Khiemnguyen

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

GIA ĐỊNH BÁO số ra ngày 02/9/1890

Cảo thơm lần giở, vô tình tìm thấy tờ Gia Định Báo ra ngày 02/9/1890, đây là một trong những số hiếm hoi còn lưu trữ được của tờ báo tiếng Việt đầu tiên của lịch sử báo chí Việt Nam. Sau 123 năm tồn tại, được thấy bản chụp một tờ báo đã đi vào lịch sử báo giới, lại trùng hợp với thời gian này thật là cảm động, xin up để mọi người cùng xem:



Báo chí và ngày Quốc khánh 02/9/1945

Cảo thơm lần giở, tìm kho lưu trữ thấy có bài viết về ngày Tết Độc lập của dân tộc Việt Nam, 02/9/1945, xin up lên đây để mọi người cùng đọc. 
Báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền tranh đấu của Việt Minh, số ra ngày 05/9/1945:

 Trung Bắc Chủ nhật, số 261, ra ngày 09/9/1945 có đăng ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 5, có bài Hôm nay là ngày độc lập! Muôn năm Độc lập! Độc lập muôn năm!
Việt Nam dân quốc công báo, số tháng 9/1945

h

Ai quay những thước phim Lễ Tuyên ngôn Độc lập?



Một ngày năm 1974, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đang làm bộ phim tài liệu "Những ngày Bác Hồ ở Tây Âu" tại Pháp thì có một cuộc điện thoại gọi đến khách sạn nơi ông ở. Người bên kia đầu dây nói rằng, có một người bạn nhờ trao hộ món quà vô cùng đặc biệt và phải trao tận tay đạo diễn Phạm Kỳ Nam.
Sau khi đến tận nơi trao gói quà cho Phạm Kỳ Nam, người đó nói rằng “nó rất có ích cho bộ phim đang làm của ông” rồi xin phép đi luôn. Người khách vừa đi thì Phạm Kỳ Nam mở gói quà và ông lặng đi vì xúc động khi thấy dòng chữ trên những hộp phim 16 ly: “Những thước phim tài liệu về Lễ Độc lập 2/9/1945”. Nhưng, những thước phim tài liệu này ở đâu và ai đã quay nó?

Trở lại những ngày tháng 8 cách đây 67 năm, khi đó không khí sôi sục khởi nghĩa bắt đầu từ sự kiện Việt Minh biến cuộc biểu tình của Tổng hội viên chức ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 17/8 thành cuộc biểu dương lực lượng cách mạng của quần chúng. Ngày 19/8, một cuộc mít tinh lớn do Việt Minh tổ chức tại Quảng trường Nhà hát Lớn đã kết thúc bằng cuộc tuần hành thị uy của quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang chiếm đóng các sở, cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn theo lời kêu gọi của Ủy ban Quân sự cách mạng và ngày 20/8, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ và Hà Nội chính thức thành lập. Trước không khí cách mạng trên cả nước, dù đang bị ốm khá nặng nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định rời Tân Trào về Hà Nội vào sáng ngày 22/8. Sáng ngày 26/8, Người chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng tại số nhà 48 phố Hàng Ngang để chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập. Ngày 27/8, tại cuộc họp của Ủy ban Dân tộc Giải phóng, các thành viên đã bầu Người làm Chủ tịch lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ấn định ngày 2/9 sẽ làm lễ tuyên bố nước Việt Nam là quốc gia độc lập, ra mắt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lâm thời. Thời gian quá gấp rút nên công tác chuẩn bị cho ngày lễ được giao cho những cán bộ có năng lực. Việc tổ chức ngày trọng lễ được giao cho ông Nguyễn Hữu Đang, thiết kế lễ đài do kiến trúc sư trẻ Ngô Huy Quỳnh, còn việc chụp ảnh và quay phim được nhà nhiếp ảnh trẻ Võ Văn Lai sốt sắng đảm nhiệm. Nhiếp ảnh thì không lo lắm nhưng quay phim thời điểm đó ở Hà Nội chỉ có nhà nhiếp ảnh Hương Ký và hãng Đông Dương phim. Nhưng Đông Dương phim chỉ còn trên danh nghĩa, thực tế đã không còn hoạt động, cũng không còn máy móc thiết bị nên Võ Văn Lai đã mời Hương Ký và ông này đã nhận lời, hứa cử hai người, một quay phim và một nhiếp ảnh. Vậy ông Hương Ký là ai và tại sao chỉ mình ông này lại biết quay phim và có thiết bị quay phim?
Đầu thế kỷ XX, tại khách sạn Métropole người ta đã chiếu phim tại Grand café bộ phim câm có tiêu đề là “Thần cọp”, có thể khẳng định đây là bộ phim đầu tiên chiếu tại Hà Nội. Tuy nhiên, phải gần 20 năm sau Hà Nội mới có hãng phim đầu tiên. Ngày 11/9/1923, người Pháp công bố thành lập Hãng phim và Chiếu bóng Đông Dương (Indochine Films et Cinéma - IFEC). Ra đời được hơn một tháng, IFEC đã sản xuất bộ phim đầu tiên là “Kim Vân Kiều”. “Kim Vân Kiều” do dàn đào kép của ban tuồng Quảng Lạc thực hiện, Bẩy Tắc đóng vai Hoạn Thư, Tư Lê đóng vai ông Phủ. Sân chùa Láng là bối cảnh dinh Từ Hải, cổng làng Thọ làm cửa vào nhà Tú Bà, bãi tha ma làng Yên Thái là chỗ Kiều viếng mộ Đạm Tiên… Đây là bộ phim câm, độ dài 1.500 mét, quay xong được đưa về Pháp làm hậu kỳ và ra mắt lần đầu tại rạp Palace (nay là rạp Công Nhân, phố Tràng Tiền).
Cùng với IFEC, có một người Hà Nội cũng bỏ tiền ra làm phim, đó là ông Nguyễn Lan Hương (còn gọi là Hương Ký). Cũng như nhiều thanh niên Việt Nam khi ấy, Hương Ký bị bắt đi làm lính thợ, tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Giải ngũ năm 1919, Hương Ký ở lại Pháp học nghề ảnh, sau đó về nước mở hiệu ảnh ở số nhà 86 phố Hàng Trống. Năm 1924, chủ tiệm ảnh Hương Ký đã nhờ một người Pháp hiểu biết về điện ảnh dạy cách làm phim rồi tự thực hiện bộ phim hài đầu tiên có tên là “Đồng tiền kẽm tậu được ngựa”. Phim dài sáu phút, phỏng theo truyện “Cô gái và bình sữa” (La laitière et le pot au lait) trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Phim thứ hai của Hương Ký cũng là phim hài với tựa “Cả Lố”, đang quay thì phải dừng lại vì bất đồng giữa nhà sản xuất với diễn viên. Sau đó, Hương Ký còn quay phim tài liệu “Ninh Lăng” dài 2.000 mét về đám tang vua Khải Định. Tiếp đó là phim “Tấn tôn đức Bảo Đại” dài 800m về lễ đăng quang của Bảo Đại, với chi phí 30.000 đồng (tiền Đông Dương), chiếu tại rạp Palace 27 ngày nhưng chỉ thu được 5.000 đồng, khiến Hương Ký lỗ nặng. Tiếng tăm về phim của người An Nam làm lan sang các tỉnh phía Nam Trung Quốc và tỉnh trưởng Vân Nam đặt hàng Hương Ký làm hai phim tài liệu quay tại Trung Quốc. Nhưng sau khi làm xong bộ phim thứ nhất “Đám tang tướng Đường Kế Nghiêu” (làm năm 1929), không thấy Hương Ký làm phim nữa mà trở về với nghề nhiếp ảnh. Có người cho rằng IFEC đã tác động đến tỉnh trưởng Quảng Tây để dừng dự án vì họ không muốn một hãng phim Việt Nam thành công trong khi họ liên tục thất bại. Sau này tuy không bỏ tiền làm phim nữa nhưng Hương Ký vẫn đam mê phim, mua máy quay, thiết bị in tráng để quay chơi, đồng thời Tây hay ta nếu có nhu cầu quay làm tư liệu thì nhận làm dịch vụ. Như vậy, Hương Ký là nhà quay phim duy nhất ở các tỉnh phía Bắc trong nửa đầu thế kỷ XX.
Trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập, hai nhân viên chụp ảnh và quay phim của nhà Hương Ký được ông Nguyễn Hữu Đang cấp giấy phép đi lại để tác nghiệp ở những khu vực cho phép. Nhưng một tuần sau ngày 2/9, Hương Ký thông báo không quay được vì máy quay trục trặc. Rồi câu chuyện cũng bị chìm đi vì nước Việt Nam non trẻ lúc đó có quá nhiều việc phải làm, và sau đó thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội... Cho đến khi đạo diễn Phạm Kỳ Nam mang những thước phim quý giá về nước thì ông Nguyễn Hữu Đang vì lý do đặc biệt nên cũng không biết. Mãi đến năm 1990, trong bài viết “Những điều còn bí ẩn quanh việc quay bộ phim Ngày độc lập 2/9/1945”, ông Nguyễn Hữu Đang vẫn không tin những thước phim đó do Hương Ký quay vì ông biết sau lễ độc lập ít ngày, quân Tầu Tưởng đưa Vũ Hồng Khanh về nước với âm mưu cướp chính quyền thì Hương Ký đã theo Quốc dân đảng chống lại Việt Minh. Song ông đưa ra một giả thiết khác: có thể những thước phim ấy do chính nhân viên phái bộ Mỹ dưới danh nghĩa đại diện quân đồng minh đã quay. Ông lý giải, với danh nghĩa là đại diện quân đồng minh, họ được quyền đi lại thoải mái trên quảng trường để quay phim, chụp ảnh mà không bị ai cản trở. Tuy nhiên ông Nguyễn Hữu Đang vẫn nghi ngờ vì nếu phái đoàn Mỹ quay thì tại sao họ không tặng lại cho Chính phủ lâm thời mà lại im lặng bao nhiêu năm để rồi nhờ một người mang đến cho đạo diễn Phạm Kỳ Nam với mục đích gì?
67 năm đã trôi qua và cho đến hôm nay, ai đã quay những thước phim về ngày Lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 vẫn còn là điều bí mật.

Nguyễn Ngọc Tiến
Nguồn:http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/558107/ai-quay-nhung-thuoc-phim-le-tuyen-ngon-doc-lap

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG TIẾN TRÌNH PHẤT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM



Lâu nay, khi nghiên cứu mối quan hệ văn học Trung Quốc và Việt Nam học giả Việt Nam chủ yếu nhấn mạnh mặt vượt lên ảnh hưởng to lớn của văn học Trung Quốc để xây dựng nền văn học dân tộc độc đáo. Đó là mặt quan trọng chủ đạo, giúp đánh giá bản thân mọi ảnh hưng. Nhưng việc nghiên cứu các qụy luật của nó cũng có ý nghĩa riêng, nhất là khi địa vị độc đáo của văn học Việt Nam đã được khẳng định trong cộng đồng văn hóa thế giới. Đây là một đề tài lớn mà trong bài này chúng tôi xin phác qua vài nét sơ lược.       
Sự giaou văn hóa Việt Trung vào thời cổ đại, khi tương truyền người Việt có chữ “con nòng nọc” như thế nào, chúng ta còn chưa rõ. Thời Bắc thuộc, từ đầu công nguyên, cho đến khi người Việt Nam xây dựng quốc gia độc lập vào thế kỷ X, mối quan hệ giao lưu không bình thường đã không để lại kết quả gì về thư tịch đáng kể. Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ, nhiều nhà ngữ học cho biết đây là thời kỳ chuyển hóa của tiếng Việt từ đa âm tiết và vô thanh điu sang đơn âm tiết vá có thanh điệu (đặc điểm của ngữ hệ môn Khơme và Nam á mà tiếng Việt thuộc vào) (t187): Quá trình đơn âm tiết hóa và thanh điệu hóa hoàn thành khớp với thời điểm hình thành nền văn học viết dân tộc (thế kỷ X - XV). Tiếng Việt giàu thanh điệu hơn tiếng Hán và đường nét của thành điệu cũng khác, cho nên quá trình nói trên không chỉ do ảnh hưởng tiếng Hán. Nhưng cách đọc Hán Việt cổ từ thời Hán và phát triển vào đời Đường còn lưu giữ bền chặt trong tiếng Việt, cùng với khoảng 60% từ gốc Hán các loại trong từ vựng tiếng Việt đã chứng t tiếng Hán đã ảnh hưởng lớn tới tiếng Việt không ch ngữ âm, từ vựng, mà đặc biệt là phong cách học, làm thành yếu tố nội tại của tiếng Việt, tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận và Việt hóa luật thơ, thể thơ và phong cách thơ văn Trung Quốc (t188).
Văn hóa và văn học Trung Quốc được tiếp nhận và phát huy ảnh hưởng nhiều mặt nhất là vào thời kỳ Việt Nam xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ. Ảnh hưởng này diễn ra qua các mặt và quy luật như sau:
1. Việc sử dụng Hán văn như một phương tiện quản lý, giáo dục, giao tiếp đã tạo ra một dòng văn học chữ Hán: với tư cách là bộ phận không tách rời của văn học Việt Nam. Vị trí có trước của văn tự Hán và văn học chữ Hán đã góp phần thúc đẩy sự ra đời củạ chữ Nôm và văn học quốc âm.
2. Về thể loại văn học, các thể văn học viết chữ Hán có trước từ thế kỷ X hoặc sớm hơn, còn thể loại văn học Nôm xuất hiện sau gn 5 thế kỷ (XV - XVI).
Trong các thể loại văn học Nôm, các thể loại mô phỏng luật thơ phú Hán xuất hiện trước (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bnh Khiêm, Nguyễn Bá Lân) các thể thơ thuần túy Việt Nam như lục bát, song thất lục bát xuất hiện sau (Lê Đức Mao, Hoàng Khài thế kỷ XVI), nhưng thịnh hành và đạt được trình độ chín muồi, điêu luyện và đỉnh cao là vào thế kỷ. XVIII - XIX (Chinh Phụ Ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du). Trong các tác phẩm đạt được đnh cao của Văn học Vỉệt Nam như Chinh phụ ngâm khúcTruyện Kiu, dấu vết ảnh hưởng của văn học Hán là rất đậm. Một tác phẩm nặng về tập cổ, một tác phẩm s dụng ct truyện có sẵn của tiểu thuyết Trung Quốc. Như vậy là văn học Trung Quổc đã ảnh hưởng tới từng bước phát triển của văn học Việt Nam, góp phn vào từng thành tựu của nó.
3. Trong lĩnh vực sáng tác, việc nghiên cứu ảnh hưởng ca văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam cần chú ý đầy đủ đặc điểm của văn học trung đại. Một là, hiện tượng tập cổ, vay mượn, biến đổi, xâu chuỗi các chủ đề, biện pháp nghệ thuật, cốt truyện cổ sẵn là quy luật chung của mọi nền văn học trung đại. Các kiệt tác văn học Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy H, Tây du ký một số sáng tác thơ như cửa Đào Uyên Minh, theo các nhà Trung Quốc hc người Nga, đều có ci biên, xâu chuỗi, dùng lại các tình tiết, câu thơ của người đi trước. Việt Nam và Trung Quốc tuy về cương vực, phong tục đã khác biệt nhau, song về văn học người ta vẫn như cảm thấy có sự tiếp nối nào đó. Các nhà nho Việt Nam, mỗi khi nhắc tới trước tác của danh gia Trung Quốc đều coi như cổ nhân của mình, và tự coi mình là người kế thừa... (xem Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú), cho nên các nhà văn học trung đại Việt Nam sử dụng chất liệu văn học Trung Quốc mà không cảm thấy như là vay mượn nước ngoài (t189).
Quy luật sáng tác trung đại, một mặt, cho phép sử dụng chủ đề, th pháp, cốt truyện có sn, mặt khác lại cho phép tức hứng, ứng tác biến hóa để gửi gắm tấc lòng, do đó nghiên cứú văn học này phải chú ý đầy đủ phần biến cải, ứng tác của nó. Nhu cầu cải biến, ứng tác này rất lớn, có khi lớn hơn việc sáng tạo ra cái mới... Nếu không, làm sao giải thích được là có một bản Hán văn Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Tràn Côn mà có những tám bản diễn ẩm ra tiếng Việt? Tại sao một bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã sáng tạo thành Đoạn trường tân thanh rồi, mà bạn ông là Phạm Quý Thích lại viết thành truyện Hán văn là Kim Vân Kiều tân truyện?.
Hai, ý thức về bn quyền tác giả chưa có. Theo Riptin, thời trung đại chưa khái niệm về s sao chép, ăn cắp văn, và cũng do đó mà chưa có ý thức tôn trọng văn bản người khác. Nguyễn Huy Tự diễn nôm Hoa tiên ký của tác giả vô danh Trung Quốc, thành Hoa tiên truyện, đến lượt mình Nguyễn Thiện lại nhuận sắc văn của Huy Tự; Cao Bá Quát đọc truyện Hoa tiên lại cũng muốn sửa chữa, nhuận sắc, nhưng do không có điều kiện đành thôi... Cũng vậy, theo Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Du viết xong truỵên Kiều, đưa cho Phạm Quỹ Thích nhuận sắc, và sau nàyc nhà khảo đính còn tiếp tục cho ra nhiu dị bản khác. Một tác phẩm có thể do nhiều người viết (Tây sương ký, Hồng Lâu mộng, Hoàng Lê nhất thống chí).
Ba là, các tác giả cũng chưa có ý niệm rõ ràng về dịch và cải biên, phóng tác, sáng tác (t190). Trong văn học Việt Nam trung đại, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cùng tồn tại và phân biệt về phong cách tao nhã, văn chữ Nôm ngoài phong cách tao nhã, còn có thêm phong cách gần gũi, suồng sã. Trong điều kiện đó dịch là một hành động sáng tác để tạo được một tác phm Nôm đua tranh vẻ đẹp cùng nguyên tác - Mộng liên đường, chủ nhân đề tựa Truyện Kiều gọi nó là dịch phẩm, nhưng khi bình luận thì coi như là tác phẩm sáng tác. Do vậy, mặc dù có những tác phẩm dịch xuất sắc đầu thế kỷ XIX, song văn học dịch thực sự ch ra đời vào đầu thế kỷ XX. Hu hết thơ văn Trung Quốc đến thời kỳ này mới được dịch ra tiếng Vỉệt. Do đó, trước thế kỷ XX, rất khó phân biệt tác phẩm dịch, sáng tác và phóng tác. Bỏ qua đặc điểm văn học trung đại sẽ không đánh giá đúng quan hệ ảnh hưởng và sáng tạo.
4. Những ảnh hưởng văn học đích thực dù thời nào cũng thông qua tiếp nhận, lựa chọn và sáng tạo, chứ không phải là sự sao chép, lặp lại giản đơn. Đặc sắc của văn học Việt Nam như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đốí với tác động ảnh hưởng của nước ngoài. Về điểm này có th khái quát mấy nét chính đã được mọi người công nhận n sau: Một là về ch đ, nhìn chung văn học Việt Nam lựa chọn các hình thức, phương tiện để thể hiện lòng yêu nước, yêu còn người của mình. Hai là, về mặt triết học, người Việt Nam có cách tiếp nhận riêng về tư tưng Nho, Phật, Lão. Trong nền văn học của người Trung Hoa, người Việt Nam đặc biệt yêu chuộng các tác phẩm viết về tình yêu quê hương, gia tộc, bạn bè, thiên nhiên, tình yêu đôi lứa, thương tiếc tuổi xuân... Thơ vần Việt Nam tiếp nhận (191) nội dung nhân tính phổ biến được thể hiện đậm đà trong văn học Trung Quốc. So sánh tập thơ Đường do Tản Đà dịch với thơ Đường Trung Quốc, so sánh Chinh phụ ngâm khúc với thơ Trung Quốc sẽ cho ta nhận thức đó. Văn học Việt Nam thiên về chất trữ tình mà ít phát triển ý thức tự sự. Đặc điểm này làm cho các nhà văn Việt Nam ít tiếp thu các thể loại tự sự lịch sử lớn, hoặc các yếu tố văn xuôi của văn học thị dân. Khi kể lại chuyện Tô công phụng sứ hay truyện Vương Tường thì tác giả việt Nam chuyển nó thành một chuỗi bài thơ trữ tình. Sáng tạo Truyện Kiều trên cơ sở tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (bản 20 hồi) ta thấy nhà thơ Việt Nam lược bỏ hầu hết các yếu tố văn xuôi như các cốt truyện mưu mẹo, các tình tiết tình dục (tác phẩm này được liệt vào trong danh sách 112 tác phẩm văn học tình dục cổ điển của Trung Quốc). Các chi tiết hành hạ người có tội, các chỉ tiết treo gương liệt nữ và sự nghiệp bất hủ... để làm nổi bật tính cách Kiều, một số phận đáng thương. Tác giả cũng tước bỏ yếu tố lịch sử, làm cho lai lịch Từ Hải thêm mơ hồ, bay bổng. Nhà văn Việt Nam cũng thay đổi điểm nhìn trần thuật, kể chuyện theo cái nhìn bên trong, khác với cái nhìn rối vụn, thiếu nhất quán vốn có của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc, làm cho thế giới nội tâm của Kiều nổi bật lên. Và Truyện Kiều đầy ắp chất trữ tình. Việc Nguyễn Du tước bỏ các chi tiết văn xuôi của nguyên tác có nhiều lý do. Một trong các lý do đó, theo chúng tôi là nhãn quan thơ trữ tình, ở văn học Trung Quốc tiểu thuyết và thơ đối lập nhau một cách gay gắt: thơ giản lược chi tiết tới mức thấp nhất còn tiểu thuyết thì ngồn ngộn chi tiết (t192). Nguyễn Du đã san bớt chi tiết để phát huy các chủ đề trữ tình thường gp trong thơ cổ và thơ Đường như nhớ quê hương, buồn ly biệt, tống biệt, thương lưu lạc, cảm thân thế, tảo hành, hoài cổ... làm cho tác phẩm có nhiều đoạn t cảnh tình cảnh giao hòa xúc động lòng người. Ngôn ngữ Truyện Kiều đầy ắp ẩn dụ, phát huy cao độ ngôn ngữ ý tưng của thơ cổ điển. Đồng thời ông lại sử dụng câu tiểu đối một cách phổ biến đúng như Phan Ngọc nhận xét, nhưng đó cũng là ảnh hưởng của cú pháp thơ Đường. Có thể nói, trên một mức độ lớn Nguyễn Du đã thơ hóa Truyện Kiều bng nhãn quan thơ Đường.
5. Bước sang thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã tiếp xúc với nguồn tác động mới. Văn học Việt Nam phát triển, hiện đại hóa. Việc hiện đại hóa văn học ở Trung Quốc và Việt Nam hu như xảy ra đồng thời. Văn học Trung Quốc cận, hiện đại với tư cách là văn học nước ngoài đã có ảnh hưởng không nhỏ về mặt tư tưng nghệ thuật. Song ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung quốc như một yếu tố nội tại vẫn không giảm sút. Trong phong trào thơ mới 1932 - 1945 ảnh hưởng thơ Đường vẫn rất đậm trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Thâm Tâm... trên một mức độ nhất định ta có thể tán thành với ý kiến của Leon Van Đermetsơ là: “ở Nhật, ở Trung Quốc, Việt Nam và Singapore ánh trăng thu đã được chiêm ngưỡng bằng con mắt của Lý Thái Bạch”.
nh hưởng của văn học Trung Quốc đối với Việt Nam là ảnh hưởng kép. Là một hiện tượng văn học nước ngoài, văn học Trung Quốc ảnh hưởng tới văn học Việt Nam như mọi văn học nước khác (t193). Đồng thời văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam như một yếu t nội tại, tiềm ẩn trong truyền thống văn học Việt Nam. Trong thời hiện đại yếu tố tim ẩn này đang giảm bớt trong những thế hệ không học chữ Hán, song nó không bao giờ mất đi, bởi đã ăn sâu vào trong văn học cổ điển của dân tộc.

Nghiên cứu nghệ thuật, số 9/1994