thú vị, chẳng hạn: Bên châu Âu, muốn đương nổi cái chức trách một người đi nhặt tin chó chết phải có học, học rộng (...) Trái lại, nhà phóng sự các báo bên Mỹ không thế. Họ chẳng cần phải có học vấn rộng. Mà lại phần nhiều là những người vô học hay ít học mới chịu chạy đi nhặt tin chó chết (...) vậy mà các báo bên Mỹ vẫn có đủ tin tức mau chóng một cách lạ thường. Có điểm khác biệt này là bởi Nước Mỹ là một nước rất tiến bộ về đường máy móc. Một ly một tí gì cũng làm theo phương pháp khoa học và vì thế các nhà báo Mỹ cũng ở trong guồng máy tri thức (...) Một tin vặt trước khi xuất hiện trên mặt báo đã phải qua tay năm bảy người gọt nặn. Bài báo kết luận: Các phóng sự Mỹ có giống các phóng sự châu Âu là ở tính lanh lợi, lòng mạo hiểm của họ. ở hai góc trời, châu Âu và châu Mỹ, nghề làm báo cùng tiến bộ mà sao phương pháp làm việc lại khác nhau!. Đây chỉ là một trong không ít ví dụ cho thấy những nỗ lực của Hoàng Tích Chu trong hoài bão đóng góp sự biết sự học của mình vào việc đưa hoạt động báo chí ở nước ta lên tầm chuyên nghiệp.
Hoàng Tích Chu ý thức được một xã hội tiến bộ là một xã hội mà mọi ngành nghề phải có tính chuyên nghiệp cao, mọi công dân đều phải sống với nghề của mình. Quan niệm này đã được ông bộc lộ từ khá sớm trong bài báo Vì sao phải chọn nghề cho con trẻ?: Bọn thiếu niên phải nhận lấy cái chức trách tìm tia ánh sáng, phải chọn cái nghề nghiệp hợp với tài năng, để đến khi đầu bạc, bước ra khỏi vòng hoạt động, ta có thể nói được cái câu này: Tôi còn muốn hăng hái ra làm việc nữa! Mà kiếp sau có làm người thì tôi vẫn con đường này tôi đi, tôi vẫn cái nghệ kia tôi làm. Với nghề làm báo, điều đó lại càng đúng. Nó không chỉ là nghề, mà còn là cái nghiệp.
Những người làm báo trước và cùng thời với Hoàng Tích Chu phần nhiều xuất thân Nho học và một số xuất thân Tây học. Dẫu xuất thân từ nguồn nào thì ở giai đoạn giao thời ấy, họ vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của lối đào tạo truyền thống, lối đào tạo mà Đông Tây từng chỉ trích là cái học khoa cử, cái học hư danh. Những người này đến với báo chí trước hết bằng cả một tinh thần túy tâm văn hóa, và sau nữa như một nghề kiếm sống, với không ít bỡ ngỡ trước một hoạt động văn hóa còn rất mới. Tuy nhiên, là sản phẩm của lúc giao thời lại có nhiều ngỡ ngàng, không phải ai trong số họ cũng có được ngay một cái nhìn chân xác về công việc làm báo. Cũng là cầm bút, nhưng họ có xu hướng đề cao các sáng tạo văn chương, học thuật hơn là viết nhật trình. Hoàng Tích Chu nhận thấy thực trạng này và ông hiểu rằng muốn cách tân nền báo chí Việt Nam thì phải có những con người xứng đáng phụng sự cho nghề báo - những người nhận thức được sứ mạng của nhà báo và có tính chuyên nghiệp cao, những người toàn tâm toàn ý đóng góp tâm trí mình cho lĩnh vực này.
Trọng nghề, đó cũng chính là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng ở người làm nghề, là trung thành với lý tưởng nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn trên đường đời. Trước sau Hoàng Tích Chu đã nhiều lần bày tỏ quan điểm này. Trong bài Thử ngẫm về cuộc bút chiến của hai tờ báo đã dẫn, ông đã viết những dòng thống thiết trước các đồng nghiệp: Khi ta đã cùng nhau dấn mình vào tập cái nghề này, tuy không phải tuyên thệ trước tòa án như các luật sư, nhưng trước bàn thờ bà Chúa Báo, chúng ta con một nhà, đã ký kết một bản giao kèo thầm: Tôi xin trọng nghề!. Thái độ này và những hành xử nghề nghiệp mang tính dấn thân của Hoàng Tích Chu đã có những tác động rất đáng kể đến các nhà báo đương thời, nhất là các nhà báo trẻ. Trong nhiều hồi ký báo chí sau này của các nhà báo thành danh (Phùng Bảo Thạch, Vũ Bằng, Tế Xuyên...), chúng ta thấy họ đều thừa nhận đã chịu ảnh hưởng của Hoàng Tích Chu như thế nào, trong đó có một điều quan trọng: Hoàng Tích Chu đã góp phần giúp họ ý thức được vị thế của nghề báo và của người làm báo.
Là một nhà cách tân, Hoàng Tích Chu dễ dàng nhận thấy tình trạng không rõ ràng giữa Văn và Báo, giữa phương cách hoạt động của Nhà văn và Nhà báo còn tồn tại trong thời buổi báo chí nước ta đang đi những bước ban đầu. Bao lớp trí thức trước và đồng thời với ông đã ôm mộng văn chương bước vào nghề báo. Đó là biểu hiện rõ nhất và kéo dài trong tính thiếu chuyên nghiệp của báo chí nước ta. Ông đã từng khuyên một người như thế - Tế Xuyên - khi thanh niên này bước vào làng báo mà vẫn chưa hiểu rõ công việc: Anh nên kiếm đề tài sinh hoạt trong dân chúng mà viết những bài phóng sự, còn nếu anh chuyên chú vào tiểu thuyết, anh sẽ khó thành một nhà viết báo được. Hơn nữa, dưới con mắt chuyên nghiệp, ông đã giúp nhà báo trẻ phân biệt được công việc viết văn và viết báo: Kẻ viết văn lắm khi không phải là kẻ viết báo, dù là khi mình viết báo, điều tối thiểu là phải biết viết văn. Nhưng con nhà báo còn phải có lối viết riêng nữa: sáng sủa, rõ ràng, khúc chiết và dễ hiểu. Hơn nữa, nhà báo không sống bằng tưởng tượng quá nhiều như nhà văn mà phải sống thiết thực, có óc khoa học và quan sát tinh vi. Những nhận xét của Hoàng Tích Chu quả thật là rất mới so với lúc bấy giờ, khi mà ngôn ngữ thông tấn còn là một điều khá xa lạ với bạn đọc và với không ít các nhà báo, khi mà lối viết kiểu văn chương biền ngẫu vẫn tràn ngập trên các trang báo và vẫn tỏ ra hợp khẩu vị với nhiều người.
Tất cả những quan niệm mang tính cách tân của Hoàng Tích Chu về nghề báo, về người làm báo và cách làm báo, đã được ông thực thi khá triệt để trên tờ Đông Tây. Có người đã ví sự xuất hiện của tờ báo này giống như một quả tạc đạn ném vào làng báo Việt Nam đương thời. Ông với các cộng sự đồng quan điểm (Tạ Đình Bính, Phùng Bảo Thạch, Tam Lang, Vũ Bằng, Tế Xuyên, Lãng Nhân và đặc biệt là Đỗ Văn - người lo trình bày in ấn) đã trình làng một tờ báo tiếng Việt được coi là hiện đại bậc nhất lúc ấy, như một tờ báo bên Tây. Một cái mới xuất hiện không dễ gì đã được số đông chấp nhận ngay, phải mất một thời gian, tờ Đông Tây mới thật sự khẳng định được vị trí của nó trong làng báo và trong xã hội. Có thể coi đó là một hiện tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Đông Tây và những người chủ trương đã đi tiên phong trong việc không lưỡng lự tiếp nhận và học hỏi những kinh nghiệm từ một nền báo chí hiện đại bên ngoài để làm mới mình và họ đã làm mới một cách thành công, phù hợp với bước đi của thời đại./.